Tập Cận Bình: Không chấp nhận bất kỳ ai phủi sạch lịch sử xâm lược
Người dân Trung Quốc, người dân Nhật Bản hay bất cứ dân tộc nào đều mong muốn chung sống hòa bình, yên ổn làm ăn chứ không ai muốn chiến tranh.
Chủ tịch Tập Cận Bình tại Seoul. Một trong những mục đích chuyến công du Hàn Quốc của ông hồi tuần trước là nhằm lôi kéo Seoul vào một “mặt trận chống Nhật Bản” nhưng bất thành, theo giới phân tích quốc tế. Ảnh: VOA News.
Tân Hoa Xã ngày 7/7 đưa tin, hôm nay là dịp kỷ niệm 77 năm ngày bắt đầu chiến tranh Trung – Nhật mà Bắc Kinh gọi là kháng chiến chống Nhật, các quan chức hàng đầu của Trung Quốc đã tham dự hoạt động kỷ niệm quy mô lớn tổ chức tại Bắc Kinh. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng tham dự và có bài diễn văn được tường thuật trực tiếp trên truyền hình cũng như các báo điện tử lớn.
Mở đầu bài diễn văn, ông Tập Cận Bình khẳng định mục đích của lễ kỷ niệm là để khắc ghi lịch sử, tưởng nhớ tiền nhân, trân trọng hòa bình, cảnh tỉnh tương lai để kiên định theo đuổi con đường phát triển hòa bình, bảo vệ hòa bình thế giới.
Tờ Arirang News của Hàn Quốc cho biết, ngày 7/7/1937 quân đội Trung Quốc và Nhật Bản đã tham gia một trận chiến tại cầu Lư Câu mở đầu cuộc chiến tranh Trung – Nhật. Chính phủ Trung Quốc vẫn tổ chức kỷ niệm ngày này hàng năm, nhưng năm nay có quy mô lớn chưa từng có.
Ông Tập Cận Bình nói về “dã tâm bành trướng thôn tính toàn Trung Quốc bằng vũ lực của kẻ xâm lược Nhật Bản”, đồng thời ca ngợi “tinh thần chiến đấu ngoan cường” của quân và dân Trung Quốc cũng như vai trò lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc đặc biệt nhấn mạnh, lịch sử là cuốn sách giáo khoa tốt nhất, cũng là phương thuốc cảnh tỉnh hiệu quả nhất mà người Trung Quốc phải khắc cốt ghi tâm những lầm than cơ cực do chiến tranh gây ra.
Ông Bình tuyên bố, trong lúc người dân Trung Quốc kỷ niệm 77 năm nổ ra chiến tranh Trung – Nhật “vẫn có một số người lờ đi sự thật lịch sử, lờ đi vô số sinh mạng bị chiến tranh cướp đi, lội ngược dòng lịch sử, phủi sạch trơn trách nhiệm thậm chí còn tô hồng lịch sử xâm lược khiến toàn bộ nhân loại yêu chuộng hòa bình phải chỉ trích gay gắt”.
Video đang HOT
Ông Tập Cận Bình khẳng định, lịch sử là lịch sử, sự thật là sự thật, bất kỳ ai cũng không thể thay đổi lịch sử và sự thật. Người Trung Quốc đã phải “hy sinh quá nhiều” sẽ “bảo vệ đến cùng lịch sử được viết bằng máu và sinh mạng”. Người Trung Quốc quyết không chấp nhận bất kỳ ai muốn phủi sạch lịch sử, bóp méo thậm chí tô hồng lịch sử xâm lược!
Ngày nay người ta không chỉ xâm lược bằng quân sự, mà còn xâm lược bằng nhiều con đường, thủ đoạn khác, trong đó có giàn khoan.
Những phát biểu của ông Tập Cận Bình có thể thấy rõ đang nhằm vào Nhật Bản, đặc biệt trong bối cảnh quan hệ Nhật – Trung căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền lãnh thổ gay gắt ở Hoa Đông. Đành rằng không dân tộc nào được lãng quên lịch sử, đặc biệt là bài học chống ngoại xâm. Nhưng tìm cách khoét sâu vào lịch sử với thái độ hận thù chỉ có thể thỏa mãn cảm xúc cho một bộ phận dư luận nhất thời, nhưng lại đánh mất cơ hội cho hòa bình, đối thoại và chữa lành các vết thương của lịch sử – PV.
Những lời chỉ trích “kẻ thù lịch sử” nếu do giới học giả hay một bộ phận người dân nói ra thì có thể hiểu được, nhưng vấn đề sẽ rất khác khi những lời này do các quan chức, lãnh đạo hàng đầu công khai tuyên bố.
Mặt khác, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng không thể phủ nhận sự thật rằng từ thời phong kiến cho tới thời kỳ cận hiện đại chính họ cũng đã từng xâm lược và reo rắc nỗi hận niềm đau cho các dân tộc, các nước láng giềng nhỏ hơn họ? Liệu chính họ có đang cố tình phủi nhận sạch trơn hay tô hồng điều này?
Đặc biệt hiện nay Bắc Kinh vẫn đang liên tục leo thang bành trướng lãnh thổ trên Biển Đông và Hoa Đông, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước ven Biển Đông, trong đó có Việt Nam thì những lý lẽ ngụy biện “tôn trọng sự thật lịch sử để kiên định con đường phát triển hòa bình” của Bắc Kinh khó ai có thể chấp nhận được.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang muốn dùng con bài lịch sử để khoét sâu mối hận thù dân tộc, kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan để hỗ trợ tham vọng bành trướng lãnh thổ của họ sẽ là một sai lầm lớn. Các quốc gia Đông Á cũng đã từng là nạn nhân của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản, và họ cũng từng là nạn nhân của tư tưởng bành trướng đại Hán Trung Hoa, họ không bao giờ quên lịch sử, nhưng cũng không phải gào lên như ai đó, lợi dụng lịch sử để thực hiện mưu đồ chính trị đen tối của mình.
Vì vậy cần phải nhấn mạnh rằng, người dân Trung Quốc, người dân Nhật Bản hay bất cứ dân tộc nào đều mong muốn chung sống hòa bình, yên ổn làm ăn chứ không ai muốn chiến tranh. Chỉ có một bộ phận giới lãnh đạo diều hâu mang tư tưởng bành trướng, bệnh hoạn mới tìm kiếm cái gọi là “lợi ích cốt lõi” bằng cách xâm phạm, xâm lược nước khác, reo rắc khổ đau cho láng giềng cũng như chính nhân dân đất nước họ.
Chỉ cần họ biết tôn trọng luật pháp quốc tế, hành xử đúng mực thì chẳng cần phải tuyên truyền về con đường phát triển hòa bình, công luận và lịch sử vẫn cứ ghi nhận đóng góp của họ cho hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới – PV.
Theo Giáo Dục
Tập Cận Bình: Láng giềng tốt, vàng cũng không đánh đổi được!
Rốt cuộc thì Trung Quốc có thực sự là một nước láng giềng chân thành và đáng tin cậy hay không? Vị giáo sư này hoài nghi về thành ý hợp tác của Bắc Kinh.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye.
Chuyến công du Hàn Quốc 2 ngày hôm qua và hôm nay của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận trong bối cảnh nhiều biến động ở khu vực Đông Á và chuyến thăm có thể làm thay đổi cục diện bàn cờ chính trị trong khu vực.
Tờ China News ngày 4/7 cho hay, trong bài diễn văn tại đại học Seoul, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh, Trung Quốc và Hàn Quốc là láng giềng gần gũi, bán anh em xa mua láng giềng gần, một láng giềng tốt thì có vàng cũng không đánh đổi được.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã dành nhiều lời ca ngợi đối tác Hàn Quốc, đồng thời cũng tuyên bố Trung Quốc "là đất nước yêu chuộng hòa bình, thúc đẩy hợp tác, khiêm tốn học tập và sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho quan hệ Trung - Hàn".
Đa Chiều, một tờ báo của người Hoa hải ngoại ngày 4/7 bình luận, chuyến đi Seoul của ông Tập Cận Bình ngoài một loạt các hiệp định hợp tác song phương trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư được ký kết, 2 nước còn đang tạo ra những thay đổi chiến lược đối với khu vực.
Theo Đa Chiều, chuyến thăm lần này của ông Tập Cận Bình tới Hàn Quốc đã cho thấy 2 nước Đông Á này không chỉ hợp tác chặt chẽ và có lợi ích chung về kinh tế, mà đang ngày càng có nhiều tiếng nói chung về chính trị.
Tờ Thời báo Hoàn Cầu ngày 4/7 cho biết, trong chuyến đi này Chủ tịch Trung Quốc đã kêu gọi Seoul tổ chức chung lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít trong năm tới, sự kiện Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên được giải phóng khỏi sự cai trị của đế quốc Nhật bản thời bấy giờ.
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Về phía Hàn Quốc, Tổng thống Park Geun-hye nhấn mạnh lập trường 2 nước cùng phản đối chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Đa Chiều cho rằng, với sự trao đổi các lợi ích chiến lược và hợp tác Trung - Hàn này khiến "bên ngoài" cảm thấy dường như liên minh Mỹ - Nhật - Hàn đang bắt đầu lỏng lẻo rời rạc.
Tuy nhiên không phải người Hàn Quốc nào cũng tin vào những lời lẽ hoa mỹ của ông Tập Cận Bình. Tờ Korea Joongang Daily đúng hôm Chủ tịch Trung Quốc đặt chân tới Seoul đã dẫn lời 1 vị giáo sư Hàn Quốc đặt câu hỏi: Rốt cuộc thì Trung Quốc có thực sự là một nước láng giềng chân thành và đáng tin cậy hay không? Vị giáo sư này hoài nghi về thành ý hợp tác của Bắc Kinh.
Tờ The Diplomat ngày 4/7 cho hay, để chuẩn bị cho chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đến Seoul, truyền thông và các quan chức Trung Quốc đã tuyên bố rằng quan hệ Trung - Hàn hiện nay "tốt đẹp chưa từng có". Tân Hoa Xã chứng minh điều này bằng cách liệt kê một loạt số liệu về quan hệ thương mại song phương.
Trong vấn đề an ninh, Bắc Kinh mong muốn nhấn mạnh đến sự mất lòng tin của 2 nước với Nhật Bản hơn là vấn đề Bắc Triều Tiên. Bắc Kinh coi vấn đề Triều Tiên là chuyện giữa Bình Nhưỡng với Washington và tìm cách lơ đi vai trò của họ chống đỡ cho chính quyền Triều Tiên cũng như lợi ích an ninh cơ bản của Hàn Quốc.
Mặc dù truyền thông phương Tây vẫn cho rằng Tập Cận Bình thăm Seoul trước khi đi Bình Nhưỡng thể hiện sự thất vọng của Bắc Kinh hay đảo chiều trong quan hệ với 2 miền Triều Tiên, nhưng báo chí chính thống của Trung Quốc không có dấu hiệu nào cho thấy sự thay đổi đó.
Hàn Quốc với lý do rõ ràng đã luôn đặt ưu tiên vào việc tăng cường hợp tác với Trung Quốc để đối phó với Bắc Triều Tiên, nhưng Seoul cũng không làm hỏng mối quan hệ với Bắc Kinh trong trường hợp không có tiến bộ nào đáng kể (ngoài lời nói) trong vấn đề này. Thay vào đó, cả hai đã tìm cách thể hiện rằng quan hệ hợp tác Trung - Hàn vượt xa hơn các vấn đề liên quan đến Triều Tiên.
Theo Giáo Dục
Hàn Quốc: "Nhật không làm xói mòn nỗ lực phi hạt nhân hóa" Sáng 4-7, Nội các Nhật Bản đã phê chuẩn quyết định nới lỏng trừng phạt CHDCND Triều Tiên. Cả Mỹ và Hàn Quốc ủng hộ động thái này của Nhật, tuy nhiên Hàn Quốc cũng cảnh báo Tokyo không làm xói mòn các nỗ lực buộc Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân. Hội đàm Nhật Bản - Triều Tiên...