Tập Cận Bình và những thử thách mới
Nạn tham nhũng, khoảng cách giàu nghèo, suy giảm tài nguyên, ô nhiễm môi trường, kinh tế tăng trưởng chậm lại và tranh chấp lãnh thổ với láng giềng là các thách thức vô cùng lớn đối với Tập Cận Bình, người sắp trở thành chủ tịch Trung Quốc.
Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình. Dự kiến ông sẽ nhậm chức chủ tích Trung Quốc sau kỳ họp Quốc hội trong tuần này. Ảnh: AP
Những ngày này các phương tiện truyền thông của Trung Quốc liên tục đưa tin người dân ca ngợi và đặt nhiều hy vọng vào tổng bí thư đảng, khi ông sắp trở thành người đứng đầu đất nước sau kỳ họp quốc hội khai mạc hôm nay.
“Tổng bí thư Tập không hề kiểu cách. Ông ấy nói chuyện như một người bình thường”, Tang Rongbin, một nông dân 69 tuổi, nói với AP. Nhà lãnh đạo đến thăm ngôi làng của Tang hồi tháng 12, mang tặng dầu ăn, bột mỳ và tấm chăn ấm.
Ông Tập Cận Bình thể hiện phong cách là một nhà cải cách kinh tế, một bàn tay sắt chống lại tham nhũng lãng phí, một người theo đường lối dân tộc và là một nhà lãnh đạo không màu mè. Tuy nhiên, khi ông được bổ nhiệm vào vị trí chủ tịch nước, sẽ có nhiều kỳ vọng và áp lực hơn dành cho ông.
Trung Quốc phải đối mặt với các thách thức lớn như nạn tham nhũng của các quan chức, khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, suy giảm tài nguyên, ô nhiễm môi trường. Nền kinh tế Trung Quốc cũng tăng trưởng chậm lại và tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng là những điều đáng lo ngại.
Nhiều cuộc biểu tình về vấn đề ô nhiễm môi trường, quản lý đất đai và bổ nhiệm quan chức xảy ra trong thời gian qua. Ngay trước khi ông Tập được bầu làm tổng bí thư trong đại hội đảng năm ngoái, hàng nghìn người biểu tình bên ngoài trụ sở ủy ban thành phố Ninh Ba, miền đông Trung Quốc, để kêu gọi các quan chức ngăn chặn việc mở rộng nhà máy hóa chất.
“Tôi nghĩ có một cuộc cách mạng về sự kỳ vọng. Mọi người nhận ra rằng họ có thể đạt được mục đích, thậm chí bằng việc biểu tình, để những mong muốn của họ được lắng nghe”, Willy Lam, chuyên gia của trường đại học Trung Quốc tại Hong Kong nói.
Trong tuần quan, hàng chục trí thức cũng ký tên vào bản kiến nghị kêu gọi chính phủ phê chuẩn điều ước quốc tế về bảo vệ quyền con người và các quy định của pháp luật. Ngoài ra, một nhóm khoảng 100 bậc phụ huynh của những người đồng tính cũng kêu gọi các nhà lập pháp hợp thức hóa hôn nhân đồng tính.
Cuộc họp hàng năm của các nhà lập pháp Trung Quốc khai mạc vào ngày 5/3, sẽ hoàn thành việc chuyển giao quyền lực cho thế hệ lãnh đạo thứ 5 của Trung Quốc. Ông Tập Cận Bình sau khi kế nhiệm chức vụ tổng bí thư và chủ tịch ủy ban quân sự trung ương của ông Hồ Cẩm Đào, cũng sẽ kế nhiệm chức chủ tịch nước của ông Hồ.
Video đang HOT
Các đại biểu Quốc hội Trung Quốc cũng sẽ bổ nhiệm các chức danh cao cấp của Quốc vụ viện, tức Chính phủ, để điều hành các chính sách kinh tế và đối ngoại. Ông Tập và các nhà lãnh đạo đảng đã thông qua danh sách đề cử trong cuộc họp kín hồi tuần trước. Nhân vật số 2 trong đảng, ông Lý Khắc Cường, được dự kiến sẽ trở thành thủ tướng, điều hành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Một cuộc họp khác của cơ quan tư vấn hàng đầu của chính phủ được khai mạc ngày 3/3, và chủ tịch cơ quan này hứa sẽ hỗ trợ cho ban lãnh đạo mới. Hai cuộc họp của các nghị sĩ và của các cố vấn sẽ kéo dài đến giữa tháng 3, cung cấp cho chính quyền của ông Tập Cận Bình một nền tảng vững chắc để ban hành những chính sách nhằm xây dựng một xã hội thịnh vượng, vững mạnh và công bằng hơn, điều mà ông đã hứa trước công chúng.
Ông Tập lên nắm quyền đúng vào thời điểm xuất hiện nhiều vụ bê bối trong đảng nên ông hiểu được suy nghĩ của người dân chán ghét sự tham nhũng, lạm quyền và hy vọng đất nước phát triển mạnh mẽ hơn dưới sự lãnh đạo của ông.
“Ông ấy đón nhận những thử thách và cho họ những sự lựa chọn. Ông ấy tạo cho họ niềm hy vọng và kỳ vọng lớn”, Cheng Li, chuyên gia về chính trị Trung Quốc tại Viện nghiên cứu Brookings ở Washington, nói.
Ông Tập đã tới thăm tỉnh Quảng Đông, khu vực thử nghiệm cải cách thị trường, nơi đã biến Trung Quốc thành công xưởng của thế giới và trở thành nền kinh tế số 2 toàn cầu, như để gắn mình với công cuộc cải cách dù ông chưa đưa ra đường lối cụ thể cho sự thay đổi.
Ông cũng dừng lại ở Luotuowan, vùng nông thôn cách Bắc Kinh 350 km về phía tây nam và các làng quê khác để cho thấy mối quan tâm của mình với những người có cuộc sống khó khăn. Ông cũng dùng quan điểm dân tộc, sử dụng đường lối cứng rắn với Nhật Bản trong tranh chấp trên biển và tới thăm các đơn vị quân sự để thể hiện các cam kết với nền quốc phòng của quốc gia.
Tuy nhiên, ông không làm hài lòng những người mong muốn cải cách chính trị sâu sắc hơn nữa. Dù ông tán thành việc các quan chức nhà nước phải tuân thủ đạo đức và pháp luật, vẫn có những người phản đối cách quản lý ở khu vực như Tây Tạng.
Có những ý kiến cũng cho rằng những điều ông Tập làm được trong hơn 3 tháng qua từ khi nhậm chức Tổng bí thư, là những chiến dịch tuyên truyền bình thường, mang tính biểu tượng hơn là hành động thực chất.
Ông đề ra phong trào không dùng thảm đỏ, xe hộ tống và những chi phí hình thức lãng phí khác. Truyền thông nhà nước cho biết ông thích những bữa ăn đơn giản hơn các tiệu chiêu đãi trong các chuyến thăm tới địa phương. Ông tuyên bố loại trừ tham nhũng từ cấp thấp đến cao, tiêu diệt cả “hổ” và “ruồi” cùng một lúc.
Tuy nhiên, cho đến nay mới chỉ có “ruồi” bị đánh gục. Một loạt các quan chức cấp thấp đã bị trừng trị sau khi bị phát hiện có nhiều tình nhân hoặc có những tài sản không chứng minh được nguồn gốc. Quan chức cao nhất đến nay bị phanh phui tội lỗi là một phó bí thư tỉnh ủy, bị cáo buộc có dính líu đến các hợp đồng mua bán bất động sản phi pháp.
Nhiều người Trung Quốc hoài nghi, không cho rằng ông Tập sẽ thực hiện những biện pháp mạnh mẽ để diệt tận gốc tệ tham nhũng đã bén rễ sâu. Loại bỏ tham nhũng đòi hỏi sự thay đổi lớn trong văn hóa của giới quan chức.
“Liệu có phải như những quyết tâm từng có trước đó, chỉ dừng lại ở những phát biểu mà không có nỗ lực hiệu quả nào theo sau để khống chế tham nhũng”, Ren Jianming, chuyên gia về chống tham nhũng thuộc đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh nói. “Chúng ta chưa được thấy nhiều biện pháp cụ thể về vấn đề này”.
Một số người Trung Quốc muốn đảng cho phép các ban chống tham nhũng hoạt động độc lập và yêu cầu các quan chức kê khai tài sản công khai. Một hệ thống đi vào hoạt động từ năm 2010 yêu cầu các quan chức báo cáo thu nhập, bất động sản sở hữu và các tài sản khác, để cơ quan này giám sát chứ không công khai, nhưng cũng ít nhiều ngăn chặn được tham nhũng.
“Tôi nghĩ rằng, ông Tập nên đi đầu”, Wang Yukai, một chuyên gia về chống tham nhũng thuộc Học viện Hành chính Quốc gia Trung Quốc, nơi đào tạo các quan chức cấp tỉnh và cấp bộ, nói. “Các thành viên Ban thường trực Bộ Chính trị cũng cần khai báo thông tin về vợ hoặc chồng và con cái của họ. Điều này sẽ mở đường cho những khai báo của các quan chức khác trong tương lai”.
Nhiều chuyên gia ủng hộ cơ chế kê khai tài sản khi họ tham dự cuộc họp với ông Vương Kỳ Sơn, người đứng đầu mới của cơ quan chống tham nhũng của đảng, hồi tháng 11, ông Ren, người tham dự cuộc họp, cho hay.
“Có rất nhiều kỳ vọng từ công chúng về việc phòng, chống tham nhũng và với tư cách là người đứng đầu, ông ấy phải giữ được sự bình tĩnh và hợp lý. Thật dễ dàng để gây dựng hy vọng cho công chúng, nhưng nếu không thực hiện được thì ông sẽ chỉ nhận được sự thất vọng của mọi người”, chuyên gia về chống tham nhũng này nói.
Theo VNE
Ấn Độ trao tiền trợ cấp trực tiếp cho dân
Từ tháng 1/2013, Ấn Độ sẽ phát tiền trợ cấp trực tiếp thay vì hàng hóa cho dân nghèo nhằm ngăn chặn tham nhũng, cắt giảm các loại "cửa" trung gian khiến hàng trợ giá khi đến tay người dân đã bị cắt xén!
Báo Wall Street Journal cho biết chính phủ sẽ chuyển trực tiếp 40.000 rupees (720 USD) mỗi năm cho mỗi hộ gia đình nghèo. Số tiền mặt này sẽ thay cho số tiền mà chính phủ hiện dùng trợ giá các mặt hàng thiết yếu cho họ như nhiên liệu, phân bón, thực phẩm. Do đó, các hàng hóa này sẽ không có giá trợ cấp nữa.
Trước đây, đã có rất nhiều ý kiến phàn nàn chỉ một phần nhỏ hàng trợ giá đến được tay người nghèo. Do nạn tham nhũng ở tất cả các cấp, thủ tục hành chính rườm rà, kém hiệu quả, gây lãng phí khiến hàng trợ giá khi đến được với dân đã bị bốc hơi, cắt xén qua đủ các loại "cửa" trung gian.
Ảnh hưởng tới 720 triệu dân
Chương trình đổi hàng thành tiền này sẽ ảnh hưởng tới ít nhất 720 triệu người nghèo nhất ở Ấn Độ. Các khoản chi cho các chương trình phúc lợi xã hội như hỗ trợ giá phân bón, đảm bảo có công ăn việc làm cho dân vùng nông thôn sẽ hầu như không đổi, vẫn ở mức 4.000 tỉ rupees (71,9 tỉ USD)/năm.
Ban đầu chỉ có các chương trình trợ cấp hoặc phúc lợi liên quan tới 29 chương trình xã hội như học bổng hoặc y tế sẽ thay đổi. Tiếp đó chính phủ sẽ mở rộng ra các chương trình trợ cấp lương thực, phân bón, khí đốt. Trong một số trường hợp như khí đốt, tiền hỗ trợ chỉ dành cho nhà nào có dùng khí đốt nấu ăn.
Kế hoạch trao tiền trực tiếp cho người nghèo sẽ ảnh hưởng tới 720 triệu dân Ấn Độ, tương đương dân số của châu Âu - Ảnh: WSJ
Bằng cách này, chính phủ của Thủ tướng Manmohan Singh đang tìm cách đưa chương trình xã hội đến được với mục tiêu cụ thể. Việc Ấn Độ có thể thực hiện chuyển tiền trực tiếp là nhờ sự tiến bộ của công nghệ và hệ thống ngân hàng hiện đại hơn so với trước đây, giúp cắt giảm các loại "cửa" để số tiền đến với dân nhiều nhất.
Tới tháng 4/2013, dự kiến chương trình mở rộng ra 18 bang và mở rộng ra toàn quốc vào cuối năm.
Dân tự quyết định làm gì với tiền hỗ trợ
Một số nhà kinh tế nhận định đưa tiền cho người nghèo thay vì hỗ trợ các dịch vụ giúp hạn chế tham nhũng, do không còn cơ hội cho các cơ quan chính phủ, doanh nhân can thiệp vào dòng tiền và bòn rút từ các dự án kết nối hỗ trợ nữa. Nếu tiền đến trực tiếp, dân có thể quyết định dùng như thế nào theo cách tốt nhất cho họ, thay vì chính phủ tự quyết định dân phải mua gì, dùng gì, cần gì.
Các nhà phân tích nhìn nhận nếu chương trình thành công thì tiền đến tay dân tốt hơn, nhu cầu hàng hóa sẽ nhiều hơn, giúp sản xuất phát triển hơn cũng là giúp nền kinh tế tăng trưởng. Các quan chức chính phủ nhận định việc đưa tiền trực tiếp cho dân sẽ không dẫn tới tình trạng có quá nhiều tiền lưu thông trong nền kinh tế và gây lạm phát. Văn phòng thủ tướng cho biết hỗ trợ tiền trực tiếp như vậy sẽ không tạo nên gánh nặng lớn hơn cho ngân sách nhà nước, vì vốn dĩ nhà nước cũng phải chi hỗ trợ các chương trình lương thực, phân bón, giáo dục hay nhiên liệu rồi.
Một số quốc gia đã đưa chương trình chuyển tiền có điều kiện cho người nghèo. Một trong những chương trình thành công nhất là Bolsa Família của Brazil, giúp giảm đáng kể tỉ lệ hộ nghèo ở nước này vào những năm 2000. Nhiều nước khác đã áp dụng chương trình tương tự như Philippines, Thổ Nhĩ Kỳ, Chile, Mexico, Indonesia và Nam Phi.
Sở dĩ chương trình hỗ trợ tiền có thể thực hiện được chính là nhờ hệ thống nhận dạng điện tử bằng số Aadhaar, một dự án cấp chứng minh thư khổng lồ mà Ấn Độ đang thực hiện. Nó giúp người dân tiếp cận được các dịch vụ như ngân hàng và nhận hỗ trợ nhanh chóng hơn. Hộ gia đình có thẻ Aadhaar mà đủ điều kiện nhận hỗ trợ sẽ nhận tiền trực tiếp qua tài khoản ngân hàng.
Tất nhiên, vẫn còn rất nhiều khó khăn để thực hiện thành công chương trình này vì không phải người dân nào cũng có thẻ Aadhaar. Khoảng 300 triệu dân trong tổng số 1,2 tỉ dân vẫn chưa có giấy tờ nhân thân chính thức, do vậy họ không thể mở được tài khoản hay có việc làm.
Theo 24h
Dân quỳ gối van xin, cán bộ cười khẩy Đoạn video quay cảnh một vị cán bộ tỉnh với thái độ thờ ơ và cười khẩy trước những người nông dân cao tuổi đang quỳ lạy khiến dư luận Trung Quốc đang hết sức phẫn nộ. Sự việc xảy ra tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, năm người phụ nữ đứng tuổi quỳ giữa đường trong thời tiết giá lạnh, họ vừa...