Tập Cận Bình quyền lực bao trùm: Nỗi lo của Châu Á?
Việc tập trung quyền lực vào tay Tập Cận Bình đang thách thức nghiêm trọng nguyên tắc “tập thể lãnh đạo” ở Trung Quốc và khiến cho các nước láng giềng cảm thấy vô cùng bất an.
Chủ tịch Tập Cận Bình có quyền lực bao trùm ở Trung Quốc.
Đó là nhận định của học giả Mỹ Brad Glosserman, giám đốc điều hành của Diễn đàn Thái Bình Dương của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington, trong một bài viết đăng trên tạp chí The National Interest.
Theo học giả Glosserman, kể từ khi Chủ tịch Mao Trạch Đông qua đời năm 1976, quyền lực ở Trung Quốc đã dần dần được phân cấp. Một phần của quá trình này là trong một thời gian khá dài, không có nhà lãnh đạo Trung Quốc nào có quyền lực bao trùm như Mao Trạch Đông hay Đặng Tiểu Bình và thay vào đó, nguyên tắc “tập thể lãnh đạo” đã trở thành chuẩn mực.
Thế rồi, việc tích tụ quyền lực vào tay Tập Cận Bình đang thách thức nguyên tắc “tập thể lãnh đạo” này.
Trong một thời gian ngắn, Tập Cận Bình đã giành được quyền lực bao trùm trên cương vị Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Trung Quốc, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương và đương nhiên là thành viên Uỷ ban thường vụ Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc.
Chưa hết, tại Hội nghị lần thứ ba của Ủy ban trung ương ĐCS Trung Quốc, ông Tập còn được giao đứng đầu Ủy ban An ninh Quốc gia và Ban chỉ đạo cải cách toàn diện. Đó là chưa kể Tập Cận Bình còn lãnh đạo các ban đặc trách về đối ngoại và các vấn đề Đài Loan, ban cải tổ quân đội và ban đặc trách về các vấn đề kinh tế-tài chính vốn thuộc về Thủ tướng Quốc vụ viện.
Quá trình củng cố quyền lực này là rất ấn tượng, trong khi quyền lực của Tập Cận Bình còn được tăng cường bởi chiến dịch chống tham nhũng do ông phát động. Hàng chục ngàn quan chức đảng và chính quyền đang bị xử lý kỷ luật và bị khởi tố về “hành vi sai trái”. Trong số những “con hổ” bị đánh có cả các tướng lĩnh chóp bu mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc tiền nhiệm vốn ngại “đụng chạm”. Người ta đang chờ đợi ông Tập Cận Bình sẽ “ra tay” với một cựu Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị (Chu Vĩnh Khang), một chức vụ vốn được coi là “bất khả xâm phạm”.
Video đang HOT
Một số người cho rằng việc ông Tập Cận Bình thâu tóm quyền lực tối thượng là một điều kiện tiên quyết để cải cách kinh tế. Nhưng những người khác lại cho rằng ông Tập còn tham vọng hơn cả cố Chủ tịch Mao Trạch Đông và sẵn sàng nghiền nát bất kỳ ai dám thách thức quyền lực của ông ta.
Vậy những người bên ngoài có cảm nhận như thế nào về những gì đang xảy ra ở Trung Quốc?
Về nguyên tắc, chiến dịch chống tham nhũng có thể xoa dịu người dân Trung Quốc vốn bị đám quan tham đối xử bất công. Nó phản ánh trách nhiệm của đảng cầm quyền đối với công chúng. Và nếu Tập Cận Bình sử dụng “quyền lực bao trùm” này để đè bẹp sự kháng cự của các nhóm lợi ích và chuyển đổi thành công nền kinh tế của Trung Quốc (mà cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo gọi là “không ổn định, không cân bằng, thiếu sự phối hợp và không bền vững”) theo hướng tăng trưởng ổn định và bền vững, dựa nhiều hơn vào tiêu thụ nội địa chứ không phải là xuất khẩu, thì đây sẽ là tin tốt lành cho nhân dân Trung Quốc và thế giới.
Tích tụ quyền lực theo kiểu Mao Trạch Đông cũng là khuynh hướng của Bạc Hy Lai, cựu Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Bí thư thành ủy Trùng Khánh. Chính tham vọng trở thành một Mao Trạch Đông thứ hai đã làm tiêu tan sự nghiệp của Bạc Hy Lai, con của một “khai quốc công thần” và từng được coi là một ngôi sao đang lên trên chính trường Trung Quốc.
Tuy nhiên, có rất ít nguy cơ Trung Quốc quay trở lại với tệ sùng bái cá nhân và các sự kiện tai hại như Cách mạng Văn hóa là rất khó lặp lại. Trung Quốc đã thay đổi quá nhiều và xem ra, ông Tập Cận Bình đang noi theo Tổng thống Nga Vladimir Putin hơn Chủ tịch lập quốc Mao Trạch Đông.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin
Tập trung quyền lực của lãnh đạo tối cao có thể làm tăng tính nhất quán và khả năng dự đoán về chính sách, đơn giản hóa khâu ra quyết định và duy trì ổn định ở Trung Quốc, khi nước này đã trở thành cường quốc kinh tế thứ 2 trên thế giới.
Thế nhưng, nếu ông Tập Cận Bình sử dụng quyền lực tối thượng này để theo đuổi “lợi ích sống còn” của Trung Quốc và xâm hại lợi ích của các nước láng giềng, thì đây lại là một điều vô cùng nguy hại.
Nếu chính sách đối ngoại của Tập Cận Bình chỉ là một phần mở rộng của chính sách đối nội, người ta không rõ chính sách này liệu có thành công hay không. Xét về những gì mà Trung Quốc đã làm cho đến nay, người ta có cảm giác rằng dường như ông Tập Cận Bình đang sa vào cái bẫy mà cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình từng cảnh báo: Đó là khiến cho các nước láng giềng phải liên kết với nhau để chống lại Bắc Kinh, trước khi công cuộc phát triển kinh tế của Trung Quốc được hoàn tất.
MINH ĐỨC
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Kế hoạch số 571: Mưu sát Mao Trạch Đông
Bản kế hoạch tuyệt mật "Kỷ yếu công trình 571" nhằm mưu giết Mao Trạch Đông không loại trừ việc sử dụng các phương tiện đặc chủng để thực hiện...
Lúc quan hệ giữa Mao Trạch Đông và Lâm Bưu đang thời kỳ "trăng mật" - Lâm Bưu nhiều lần nâng Mao Trạch Đông lên "nóc nhà thế giới", như nói: "Mao Chủ tịch là thiên tài vĩ đại nhất của giai cấp vô sản !" (tại Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng - Bắc Kinh 5/1966).
Đáp lại, Mao Trạch Đông tuyên bố: Lâm Bưu là người bạn chiến đấu thân thiết và là người sẽ kế tục Mao Trạch Đông làm Chủ tịch đảng. Điều ấy ghi cả vào Điều lệ mới của đảng ở phần "cương lĩnh chung" (tại Đại hội 9 Đảng CSTQ - tháng 4/1969).
Gia đình Lâm Bưu - Diệp Quần. Ảnh tư liệu.
Từ đó "người nhà" của Lâm Bưu bành trướng thế lực ngày một lớn, chiếm 19 ghế lãnh đạo hàng đầu tại 29 tỉnh thành toàn Trung Quốc, giành 54 vị trí làm trưởng hoặc phó của các Đại quân khu... Ảnh hưởng của Lâm Bưu cùng các diễn tiến phức tạp sau hậu trường chính trị với Mao Trạch Đông từ năm 1969 đến đầu 1971 dẫn đến mâu thuẫn giữa hai người tới mức khó hàn gắn.
Phần Lâm Bưu, dầu ngoài mặt luôn luôn chứng tỏ "kiên trì quan điểm Mao Trạch Đông là thiên tài", cũng như hô hào "tuyệt đối phục tùng Mao Chủ tịch", nhưng bên trong âm thầm chuẩn bị đảo chánh, nhiều lần nói với vợ mình là Diệp Quần : "Bí quyết đảo chánh ở hai chữ "quyền" và "nhanh". Các cuộc đảo chánh hiện đại có thể đoạt quyền trong một buổi sớm. Làm đảo chánh cần trả cái giá "đoạt quyền phải nhỏ nhất, nhỏ nhất, nhỏ nhất - thu hoạch phải lớn nhất, lớn nhất, lớn nhất - thời gian thực hiện phải nhanh nhất, nhanh nhất, nhanh nhất"...
Ở vị trí Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Lâm Bưu bí mật chọn những sĩ quan cao cấp, tin cẩn trong Bộ Tư lệnh không quân và các Quân đoàn tại Thượng Hải, Vũ Hán, Nam Kinh, Hàng Châu tiến tới thành lập Hạm đội liên hợp để giao con trai mình là Lâm Lập Quả làm Tư lệnh. Lâm Lập Quả tốt nghiệp khoa Vật lý Đại học Bắc Kinh năm 21 tuổi (1967), từng được Mao Trạch Đông ưu ái gọi: "tiểu tướng dám nghĩ dám làm". Vì Lâm Lập Quả táo bạo đưa một lực lượng quân đội dưới quyền bạt nửa ngọn núi Hoàng Dương làm vị trí đặt radar hướng về phía thủ đô Moskva của Liên Xô với khả năng phát hiện nhanh "lúc Liên Xô khởi động phóng tên lửa xuyên lục địa" vào đất Trung Quốc. Năm Lâm Lập Quả 23 tuổi (1969) tư lệnh không quân Ngô Pháp Hiến (phe Lâm Bưu) bổ nhiệm Quả làm Phó chủ nhiệm Văn phòng kiêm Phó Ban tác chiến Quân chủng Không quân và đồng ý cho phổ biến trong nội bộ một nhận định "vượt khung" về Lâm Lập Quả: "Có đủ bản lĩnh của một lãnh tụ, nay biết được rồi chúng ta phải theo suốt đời dù bão táp mưa sa cũng không lùi bước" và "Lâm Lập Quả toàn tài, toàn soái, siêu tài, xứng đáng là người kế tục thuộc thế hệ thứ 3" (ý nói sau này Lâm Bưu làm Chủ tịch đảng thay Mao Trạch Đông, khi Lâm Bưu rời vị trí sẽ đến Lâm Lập Quả kế vị). Chẳng ngờ các phát biểu trên được "người ngoài cuộc" ghi âm và chuyển đến tận tay Mao Trạch Đông. Nghe xong, Mao Trạch Đông gọi Giang Thanh và những "tùy tướng" tin cẩn đến nghe, rồi phán - đại ý:
- Các người thấy rõ chưa, tôi còn chưa chết, đồng chí Lâm Bưu chưa lên thay mà đã vội vàng lo kiếm người kế tục mình. Chẳng lẽ một đứa trẻ ngoài 20 tuổi như Lâm Lập Quả được tâng bốc lên thành siêu thiên tài, chẳng phải nó là lãnh tụ đương không bỗng mọc ra từ nhà họ Lâm cho đảng ta à?
Mao Trạch Đông quyết định thanh trừng Lâm Bưu.
Lâm Bưu cũng không kém, đưa Lâm Lập Quả, Chu Vũ Trì, Vu Tân Dã, Lý Vĩ Tín nghiên cứu kế hoạch lật đổ Mao Trạch Đông, họp mặt bí mật tại căn hầm tòa nhà số 889 đường Cự Lộ (Thượng Hải) trong ba ngày 21 đến 24/3/1971 vạch sẵn kế hoạch mưu sát Mao Trạch Đông với tên gọi "kỷ yếu công trình 571". Tài liệu Tân Tử Lăng tường thuật (tóm lược):
Điểm cốt yếu của kế hoạch trên là giết chết Mao bằng cách lợi dụng một cuộc họp cấp cao nào đó để "quăng mẻ lưới bắt gọn". Hoặc "dùng các phương tiện đặc chủng như hơi độc, vũ khí vi trùng, tên lửa, máy bay ném bom". Hoặc "dựng cảnh tai nạn ô tô ám sát bắn trực tiếp, bắt cóc để giết Mao Trạch Đông". Soạn thảo xong, Lâm Bưu sai Lâm Lập Quả thành lập đội huấn luyện quân sự dành cho các cán bộ cơ sở, nhưng thực chất để đào tạo các phân đội cơ động có khả năng chiến đấu mạnh ở Thượng Hải để giành thế thượng phong vào giờ G. Khi hay tin Mao Trạch Đông rời Bắc Kinh để tuần du phương Nam ngày 15/8./971 trên chuyến chuyên xa (xe lửa), Lâm Lập Quả ra lệnh:
- Hãy ra tay hạ Mao Trạch Đông tại Thượng Hải trên đường ông ta trở về Bắc Kinh trong chuyến khứ hồi bằng ba cách. Một là dùng súng phun lửa và B40 tấn công chuyên xa. Hai là dùng pháo cao xạ 100 ly chỉa nòng bắn thẳng cho cháy rụi. Ba là Vương Duy Quốc phải mang theo súng ngắn xâm nhập lên chuyên xa bắn chết Mao !.
Đến 10/9/1971, Mao Trạch Đông về tới Thượng Hải lúc 18 giờ 10 phút khi trời vừa chập tối và đêm ấy ở luôn trên chuyên xa, không bước xuống sân ga. Trưa hôm sau 11/9, bằng cách nào Vương Duy Quốc (người được giao nhiệm vụ ám sát) đã bước được lên xe lửa, ngồi vào bàn ăn trước mặt Mao Trạch Đông ?.
Theo Một Thế Giới
Mao Trạch Đông mặc quần tắm tiếp Tổng bí thư Khrusev! Mùa thu 1958, Mao Trạch Đông đã cao ngạo mặc quần tắm để tiếp Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Khrusev tại bể bơi riêng của mình ở Trung Nam Hải - khác hoàn toàn với những nghi lễ ngoại giao đặc biệt trân trọng mà Khrusev đã dành để nghênh đón Mao Trạch Đông tại thủ đô Moskva cách đó...