Tập Cận Bình dùng “ngoại giao sinh nhật” để lôi kéo Ấn Độ
Động thái chọn đúng ngày sinh nhật để đến, chọn Gujarat quê hương Narendra Modi để thăm đầu tiên khi tới Ấn Độ của Tập Cận Bình rõ ràng là có tính toán.
Thủ tướng Narendra Modi đưa vợ chồng Tập Cận Bình thăm bảo tàng, thiết đại tiệc để cảm ơn món quà sinh nhật.
Tờ Apple Daily Hồng Kông ngày 18/9 bình luận, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chọn đúng ngày sinh nhật của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và tới tận quê nhà ông hôm qua để chúc mừng và chọn đây là điểm đặt chân đầu tiên của chuyến công du Ấn Độ là một hình thức ngoại giao mới, ngoại giao sinh nhật.
Không chỉ có vậy, trong chuyến công du chúc thọ này, Tập Cận Bình còn cam kết đầu tư một khoản tiền lớn vào xây dựng cơ sở hạ tầng tại Ấn Độ. Đồng thời Bắc Kinh đã thay Đại sứ với nhân sự cấp cao hơn ngay trước chuyến thăm cho thấy rõ ý đồ muốn lôi kéo New Delhi để chống lại ảnh hưởng của Nhật Bản. Tuy nhiên tranh chấp biên giới sẽ vẫn là mâu thuẫn thâm căn cố đế cản trở quan hệ song phương.
Động thái chọn đúng ngày sinh nhật để đến, chọn Gujarat quê hương Narendra Modi để thăm đầu tiên khi tới Ấn Độ của Tập Cận Bình rõ ràng là có tính toán. Khi hai vợ chồng Tập Cận Bình từ sân bay về khách sạn, ông Modi đã ra tận xe để đón, bắt tay, chụp ảnh. Nhưng so với cuộc gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe lần đầu tiên đã ôm hôn nồng nhiệt hồi tháng trước thì không khí tiếp đón Tập Cận Bình có phần kém thân tình hơn một chút.
Bù lại, Narendra Modi đã đáp lễ xứng đáng món quà sinh nhật của Tập Cận Bình bằng cách đích thân đưa vợ chồng nhà lãnh đạo Trung Quốc thăm tu viện Sabarmati Ashram, còn gọi là bảo tàng Gandhi. Sau đó ông cùng đi dạo, cùng xem văn nghệ với vợ chồng Tập Cận Bình. Buổi tối cùng ngày, Narendra Modi đã thiết đại yến trên 100 món đặc sản nổi tiếng để chiêu đãi Tập Cận Bình và phái đoàn Trung Quốc, bày tỏ cảm ơn về món quà sinh nhật đã giành cho ông.
Video đang HOT
Tập Cận Bình dùng chiến thuật “ngoại giao sinh nhật” lấy lòng nhà lãnh đạo Ấn Độ.
Đây là lần đầu tiên sau 8 năm nguyên thủ Trung Quốc sang thăm Ấn Độ, cũng là lần tiếp nguyên thủ nước lớn đầu tiên đến thăm kể từ khi ông Modi nhậm chức hồi tháng 5. Do quan hệ Trung – Nhật, Trung – Việt thời gian gần đây gia tăng căng thẳng (bởi những hành vi phạm pháp, vô lối của Trung Quốc – PV), chuyến công du của Tập Cận Bình được xem như chủ yếu để lôi kéo New Delhi.
Trước khi Tập Cận Bình đặt chân tới quốc gia này, Ấn Độ và Việt Nam đã ký kết các hiệp định hợp tác quân sự và dầu khí trên Biển Đông, động thái Bắc Kinh đặc biệt quan tâm và (ám ảnh) xem nó như hình thức “liên thủ đối phó ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở châu Á”.
Bắc Kinh cũng muốn thông qua chuyến thăm này của Tập Cận Bình để vãn hồi cục diện. Truyền thông Ấn Độ cho hay, Tập Cận Bình đã quyết định cam kết đầu tư sang Ấn Độ 10 tỉ USD, nhiều gấp 3 lần cam kết của Thủ tướng Shinzo Abe, tuy nhiên cánh quan chức đã phủ nhận con số hàng chục tỉ USD này.
Hôm qua Tập Cận Bình đã lưu lại quê nhà ông Modi 5 giờ, sau đó mới bay đến New Delhi và hôm nay mới bắt đầu nghi thức đón tiếp chính thức và hội đàm với Thủ tướng nước chủ nhà tại thủ đô.
Theo Giáo Dục
Học giả Ấn Độ: Chính phủ nên bắt tay Việt Nam để đối phó Trung Quốc
Ân Đô nên chống lại chủ nghĩa bành trướng của Trung Quôc bằng cách thắt chặt quan hệ chiến lược với Viêt Nam, Nhât Ban, Philippines và Indonesia, một chuyên gia Ân Đô nhận định.
Tàu chiến Ân Đô tập trận ở Vịnh Bengal - Anh: Reuters
The Hindu, một trong những tờ báo lâu đời nhất Ân Đô, hôm 11.9 dẫn lời ông G. Parthasarathy nhận định cán cân quyền lực thực tế tại châu A sẽ được xác lập bởi quan hệ giữa bộ ba gồm "một Trung Quôc quân phiệt, hiếu chiến, đang tăng trưởng nhanh, một Nhât Ban già cỗi, nhưng sáng tạo về mặt công nghệ và một Ân Đô vẫn đang ngập ngừng không biết làm thế nào để giải quyết mối quan hệ tay ba này một cách tốt nhất".
Ân Đô ít nhất nên cung cấp tên lửa siêu thanh Brahmos cho các quốc gia bằng hữu tại Thai Binh Dương như Viêt Nam, Philippines và Indonesia, trong bối cảnh Trung Quôc luôn sẵn sàng dọa nạt các nước làng giềng
Ông G. Parthasarathy
Ông G. Parthasarathy là một quan chức ngoại giao cấp cao lão luyện của Ân Đô và là một trong những nhà phân tích chính trị hàng đầu nước này.
Một yếu tố đáng chú ý là giữa Ân Đô và Nhât Ban không có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ có thể dẫn đến căng thẳng giữa 2 nước, chuyên gia này lưu ý.
Trong khi đó, Trung Quôc đã thực thi các chính sách liên quan đến biên giới trên bộ lẫn trên biển có thể gây ra căng thẳng với Ân Đô, Nhât Ban, Han Quôc, Viêt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Indonesia, theo ông Parthasarathy.
"Chuyến thăm Nhật của Thu tương Ân Đô Narendra Modi và chuyến thăm Ân Đô sắp tới của Chủ tịch Tập Cận Bình, cũng như chuyến thăm Pakistan và Sri Lanka của ông Tập, có thể được xem như động thái tạo cân bằng quyền lực trong tình hình hiện tại", chuyên gia Ân Đô đánh giá.
"Từ lâu Bắc Kinh đã cố kiềm hãm Ân Đô tại Nam Á. Không có biện hộ nào khác cho chuyện nước này trang bị cho Pakistan (quốc gia láng giềng đang có tranh chấp biên giới với Ân Đô) không chỉ xe tăng, tàu chiến, chiến đấu cơ, mà còn giúp Pakistan phát triển vũ khí hạt nhân và công nghệ san xuât tên lửa", ông Parthasarathy phân tích.
Ngoài ra, Trung Quôc cũng liên tục cố ngăn ảnh hưởng của Ân Đô tại Nepal, Bhutan, Myanmar, Bangladesh, Sri Lanka và Maldives, theo cựu quan chức ngoại giao Ân Đô.
Ông Parthasarathy còn chỉ trích Bắc Kinh không có thiện chí trong việc giải quyết tranh chấp biên giới với Ân Đô khi tìm cách tránh né phân định Đường kiểm soát (LoC), giới tuyến tạm thời giữa 2 nước tại vùng Ladakh.
Mặc dù liên lạc giữa chỉ huy quân đội 2 nước đã được tăng cường, nhưng quân đội Ân Đô và Trung Quôc vẫn liên tục đụng độ nhau tại LoC, theo ông Parthasarathy.
"Trong khi chinh phu đang gia tăng sức mạnh phòng ngự tại vùng biên giới Ân Đô-Trung Quôc bằng cách tạo ra các đội hình tấn công mới, nâng cấp hệ thống liên lạc và điều động các đội chiến đấu cơ SU-30 tại khu vực, thì các nhà đàm phán của chúng ta đôi khi lại cẩn trọng quá mức và thậm chí còn tỏ vẻ có lỗi với phía Trung Quôc", cựu quan chức ngoại giao Ân Đô chỉ trích.
"Đã đến lúc phải thay đổi kiểu suy nghĩ này và bắt tay với các đối tác như Viêt Nam và Nhât Ban để thiết lập một cán cân quyền lực ở châu A", ông Parthasarathy nói.
Chuyên gia này còn kêu gọi Ân Đô ít nhất nên cung cấp tên lửa siêu thanh Brahmos cho các quốc gia bằng hữu tại Thai Binh Dương như Viêt Nam, Philippines và Indonesia, trong bối cảnh Trung Quôc luôn sẵn sàng dọa nạt các nước làng giềng.
Theo Thanh Niên
Cạnh tranh Biển Đông thúc đẩy Trung-Ấn chạy đua răn đe hạt nhân? Cuộc cạnh tranh năng lượng và tài nguyên khác ở Ấn Độ Dương và Biển Đông đã trở thành nhân tố chủ yếu xây dựng lực lượng răn đe. Tàu ngầm hạt nhân Arihant Ấn Độ Trung-Ấn phát triển trang bị hải quân, coi trọng động cơ hạt nhân Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 27 tháng 7 dẫn tờ "The...