Tập Cận Bình được hậu thuẫn mạnh vì Hồ Cẩm Đào bất lực với tham nhũng
Tập Cận Bình đã trở thành 1 nhà lãnh đạo “không thể tranh cãi” với quyền lực bao trùm trong đảng, đời sống kinh tế, quân sự, an ninh quốc gia, internet.
Ông Tập Cận Bình.
Bưu điện Hoa Nam ngày 11/8 bình luận, từ khi lên nắm quyền vào tháng 12/2012, Tập Cận Bình đã tập trung ưu tiên hàng đầu của mình vào việc giải quyết nạn tham nhũng lan tràn trong bộ máy lãnh đạo khiến hàng chục ngàn quan chức đã bị trừng phạt, trong đó có hơn 30 quan chức cao cấp.
Chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình có quy mô lớn nhất kể từ năm 1949 và nó tiếp tục đạt tới cấp độ mới sau khi điều tra Chu Vĩnh Khang, cựu ủy viên Thường vụ Bộ chính trị và bắt giam Từ Tài Hậu, một cựu Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương. Giữa lúc chiến dịch “đả hổ đập ruồi” của ông Bình đang lên tới cao trào, người ta lại đặt ra câu hỏi về động cơ thực sự của ông sau chiến dịch này.
Người ta đang đặc biệt quan tâm xem chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình sẽ kéo dài trong bao lâu và liệu sự sụp đổ của Chu Vĩnh Khang có đánh dấu một sự khởi đầu hay kết thúc của chiến dịch chống tham nhũng. Những quan điểm hoài nghi cho rằng chiến dịch này chỉ là một phần nỗ lực củng cố quyền lực vào tay Tập Cận Bình bằng cách nhắm mục tiêu vào kẻ thù và bảo vệ đồng minh.
Trong khi hội nghị Bắc Đới Hà, một hội nghị thượng đỉnh phi chính thức giữa các quan chức cấp cao đương nhiệm và nghỉ hưu đang diễn ra tại khu nghỉ dưỡng cao cấp, có ý kiến cho rằng Tập Cận Bình đã phải chịu áp lực rất lớn từ các cựu lãnh đạo về việc giảm quy mô chiến dịch chống tham nhũng để “giữ ổn định trong đảng” và tập trung vào phát triển kinh tế.
Một số nhà đầu tư đã bắt đầu phàn nàn về chiến dịch chống tham nhũng đã tạo ra những hệ quả khôn lường, các quan chức sợ hãi rút về phòng thủ và trì hoãn phê duyệt nhiều dự án bởi họ ngày càng ít chú ý đến công việc hàng ngày của mình. Nhiều người trong số họ đang lo lắng liệu họ có phải là mục tiêu tiếp theo của chiến dịch này hay không.
Nhưng có những dấu hiệu cho thấy chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình có thể tiếp tục đi xa hơn và nhiều người đã đánh giá thấp quyết tâm của ông để củng cố quyền lực không chỉ cho cá nhân, mà còn cho cả đảng Cộng sản Trung Quốc. Tập Cận Bình đã trở thành 1 nhà lãnh đạo “không thể tranh cãi” với quyền lực bao trùm trong đảng, đời sống kinh tế, quân sự, an ninh quốc gia, internet cũng như chính sách đối ngoại của Trung Quốc.
Video đang HOT
Từ Tài Hậu, cựu Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc bị bắt vì tham nhũng.
Hoạt động củng cố nhanh chóng quyền lực của Tập Cận Bình sẽ không có được thành công nếu không có một sự hậu thuẫn từ tầng lớp trên, bao gồm cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân, người được cho là có ảnh hưởng mạnh mẽ đến giới tinh hoa lãnh đạo Trung Quốc từ đằng sau hậu trường. Giới tinh hoa trong đảng Cộng sản Trung Quốc có khả năng hỗ trợ Tập Cận Bình sau khi chứng kiến những gì người tiền nhiệm của ông, Hồ Cẩm Đào đã không thể kiểm soát được 9 thành viên Thường vụ Bộ chính trị.
Trong 10 năm ông Hồ Cẩm Đào nắm quyền, tham nhũng đã lây lan nhanh chóng trong khi không có một cải cách nào đáng kể. Là con trai của một cựu lãnh đạo cải cách, Tập Cận Bình nuôi dưỡng tham vọng lớn để lại một di sản chính trị ngang tầm với Đặng Tiểu Bình, người đã đưa Trung Quốc vào con đường cải cách mở cửa.
Tập Cận Bình cũng đang cố gắng để củng cố tính hợp pháp của đảng Cộng sản Trung Quốc đã bị ảnh hưởng rất nhiều bởi nạn tham nhũng. Ngay cả các quan chức tham nhũng cũng tin rằng, tham nhũng đã ngoài tầm kiểm soát, điều này đe dọa đến sự tồn vong của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Khi ông quyết định bắt 1 quan chức cấp cao hay 1 con hổ, Tập Cận Bình phải đối mặt với những kháng cự mạnh mẽ từ các nhóm lợi ích khiến các học giả Trung Quốc phải cảnh báo về khả năng những con hổ tấn công trở lại. Theo các phương tiện truyền thông, Tập Cận Bình đã nói trước Bộ chính trị rằng ông đánh cược cả tính mạng và danh dự của mình vào chiến dịch chống tham nhũng. Ông sẽ theo đuổi nó đến cùng.
Tất cả điều này cho thấy Tập Cận Bình sẽ không có lựa chọn nào khác để tiếp tục chiến dịch của mình và không tạo cơ hội cho những con hổ chiến đấu trở lại. Đã có những suy đoán rằng sau Chu Vĩnh Khang sẽ đến lượt 1 cựu Phó Thủ tướng và 1 tay chân thân tín của Hồ Cẩm Đào trở thành mục tiêu của chiến dịch.
Việc ông Tập Cận Bình cho điều tra các quan chức tại Thượng Hải và Chiết Giang, 2 địa bàn ông từng phụ trách trước đây cho thấy chiến dịch chống tham nhũng sẽ tiếp tục không suy giảm trong tương lai gần. Tuy nhiên Tập Cận Bình vẫn phải chịu áp lực phá vỡ sự bế tắc và giảm bớt những lo ngại về ý định của mình mà có thể được thay thế bằng thúc đẩy cải cách triệt để.
Theo Giáo Dục
RFI: Tập Cận Bình thanh trừng Từ Tài Hậu, từng bước củng cố quyền lực
Mới đây, Cựu Phó Chủ tịch Ủy ban Quân ủy Trung ương Trung Quốc Từ Tài Hậu đã chính thức bị thanh trừng khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc, sự việc không ngừng thu hút sự chú ý của dư luận. Các chuyên gia Mỹ cho rằng, việc lãnh đạo Trung Quốc hiện thời Tập Cận Bình đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng là một hiện tượng của việc đấu tranh chống lại thế lực cũ.
Thông tấn xã Trung ương dẫn nguồn tin của tờ "The New York Times" cho biết, Từ Tài Hậu trước kia chịu trách nhiệm công tác chính trị, nắm nguồn ngân sách và nhân sự lớn, hiện nay lại bị bắt vì tội tham nhũng, các chuyên gia Mỹ cho rằng, việc lãnh đạo Trung Quốc hiện thời Tập Cận Bình đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng là một hiện tượng của việc đấu tranh chống lại thế lực cũ.
Các lãnh đạo Trung Quốc tại tiệc mừng Quốc khánh ở Bắc Kinh ngày 30.9/2013.
Theo các quan chức quốc phòng Mỹ cho biết, Từ Tài Hậu là một nhà chính trị tinh tế và hiểu biết, với sức mạnh và quyền lực mạnh mẽ. Từ Tài Hậu được coi là bè phái của Giang Trạch Dân, năm 2002 mặc dù vị trí lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc của Giang chuyển sang cho Hồ Cẩm Đào, nhưng Giang vẫn chịu trách nhiệm quản lý quân đội trong nhiệm kỳ hai năm. Điều này khiến cho sự kế thừa quyền hành của Hồ Cẩm Đào không trọn vẹn, do đó Hồ Cẩm Đào bị xem là một nhà lãnh đạo chuyển tiếp tầm thường.
Chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc của chính phủ Mỹ cho biết, Hồ Cẩm Đào trước khi chuyển giao quyền lãnh đạo cho Tập Cận Bình đã lên tiếng cảnh báo rằng, Từ Tài Hậu là người không thể tin tưởng được.
Bài viết phân tích rằng, vấn đề không chỉ đơn giản là việc Từ Tài Hậu bị tranh trừng khỏi đảng, mà là ở chỗ Từ nắm vị thế quan trọng trong quân đội, trước đây ông từng nắm quyền quản lý công tác chính trị trong quân đội, đưa rất nhiều người trong bè phái lên nắm chính quyền điều này gây nguy hại cho việc củng cố quyền lực đảng cộng sản Trung Quốc của Tập Cận Bình. Trên thực tế, hai vị Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương đương thời, Phạm Trường Long và Hứa Kỳ Lượng đều là bè phái thân cận của Từ.
Một quan chức quân đội Trung Quốc đã nói với tờ South China Morning Post rằng, sai lầm lớn nhất của Từ Tài Hậu là trước khi Tập lên nắm chính quyền vào tháng 12/2012, đã bố trí các đồ đệ thân tín của mình vào Quân ủy trung ương.
Điều này khiến cho Tập không khỏi chướng mắt, nhưng tạm thời Tập sẽ không tấn công trực diện vào toàn thể quân đội, vì ông ta đang cần thời gian để thúc đẩy tinh thần vũ trang của quân đội, nhằm chiếm lấy niềm tin của quân đội đối với mình. Do đó, khó mà xác định được rằng, các nhà lãnh đạo trong quân đội Trung Quốc có bố trí lực lượng quân đội, ngầm chống lại Tập Cận Bình hay không.
Những năm gần đây, quân đội Trung Quốc rõ ràng là xem thường các mệnh lệnh của đảng và có dấu hiệu hoạt động riêng lẻ. Nhìn từ việc quân đội nước này bí mật mở rộng tăng cường vũ khí và tên lửa hạt nhân chiến lược, động thái này khiến người ta không khỏi quan ngại.
Giang Trạch Dân trao bằng khen biểu dương năng lực quân sự của Từ Tài Hậu khi ông Giang còn đương nhiệm
Tờ Liên hợp tảo báo của Singapore cho biết, trước đây Trung Quốc trước ngày kỷ niệm thành lập Đảng và ngày quốc khánh rất hiếm khi công bố những vụ án tham nhũng của quan chức gây bất lợi cho hình ảnh quốc gia.
Có người cho rằng, việc Trung Quốc tiến hành tiêu trừ "con hổ lớn" Từ Tài Hậu, thể hiện dụng ý cảnh báo hết sức rõ ràng. Mà việc Tập Cận Bình sờ gáy một lãnh đạo máu mặt của quân đội cho thấy, sau một năm lên nắm chính quyền và theo đuổi chính sách chống tham nhũng, quyền lực của Tập Cận Bình trong nội bộ Đảng cộng sản Trung Quốc và quân đội đã vượt mặt những người tiền nhiệm là Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và đang dần chứng tỏ một hình tượng "anh hùng chính trị" tương tự Đặng Tiểu Bình.
Chuyên gia chính trị - Lý Thiên Tiếu trong một cuộc phỏng vấn cho biết, nếu so sánh quyền lực giữa Giang và Tập, lần này rõ ràng là Giang Trạch Dân đã cho thấy sự yếu thế của mình. Trong tương lai nhiều khả năng Tập Cận Bình sẽ dần dần càn quét toàn bộ thế lực của Giang Trạch Dân và từng bước xây dựng thế lực tay chân của riêng mình.
Có nhà phân tích cho rằng, Từ Tài Hậu có thể sẽ trở thành trường hợp đầu tiên bị tước đi quân hàm cấp tướng. Vì căn cứ theo quy định về điều lệ quân hàm của quan chức Trung Quốc "quan chức quân đội phạm tội, sẽ bị tước quyền lợi chính trị hoặc bị phạt tù trên 3 năm tù, và bị tòa án tước đoạt quân hàm". Tuy nhiên, theo số liệu công bố công khai, quân đội Trung Quốc kể từ khi phục hồi hệ thống quân hàm vào năm 1988, chưa có tướng lĩnh quân đội nào bị tước bỏ quân hàm.
Mai Thanh (dịch theo RFI)
Theo NTD
Reuters: Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào đồng ý điều tra Chu Vĩnh Khang Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình đã đạt được sự đồng thuận để điều tra Chu Vĩnh Khang với hành vi vi phạm kỷ luật đảng. Reuters ngày 30/7 đưa tin cho biết, hai nhà cựu lãnh đạo Trung Quốc có ảnh hưởng đã đồng ý cho phép Chủ tịch Tập Cận Bình mở cuộc điều tra chống lại Chu...