Tạp chí Nature xin lỗi vì từng dùng cách gọi ‘virus Vũ Hán’
Tạp chí khoa học Anh Nature đã xin lỗi vì gắn dịch bệnh Covid-19 với Trung Quốc trong các bài viết, cho rằng truyền thông đưa tin như vậy dẫn đến sự kỳ thị đối với người gốc Á.
“Ngoài việc đặt tên cho căn bệnh (là Covid-19), WHO cũng ngầm nhắc nhở những bên đã gắn virus với Vũ Hán hay Trung Quốc trong khi đưa tin – bao gồm tạp chí Nature. Việc chúng tôi làm vậy là lỗi của chúng tôi, và chúng tôi nhận trách nhiệm và xin lỗi”, tạp chí này viết trong một bài đăng ngày 7/4.
“Trong nhiều năm, việc các virus gắn với tên địa danh, khu vực, nơi bùng phát đầu tiên – như hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS), hay Zika (đặt tên theo một khu rừng ở Uganda) – là phổ biến. Nhưng năm 2015, WHO đưa ra hướng dẫn dừng việc đặt tên như vậy để giảm sự kỳ thị và ảnh hưởng tiêu cực như sợ hãi và giận dữ hướng vào cư dân hoặc khu vực đó”, theo bài viết.
Sự kỳ thị từ việc gọi tên virus có “ảnh hưởng đáng lo ngại” đối với các sinh viên từ Trung Quốc và các nước châu Á, “ảnh hưởng tới sự đa dạng trong cộng đồng sinh viên và sự đa dạng về quan điểm trong học thuật”, theo Nature.
Kể từ khi dịch bệnh khởi phát cuối năm ngoái, số vụ kỳ thị người gốc châu Á trên thế giới đã tăng trên thế giới.
Tạp chí Nature cho rằng việc gọi tên virus bằng địa danh cần phải chấm dứt. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Bắc Kinh đã phản đối mạnh mẽ việc gọi tên liên hệ giữa Covid-19 và Trung Quốc.
Nhưng Tổng thống Trump lại thường xuyên gọi “virus Trung Quốc” trước khi quyết định dừng dùng tên đó. Nghị sĩ Eduardo Bolsonaro, con trai của Tổng thống Jair Bolsonaro, từng nói dịch bệnh là lỗi của Trung Quốc.
“Trong khi các nước đang vật lộn để kiềm chế virus corona, một số nhỏ chính khách vẫn giữ các cách nói cũ… Việc tiếp tục gắn virus và dịch bệnh với nơi cụ thể là vô trách nhiệm và cần phải dừng lại”, Nature viết.
Trọng Thuấn
Bồn cầu thông minh có thể nhận diện "lỗ hậu" của bạn và chụp ảnh cho các nhà khoa học nghiên cứu
Nhận diện khuôn mặt xưa rồi, giờ có cả nhận diện hậu môn luôn, tất nhiên là để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học.
Theo 1 bài viết mới đây trên tạp chí Nature, các nhà khoa học tại Đại học Stanford đang tiến hành một nghiên cứu rất độc đáo: Chụp ảnh hậu môn của con người khi họ đi vệ sinh để qua đó kiểm tra và đánh giá tình trạng sức khỏe của họ.
Cụ thể, các nhà khoa học đã phát minh ra hệ thống theo dõi khả năng "xả nỗi buồn" của từng cá nhân cụ thể trong 1 thời gian nhất định. Toàn bộ dữ liệu thu về (chủ yếu là bằng hình ảnh) đều được lưu trữ cẩn thận bằng công nghệ điện toán đám mây, và đóng vai trò quan trọng trong quá trình nghiên cứu vì mục đích sức khỏe cộng đồng. Mặc dù thế giới đã đón nhận rất nhiều mẫu bồn cầu thông minh trong vài năm trở lại đây, nhưng đây có lẽ là lần đầu tiên một chiếc bệ xí lại có khả năng nhận diện và chụp ảnh "cửa hậu" của con người.
Từ việc đi vệ sinh, các nhà khoa học có thể đánh giá tình trạng sức khỏe của con người.
Chiếc toilet đặc biệt này có tên Precision Health Toilet, được trang bị đến 4 camera phục vụ cho các mục đích khác nhau: 1 chiếc chuyên chụp phân, 1 chiếc chụp hậu môn và 2 chiếc theo dõi dòng chảy của nước tiểu. Hệ thống camera sẽ giúp chiếc toilet phân tích chất lượng cũng như phân loại chất thải của con người.
Để tránh nhầm lẫn dữ liệu, Precision Health Toilet còn được tích hợp cả bộ nhận diện 2 lớp để có thể phân biệt được người sử dụng khác nhau và chất thải tương ứng của họ. Lớp nhận diện đầu tiên chính là cảm ứng vân tay được gắn trên cần gạt xả nước. Lớp thứ hai chính là chiếc camera chụp lỗ hậu môn nêu trên. Các nhà khoa học cho biết mục đích của công nghệ bảo mật này là tránh tình trạng nhầm lẫn, xáo trộn dữ liệu trong quá trình trải nghiệm của người dùng.
Giáo sư Seung-min Park, đồng tác giả của bài nghiên cứu độc đáo này cho biết: " Việc sử dụng chất thải và hậu môn của con người như 1 bộ nhận diện sinh trắc học không phải là đề tài quá mới. Từ thế kỷ trước, đại danh họa Salvador Dalí đã từng phát hiện ra trên mỗi lỗ hậu môn có khoảng 35 - 37 nếp nhăn khác nhau, độc đáo giống như vân tay vậy".
Chiếc toilet đặc biệt này được trang bị hệ thống camera và lớp bảo mật cao cấp.
Điều quan trọng nhất trong bài nghiên cứu này là toàn bộ dữ liệu sẽ được gửi lên đám mây thay vì lưu trữ trong chiếc toilet. Giáo sư Park chia sẻ: " Toàn bộ những thông tin thu thập được ở dạng hình ảnh, video đều được chú thích rõ ràng, chi tiết theo từng người dùng cụ thể. Sau đó, chúng được lưu trữ trên đám mây thông qua kết nối không dây để các nhà khoa học có thể dễ dàng tải về và tiến hành nghiên cứu".
Ngoài ra, giáo sư Park cũng nhấn mạnh quyền riêng tư của những người tham gia thử nghiệm là yếu tố được đặt lên hàng đầu trong nghiên cứu này: " Chúng tôi luôn thận trọng với những dữ liệu thu được từ phía người dùng. Quá trình gửi hình ảnh, dữ liệu, thông tin nhạy cảm của họ đều được mã hóa end-to-end để đảm bảo tính bảo mật. Chúng tôi cũng đã sử dụng 1 thuật toán đặc biệt để phân loại dữ liệu ảnh hậu môn, có khả năng tự động xử lý dữ liệu mà không cần sự can thiệp của con người". Ngoài ra, những hình ảnh của người dùng cũng được mã hóa và lưu trữ trong một thiết bị tuyệt đối an toàn.
Quy trình thu thập và truyền tải dữ liệu người dùng đều được mã hóa và bảo mật cẩn trọng.
Cuối cùng, giáo sư Park cho biết sự phát triển của Precision Health Toilet là bước đầu tiên trong quá trình nghiên cứu sức khỏe cộng đồng. Trong đó bao gồm việc chẩn đoán các chứng bệnh phổ biến như u xơ tiền liệt tuyến, hội chứng ruột kích thích và nhiễm trùng đường tiết niệu: " Chiếc bồn cầu đặc biệt này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu sức khỏe của con người. Nó có thể âm thầm quan sát và theo dõi người dùng mà không thực sự can thiệp hay gây ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống của họ".
DG
Sinh vật biển bảo vệ chúng ta khỏi hàng triệu virus Nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng một số sinh vật biển bảo vệ nhiều loài khác trên Trái Đất khỏi hàng triệu virus tồn tại trong môi trường nước. Các nghiên cứu trong quá khứ cho thấy đại dương là nơi sinh sống của hàng chục triệu virus khác nhau. Một mililit nước có thể chứa tới 10 triệu virus. Tuy nhiên,...