Tạp chí VOGUE gợi ý 29 món ăn ngon của Việt Nam nhất định phải thử
Ẩm thực Việt Nam là sự kết hợp hài hòa, cân bằng giữa từng nguyên liệu và phong phú, đa dạng giữa mỗi vùng miền. Bên cạnh phở và bánh mì là hình ảnh đặc trưng khi nhắc đến ẩm thực Việt, thực tế có rất nhiều món ăn khác không kém phần tinh túy, hấp dẫn.
Dưới đây là 29 món ăn ngon mà tạp chí quốc tế nổi tiếng Vogue đã lựa chọn và đề xuất cho khách du lịch khi ghé thăm Việt Nam.
1. Bánh xèo
(Ảnh: TITC)
Đầu tiên là một loại bánh mặn được làm từ bột gạo và chút bột nghệ, bên trong rải thịt heo xay, tôm và giá đỗ. Bánh thường được gói trong rau xà lách hoặc bánh tráng mỏng cùng một ít rau thơm và chấm với nước mắm.
2. Bánh khọt
(Ảnh: TITC)
Bánh khọt cũng tương tự như bánh xèo, cùng sử dụng một loại bột nhưng khác nhau về hình dáng. Bánh khọt có hình tròn nhỏ, giống như một chiếc bánh xèo mini, được đặt thêm tôm ở giữa, bên ngoài giòn rụm còn bên trong mềm dẻo. Những chiếc bánh có kích thước vừa ăn này được chiên trong một chiếc chảo gang với nhiều khuôn nhỏ.
3. Bún riêu
Có một vài biến tấu của món bún này, nhưng về cơ bản nước dùng của món ăn là từ cua và cà chua. Gạch cua tạo cho món ăn mùi thơm hấp dẫn, trong khi cà chua sẽ tạo màu đỏ và một chút vị chua thanh cho nước dùng. Bún riêu thường dùng bún sợi nhỏ, ăn chung có thể bao gồm thịt viên, thịt ba chỉ, đậu hũ chiên, cá, ốc.
4. Gỏi cuốn
Nhắc đến Việt Nam, không ai là không biết đến món nem rán, thế nhưng một món ăn “tươi”, nhẹ nhàng và thanh đạm hơn chính là gỏi cuốn. Những lát thịt heo thái mỏng cùng tôm, xà lách, rau thơm và bún được gói chặt trong một chiếc bánh tráng mỏng, sau đó nhúng vào nước chấm.
5. Thịt kho tộ
Đối với món ăn gây nghiện này, các miếng thịt heo thái khối được om trong nước đường trưng và nước mắm đến khi chín mềm và có màu nâu đẹp mắt. Được phục vụ trong nồi đất, món ăn thưởng thức ngon nhất cùng cơm và rau luộc. Những ai không thích thịt mỡ và thích ăn thủy-hải sản có thể thử món cá kho tộ (thường được làm bằng cá trê).
6. Bún bò Huế
Đôi khi chỉ gọi là bún bò, Huế biểu thị nguồn gốc của món ăn. Nước dùng từ thịt bò được chế biến với nhiều sả, nêm với mắm ruốc, dầu điều. Khác với bún riêu, bún bò sợi tròn, to, trơn và hơi dai, ăn cùng với các loại thịt, giá, rau thơm. Món ăn là sự cân bằng tuyệt vời giữa tất cả vị chua, cay, mặn, ngọt trong một bát.
Rau muống là loại rau phổ biến do đặc điểm khí hậu ở Việt Nam. Cách ngon nhất là xào chung với tỏi, có thể nêm thêm một chút nước nắm và đường. Mặc dù việc chế biến đơn giản nhưng có thể lại đem lại kết quả vượt mong đợi.
8. Cao lầu
Món mì đặc sản Hội An nhất định phải thử khi đến khu phố cổ. Người ta nói rằng, nước dùng để làm món ăn này được lấy từ giếng Bá Lễ cổ và màu vàng của sợi mì được trộn với tro củi tràm từ mảnh đất Cù Lao Chàm. Bày trong bát còn có thịt heo thái lát mỏng, bánh gạo giòn cùng một ít rau thơm, sau đó trộn với nước dùng trong bát. Sự pha trộn này tạo nên một hương vị đầy hấp dẫn.
Video đang HOT
9. Bánh cuốn
Bánh cuốn thường được bọc với thịt xay và mộc nhĩ, sau đó phủ một lớp hành khô và chấm với nước mắm. Có thể ăn kèm với chả miếng hoặc trứng. Nên ăn bánh cuốn khi còn nóng mềm.
10. Bò lúc lắc
Thịt bò thái khối áp chảo với tỏi, hành tây, tiêu đen và nước tương. Món ăn đi kèm với salad, cà chua và dưa chuột. Đây là một món ăn khá đơn giản nhưng lại rất ngon miệng.
11. Bún thịt nướng
Bún thịt nướng là món ăn được yêu thích ở cả 3 miền. Bún sợi nhỏ ăn cùng thịt heo nướng, có thể thêm nem rán, bên trên có một ít rau thơm, đậu phộng, su hào và cà rốt muối.
12. Bún chả
Có nguồn gốc từ Hà Nội, bún chả là một trong những món ăn phổ biến nhất ở thủ đô. Những lát thịt heo và thịt heo viên được nướng trên than hoa, khi dùng sẽ để trong bát nước chấm, còn bún được đặt riêng ở đĩa. Ăn kèm là các loại rau thơm, rau sống.
13. Gỏi xoài
Nếu đang thèm một thứ gì đó tươi ngon và nhẹ nhàng, thì món salad này chính là điều bạn đang tìm kiếm. Cà rốt, xoài và một số loại rau thơm được trộn với nhau cùng nước sốt đặc trưng. Sau đó rải lên trên là tôm hoặc thịt bò khô, thêm hành khô và đậu phộng rang để tăng thêm độ giòn cho món ăn.
14. Canh chua
Món canh chua ngọt thanh mát này gồm có nước dùng me và thường được nấu với cá, dứa, cà chua cùng đậu bắp hay dọc mùng. Món ăn phần nào gợi nhớ đến tomyum của Thái nhưng không có chanh và sả.
15. Thịt luộc tôm chua
Thịt heo ba chỉ luộc cùng các loại rau thơm, rau sống và tôm chua làm nên hương vị chính của món ăn này. Thịt luộc tôm chua có thể ăn cùng bún hoặc bánh tráng.
16. Hến xúc bánh đa
Khi nhâm nhi một cốc bia, hãy gọi một đĩa hến xào này. Bánh đa mè giòn đóng vai trò vừa là đồ ăn vừa là đồ đựng khiến nó vừa tuyệt vời về cả hương vị, lại vừa độc đáo về cả cách dùng.
17. Bánh bèo
Đối với những người thích thưởng thức kết cấu dẻo và dai của mochi, bánh bèo có thể sẽ là hương vị mà bạn hằng mong đợi. Ở giữa chiếc bánh tròn nhỏ sẽ được lấp đầy với tôm khô, hành lá và hành khô. Rưới một ít nước mắm lên sẽ có một món ăn nhẹ tuyệt hảo.
18. Bánh bao
Những chiếc bánh bao hấp truyền thống thường có nhân thịt heo xay, mộc nhĩ, trứng cút và miến. Có thể tìm thấy món ăn này ở những cửa hàng trên phố, đây là bữa sáng quen thuộc và ngon miệng của người dân Việt Nam.
19. Cháo
Cháo là món ăn có mặt ở khắp mọi nơi trong ẩm thực châu Á. Cháo có thể ăn cùng với nhiều loại thịt như thịt heo, thịt gà, lòng… Đây là món ăn đặc biệt tốt cho người ốm hoặc người bị bệnh.
20. Cơm tấm
Cơm tấm là một trong những món ăn dân giã phổ biến ở miền Nam. Cơm tấm thường ăn cùng thịt heo nướng, bì heo, trứng ốp la, nem rán.
21. Mì xào mềm
Mì xào được trộn cùng nước tương và dầu hào, kết hợp với rau và thịt tự chọn. Món ăn không quá đặc biệt nhưng có thể thường xuyên thay đổi để đa dạng cách thưởng thức.
22. Gà tần
Nếu bạn đang tìm kiếm một món ăn kèm những vị thuốc bổ dưỡng cho sức khỏe, gà tần chính là liều thuốc bổ mà bạn cần. Những miếng thịt gà được hầm cùng nhiều loại rau và thảo mộc, tạo cho nước dùng một màu nâu sẫm. Đây là một món ăn phổ biến ở Hà Nội và có thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào trong thành phố.
23. Hủ tiếu
Thêm một món sợi phổ biến khác ở miền Nam Việt Nam, hủ tiếu có một số phiên bản khác nhau, có thể chan cùng với nước hầm xương heo hoặc ăn trộn với nước sốt. Món ăn được làm từ sợi hủ tiếu (sợi bột năng), tuy nhiên ở một số cửa hàng có thể dùng sợi mì gạo hoặc sợi mì trứng. Nhân bao gồm thịt heo, thịt bò, thịt gà và hải sản, ăn kèm là các loại rau sống và rau thơm.
24. Xôi
Xôi trong ẩm thực Việt Nam đóng vai trò như một món ăn chính, có thể là xôi mặn hoặc xôi ngọt. Xôi mặn thường có đậu phộng, ruốc, thịt, hành khô, đậu xanh; trong khi đó xôi ngọt thường là xôi dừa, xôi cốm. Ở miền bắc, xôi ngũ sắc đặc biệt phổ biến và có ý nghĩa, được lấy màu từ các loại rau củ khác nhau. 5 màu tượng trưng cho ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.
25. Bột chiên
Bột chiên được làm từ bột mì hấp cắt miếng vừa ăn, sau đó đem chiên với trứng và hành lá, ăn kèm với nước tương. Đây là một món ăn phổ biến và dễ kiếm, thường được bán vào buổi tối ở miền Nam.
26. Lẩu
(Ảnh: TITC)
Bữa cơm gia đình là một phần không thể thiếu của văn hóa châu Á và cũng là một trong những phương thức tuyệt nhất để tham gia vào những buổi tụ họp vui vẻ. Món lẩu của người Việt thường có nước dùng chua ngọt, thêm chanh, sả, cà chua, ớt và các loại rau thơm.
27. Bò né
Được ví như phiên bản bít tết Việt Nam, bò né là một món ăn rất được yêu thích. Được lấy cảm hứng từ Pháp, thịt bò ướp được làm chín cùng với cà chua, hành tây, trứng và pate trên chảo gang nóng với bơ. Món ăn thường được phục vụ kèm với bánh mì nướng giòn.
28. Mì Quảng
Bắt nguồn từ tỉnh Quảng Nam, món ăn này sử dụng mì sợi dẹt như bánh phở và có màu từ nghệ, nước dùng là nước hầm xương cô đặc và tôm. Thịt được sử dụng phổ biến nhất là thịt heo và tôm, ăn kèm có rau thơm và bánh tráng nướng, có thể thêm một ít lạc ăn cùng.
29. Bò kho
Bò kho là một món có hương vị đậm đà. Nước dùng được đun trong nhiều giờ, có độ sệt và sánh, ninh cùng với các loại sả, hoa hồi, đinh hương, quế, hành và tỏi. Những miếng thịt bò được thái nhỏ trước khi cho vào nồi cùng với cà rốt đến khi tất cả đều mềm. Một chiếc bánh mì nóng giòn ăn cùng với bò kho làm cho món ăn trở nên trọn vẹn hơn.
Mẹo xào rau muống giòn ngon, xanh mướt như ngoài hàng
Để chế biến được đĩa rau muống xào tỏi thơm ngon dân dã nhưng chuẩn ngon, bạn có thực hiện theo các bước dưới đây.
Nguyên liệu:
- 1 bó rau muống
- 2 - 3 củ tỏi
- Gia vị: Dầu ăn, nước mắm, đường, hạt nêm, tiêu
Cách làm:
- Rau muống mua về nhặt thành khúc khoảng 10cm, bỏ lá hư và cọng già, rửa sạch rồi để ráo. Tỏi đập dập rồi băm nhuyễn.
- Chần sơ rau muống qua nước sôi với 1 chút muối rồi nhanh tay cho vào chậu nước đá lạnh. Cách làm này sẽ giúp rau muống giòn hơn và giữ được màu xanh mướt.
- Cho 3 - 4 muỗng dầu ăn vào chảo, đến khi dầu nóng thì cho tỏi vào phi thơm. Tiếp đến cho rau vào đảo đều, nêm nếm nước mắm, hạt nêm và đường sao cho vừa ăn rồi tắt bếp. Cho rau muống ra đĩa và rắc thêm tiêu để món ăn thêm đậm đà.
Lưu ý khi làm rau muống xào:
- Bạn cần thực hiện hãm rau, tức là cho rau luộc vào tô nước đá để cọng rau muống giữ được độ giòn và có màu xanh đẹp.
- Dầu ăn để xào rau bạn cho nhiều một chút, khoảng 1 muỗng canh dầu ăn sẽ giúp cho cọng rau được bóng mượt và bắt mắt hơn.
- Nếu số lượng rau nhiều quá thì bạn nên chia làm nhiều đợt để đảm bảo rau khi xào hoặc luộc được chín đều và gia vị thấm hơn.
- Khi xào rau xong, bạn nên vắt thêm một chút nước cốt chanh để giúp món rau muống xào tỏi trở nên đậm đà, thơm ngon hơn.
- Bạn có thể rang thêm chút đậu phộng hoặc rắc thêm chút da heo chiên lên trên rau muống để giúp món rau muống xào tỏi ngon hơn.
Lưu ý khi ăn rau muống:
- Với những ai đang có vết thương trên da thì không nên ăn rau muống, vì rau muống có chất làm tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da.
- Trong rau muống có loại ký sinh trùng sán lá ruột tên là fasciolopsis buski, nếu như dùng phải rau ăn sống hay nấu chưa chín kỹ thì loại ký sinh này còn sống và đi vào cơ thể ở trong ruột gây ra hàng loại triệu chứng như đau bụng, ăn không tiêu, dị ứng, tiêu chảy.
- Những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn nhiều rau muống.
Chúc bạn thành công!
Trưa nay ăn gì: Mát mắt cơm hoa đậu biếc dùng kèm thịt rang vị Bắc và đậu hũ chiên mỡ hành Chút mới lạ cho mâm cơm trưa cuối tuần này sẽ gồm cơm nấu với hoa đậu biếc cho màu xanh mát mắt. Tiếp đến, dùng kèm món chính là thịt rang cháy cạnh, đậu hũ chiên mỡ hành và rau muống xào tỏi thân quen. Những năm gần đây, hoa đậu biếc được người nội trợ yêu thích và ứng dụng vào...