Tập Cận Bình gọi việc mua đảo của Nhật là ‘trò hề’
Phó chủ tịch Trung Quốc hôm qua gọi việc Nhật mua các hòn đảo trên biển Hoa Đông là “trò hề”, trong khi đó lãnh đạo Nhật khẳng định sẵn sàng bảo vệ chủ quyền ở quần đảo đang tranh chấp.
Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) trong cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta. Ảnh: Xinhua
“Nhật Bản nên xem xét lại những hành động của mình, không nên có thêm những lời nói và hành động xâm hại chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc”,China Daily dẫn lời ông Tập Cận Bình phát biểu trong cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta.
“Việc Nhật Bản mua lại các đảo là sự thách thức Tuyên bố Cairo và Tuyên bố Potsdam, làm căng thẳng thêm tình hình tranh chấp lãnh thổ trong khu vực”, ông Tập nói thêm.
Trong khi đó Thủ tướng Nhật Noda kêu gọi người dân nước này bình tĩnh và kiềm chế, trước làn sóng biểu tình của người Trung Quốc, trong đó nhiều cơ sở kinh doanh của Nhật bị đập phá. Biểu tình diễn ra sau khi chính phủ Nhật công bố việc mua lại ba trong số 5 đảo không người ở thuộc quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trên biển Hoa Đông.
Giới chức Nhật Bản cho biết trong lúc các tàu chính phủ của Trung Quốc tiến đến gần quần đảo tranh chấp, các tàu thuộc lực lượng cảnh sát và tuần duyên Nhật được đặt trong tình trạng báo động, để sẵn sàng cảnh báo các tàu của nước láng giềng.
Video đang HOT
Thủ tướng Nhật Noda hồi đầu tuần cũng tuyên bố sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền ở quần đảo tranh chấp.
Về phía Mỹ, trong những cuộc tiếp xúc với các quan chức Trung Quốc, bao gồm ông Tập Cận Bình, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ luôn thể hiện lập trường trung lập và không nghiêng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ. Ông Panetta kêu gọi các bên bình tĩnh và kiềm chế, tránh đối đầu trong khi giải quyết tranh chấp.
Phát biểu tại Học viện Kỹ thuật Quốc phòng Bắc Kinh, ông Panetta nhắc lại mục đích của chiến lược quân sự hướng tới châu Á của Mỹ không nhằm vào Trung Quốc, khi có những thông tin cho rằng Washinton tăng cường sự hiện diện ở châu Á – Thái Bình Dương để hỗ trợ các đồng minh của mình như Nhật Bản.
Trước khi đến Trung Quốc, ông Panetta đã tới Nhật Bản. Chuyến đi của ông Panetta diễn ra trong bối cảnh căng thẳng tăng cao giữa Trung Quốc và nước láng giềng Nhật Bản xung quanh vấn đề chủ quyền tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Hàng loạt cuộc biểu tình chống Nhật của người dân nổ ra khắp Trung Quốc trong khi chính phủ cử hơn 10 tàu tuần tra đến gần khu vực quần đảo tranh chấp với Nhật.
Theo VNE
Bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa qua từng tiết học
Lâu nay, học sinh hiểu biết rất lơ mơ về biển, đảo Việt Nam, về bảo vệ chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Do vậy, tất thảy học sinh các bậc học ở Khánh Hoà đều sôi nổi, hào hứng khi được học trực quan với những cứ liệu, hình ảnh minh chứng cụ thể, phong phú về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Hứng khởi học lịch sử Hoàng Sa, Trường Sa
Gần 700 học sinh Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (TP.Nha Trang) bước vào năm học mới 2012-2013 được trang bị ngay kiến thức cơ bản về biển, đảo Việt Nam biển, đảo Khánh Hoà, những đe dọa đối với biển đảo (tranh chấp chủ quyền, ô nhiễm môi trường)... Đặc biệt, các em được dạy những nét chính về lịch sử chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Được tham dự tiết học trực quan về chủ đề nói trên, chúng tôi chứng kiến các em rất chăm chú lắng nghe về truyền thống bảo vệ chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của các thế hệ ông cha ta sôi nổi, hào hứng khi được xem những hình ảnh cụ thể các đảo ở Trường Sa, về những người lính đảo, cuộc sống của các gia đình trên đảo...
Học sinh trường Lê Quý Đôn hào hứng học lịch sử Hoàng Sa và Trường Sa. Ảnh: L. Phong
Em Nguyễn Khánh Linh - học sinh lớp 11A2 - bộc bạch: "Lâu nay, thỉnh thoảng các em mới đọc qua sách, báo hoặc xem truyền hình nên hiểu biết rất lơ mơ về chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Đây là lần đầu tiên chúng em trực tiếp được học về chủ quyền của Việt Nam gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với những trang sử bi hùng được viết bằng máu xương của nhiều thế hệ. Chúng em hiểu hơn, nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của hai quần đảo này và có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia".
Cô giáo Nguyễn Thị Kim Thu - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn, trực tiếp dạy lịch sử Hoàng Sa, Trường Sa - cho hay: Các bài dạy về biển, đảo Hoàng Sa và Trường Sa được sắp xếp có hệ thống, với những minh chứng cứ liệu cụ thể về chủ quyền, hình ảnh bằng băng ghi hình trực quan các điểm đảo rất phong phú, luôn tạo cho các em niềm hứng khởi, say mê học và nghiên cứu về biển đảo. Nhà trường sẽ tiên phong tổ chức cho các em tham gia chương trình ngoại khóa về biển, đảo thi tìm hiểu về lịch sử Hoàng Sa, Trường Sa...
Cần nhân rộng trong cả nước
Để đưa được chương trình giảng dạy về Hoàng Sa và Hoàng Sa vào tất cả các trường tiểu học, THCS, THPT từ năm học 2012-2013, Sở GDĐT, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hội đồng Khoa học lịch sử Khánh Hoà đã dày công biên soạn bộ tài liệu hoàn chỉnh nhất, phù hợp với từng bậc học. Sở GDĐT tỉnh cũng đã tổ chức tập huấn ngoại khóa "chủ quyền biển đảo" cho hàng trăm giáo viên, cán bộ chủ chốt trong ngành giáo dục.
Buổi chiều bình yên trên huyện đảo Trường Sa. Ảnh: Tân Hải
Chiều ngày 18/9, trao đổi với PV, ông Lê Tuấn Tứ - Giám đốc Sở GDĐT Khánh Hoà - cho biết: Ngành giáo dục đã hướng dẫn cho các thầy cô phương pháp truyền đạt các nội dung khái quát về biển, đảo VN, chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa một cách hiệu quả, hài hoà, phù hợp với từng lứa tuổi và nhận thức của các em. Chẳng hạn như ở bậc tiểu học chỉ giới thiệu về Trường Sa hôm nay khối THCS dạy thêm phần lịch sử chủ quyền THPT mở rộng nội dung "thế hệ trẻ Khánh Hoà với trách nhiệm bảo vệ biển, đảo quê hương"...
Chương trình giảng dạy về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa được lồng ghép trong các giờ học lịch sử, địa lý, học chính khóa, ngoại khóa thông qua màn hình trực quan rất sinh động, bổ ích. Mục tiêu tạo cho các em luôn nhận thức việc bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa... qua từng tiết học. "Chúng tôi sẽ báo cáo Bộ GDĐT về nội dung chương trình và hiệu quả bước đầu giảng dạy chủ quyền biển, đảo. Trong khi chờ đợi việc biên soạn về chủ quyền biển, đảo trong sách giáo khoa lịch sử, thiết nghĩ, Bộ GDĐT nên nghiên cứu nguồn tài liệu chủ quyền biển, đảo của tỉnh Khánh Hoà biên soạn để áp dụng giảng dạy cho học sinh phổ thông trong cả nước!" - ông Lê Tuấn Tứ nói.
Theo lao động
Biếm họa: Di Maria biến Valdes thành trò cười cho thiên hạ Sau pha chuyền bóng về của đồng đội, Valdes có đủ thời gian và khoảng trống để có thể tung một cú phát bóng mạnh lên phía trên nhưng vì muốn phô diễn khả năng chơi bóng lắt léo hay một lý do nào khác thủ thành này đã đợi Di Maria áp sát và định biến tiền vệ của Real Madrid thành...