Tạo thuận lợi nhất để nông dân tiếp cận vốn tín dụng
Đó là mục tiêu tổng quát của Chương trình phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nước, Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (LHPNVN).
Chương trình nhằm tổ chức và thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/NĐ-CP của Chính phủ.
Lãnh đạo Hội NDVN, Ngân hàng Nhà nước và Hội LHPNVN (từ trái qua phải) ký chương trình phối hợp.
Lễ ký kết chương trình phối hợp đã diễn ra vào chiều tối nay (23.6) tại Hà Nội. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn và Chủ tịch Hội LHPNVN Nguyễn Thị Thu Hà đồng chủ trì lễ ký với sự tham dự của lãnh đạo Thường trực, lãnh đạo các vụ, ban, đơn vị chuyên môn của 3 cơ quan.
Ba nội dung phối hợp được các cơ quan thống nhất đưa vào thực hiện gồm: Chỉ đạo các tổ chức tín dụng, nhất là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NNPTNT) và các cấp Hội NDVN, Hội LHPNVN thực hiện thỏa thuận ủy thác cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015 của Chính phủ; tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; kiểm tra, giám sát việc thực hiện thỏa thuận ủy thác tín dụng giữa Hội NDVN, Hội LHPNVN các cấp và việc sử dụng vốn vay của hội viên…
Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn phát biểu tại lễ ký kết chương trình phối hợp.
Phát biểu tại lễ ký kết, Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn cho biết, để thực hiện chương trình phối hợp, Hội NDVN sẽ tổ chức tập huấn về nghiệp vụ ủy thác, nghiệp vụ tín dụng cho đội ngũ cán bộ Hội ND các cấp; tích cực tuyên truyền, hướng dẫn hội viên, nông dân xây dựng các mô hình sử dụng vốn tín dụng hiệu quả…
Video đang HOT
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng khẳng định, việc ký kết và triển khai Chương trình phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nước với Hội NDVN, Hội LHPNVN rất quan trọng trong việc dẫn vốn tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần đưa Nghị định số 55/2015 của Chính phủ phát huy hiệu quả.
Ủy viên T.Ư Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng phát biểu tại lễ ký kết chương trình phối hợp.
Thống đốc Lê Minh Hưng cũng cho biết, những năm qua, thực hiện Nghị định số 41/2010 của Chính phủ, Ngân hàng NNPTNT đã phối hợp với Hội NDVN, Hội LHPN VN các cấp thành lập 35.000 tổ vay vốn với dư nợ 37.000 tỷ đồng; phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) thành lập 136.000 tổ tiết kiệm và vay vốn với dư nợ 105.000 tỷ đồng. Chất lượng tín dụng khá tốt, tỷ lệ nợ xấu thông qua tổ vay vốn Ngân hàng NNPTNT chỉ chiếm 0,57%; còn với Ngân hàng CSXH chỉ chiếm 0,37%…
Theo Danviet
Tăng nặng chế tài, truy trách nhiệm tới cùng
Sau khi đăng chuyên đề "Thông tin thất thiệt làm hại nhà nông" (ngày 17.5), Báo NTNN nhận được nhiều ý kiến chia sẻ, trao đổi. Trong đó, Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) Lại Xuân Môn đã từ Bạc Liêu - nơi ông đang tiến hành vận động bầu cử đại biểu Quốc hội - cũng lên tiếng về vấn đề này.
Thưa Chủ tịch, ông đã đọc chuyên đề của Báo NTNN phản ánh tình trạng hàng loạt tin đồn thất thiệt, vô căn cứ được tung ra gần đây trên mạng xã hội, trang điện tử, báo chí... gây phương hại cho ND trực tiếp sản xuất. Ông đánh giá như thế nào về tác động của truyền thông, mạng xã hội trong lĩnh vực thông tin về nông sản, an toàn thực phẩm trong thời gian qua?
- Trong bối cảnh năm 2016, thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cực đoan đã gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp và cuộc sống người dân. Trong khi Tây Nguyên trải qua thời kỳ khô hạn và đồng bằng sông Cửu Long bị khô hạn, xâm nhập mặn khốc liệt nhất trong gần 100 năm qua, thì ở miền Bắc và miền Trung lại liên tục xuất hiện mưa đá, gió lốc...
Đầu năm 1.2013, nông dân ĐBSCL lao đao trước tin đồn "trồng dưa hấu sử dụng hóa chất
từ Trung Quốc". Ảnh:T.L
Thời gian tới, các cấp Hội NDVN vẫn sẽ tiếp tục tuyên truyền, động viên, định hướng, hướng dẫn và hỗ trợ các hội viên, ND sản xuất theo chuỗi giá trị nông sản an toàn, nói không với sản xuất thực phẩm bẩn. Đồng thời, các cấp Hội sẽ tăng cường công tác tập huấn, tư vấn pháp luật để người dân tự bảo vệ chính mình". Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn
Để động viên ND đoàn kết, tương thân, tương ái khắc phục khó khăn, tiếp tục học hỏi áp dụng các tiến bộ, vươn lên trong sản xuất, ngoài sự vào cuộc của các cấp, các ban, ngành, tổ chức đoàn thể thì các cơ quan truyền thông có vai trò khá lớn. Thế nhưng, cũng trong bối cảnh đó, đáng buồn là có những thông tin một chiều, thiếu kiểm chứng được đưa ra đã làm điêu đứng người ND.
Liên tiếp trong thời gian vừa qua, hàng loạt các tin đồn không đáng có xuất hiện liên quan đến nông sản do ND sản xuất ra. Điển hình và mới đất nhất là vụ "Dùng chổi quét rau" ở Thanh Hóa. Ngoài những trường hợp trên, còn rất nhiều thông tin thất thiệt khác như: Dưa hấu ế ẩm vì tin đồn sử dụng hóa chất từ Trung Quốc; ăn chuối, bưởi gây ung thư khiến người trồng bưởi ở tỉnh Tiền Giang điêu đứng, xoài dùng túi bao trái có chứa chất độc ở Đồng Tháp...
Theo Chủ tịch, những tin đồn thất thiệt hoặc những tin, bài báo chí thiếu trách nhiệm đã ảnh hưởng thế nào đến đời sống của ND?
Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) Lại Xuân Môn.
- Mặc dù các tin đồn tai hại hoặc những tin, bài báo chí đã được cải chính, những người có trách nhiệm liên quan đã được xử lý, phải xin lỗi nhưng nông sản an toàn của bà con làm ra vẫn ế ẩm, tư thương lợi dụng để ép giá kiếm lời. Để có một vụ mùa bội thu, bà con ND tốn rất nhiều mồ hôi, công sức và tiền bạc. Mọi hy vọng đổ dồn vào ngày thu hoạch bỗng chốc trở thành nỗi hoang mang, thất vọng, thất thu...
Đáng nói, đây không phải lần đầu xuất hiện những thông tin thất thiệt được phát tán trong xã hội một cách thiếu căn cứ kiểm chứng. Nhất là sau khi các cơ quan chức năng vào cuộc xác định đó là thông tin thất thiệt, nhưng không đơn vị nào đề cập tới việc ai chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho ND.
Là tổ chức đại diện cho giai cấp ND, trước thực trạng như Chủ tịch vừa nêu, Hội NDVN có quan điểm gì và có giải pháp gì để bảo vệ người ND?
- Hội NDVN là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp NDVN. Một trong những chức năng của Hội là chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của ND; tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ ND trong sản xuất, kinh doanh và đời sống...
Hội NDVN lên án mạnh mẽ việc phát tán các tin đồn thất thiệt, hành động cố ý, chủ ý, dàn dựng không đúng sự thật trong truyền thông, báo chí gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống hội viên, ND. Vốn dĩ người ND đã vất vả, cực khổ trăm bề thì những tin đồn thất thiệt khiến họ rớt nước mắt vì thất thu một cách oan uổng.
T.Ư Hội NDVN đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan cần bổ sung chế tài xử lý, quy trách nhiệm tới cùng đối với những kẻ có hành vi tung tin đồn thất thiệt, gây thiệt hại cho cộng đồng, nhất là người ND. Bà con ND rất cần được bảo vệ một cách chính đáng trước các tin đồn thất thiệt.
Xin cảm ơn Chủ tịch!
TS Nguyễn Duy Lượng - nguyên Phó Chủ tịch T.Ư Hội ND Việt Nam: Nông dân cần biết tự bảo vệ mình Mặc dù đa số các tin đồn liên quan đến ND, nông sản được cải chính nhưng "chờ được vạ thì má đã sưng", nông sản ế ẩm, ND khốn đốn. Mặc dù, Nhà nước cũng đã ban hành khá nhiều văn bản xử phạt hành chính quản lý thông tin trên trang điện tử, mạng xã hội, tuy nhiên việc kiểm soát các tin đồn thất thiệt thông qua mạng xã hội vẫn chưa được thực hiện nghiêm và hiệu quả.
Thiết nghĩ, để bảo vệ ND trước các tin đồn thất thiệt thì các cơ quan quản lý cần tiếp tục có những biện pháp quyết liệt, nghiêm khắc hơn. Cần bổ sung chế tài, quy định xử lý cụ thể và nghiêm khắc để răn đe và trừng phạt thích đáng đối với các hành vi tung tin đồn thất thiệt.
Quan trọng hơn cả, người ND phải tự biết bảo vệ chính mình trước các tin đồn thất thiệt bằng cách cùng nhau cam kết, đồng lòng thực hiện nghiêm quy trình sản xuất nông sản an toàn, kiên quyết đấu tranh và nói không với thực phẩm bẩn, tạo niềm tin cho chính mình và người tiêu dùng. TS Lê Đăng Doanh - chuyên gia kinh tế: Khởi kiện hành vi đăng thông tin sai Việc để xảy ra các thông tin thất thiệt liên quan đến vấn đề sản xuất, an toàn thực phẩm trong nông nghiệp, tôi thấy đây là trách nhiệm của cơ quan báo chí và trách nhiệm của Bộ Thông tin-Truyền thông (TTTT), họ phải có biện pháp xử lý nghiêm khắc vấn đề này. Chúng ta rất cần một nền báo chí năng động có trách nhiệm và tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Tuy nhiên, việc đưa những thông tin thiếu căn cứ và gây ra tác hại như thế, tôi nghĩ trước hết Bộ TTTT, các hiệp hội, Hội Nông dân (ND) phải sớm phát hiện, sớm lên tiếng và có những hành động lập tức, những đòi hỏi nghiêm túc. Chẳng hạn, nếu cơ quan truyền thông xử lý chưa thỏa đáng, có lẽ cần có đơn kiện để bắt những đơn vị hay cá nhân tung tin phải chịu trách nhiệm và đền bù cho ND chứ không thể xử lý nhẹ nhàng được. Người ND một nắng hai sương, họ không có khả năng theo dõi kịp thời báo chí, truyền hình, họ không thể là người xem TV thường xuyên và phát hiện sớm vấn đề, thậm chí là vấn đề liên quan đến họ, họ đang rất bận rộn với lao động sản xuất, bận rộn với đồng ruộng của mình. Trước tình hình đó, Bộ TTTT, các hiệp hội, Hội ND phải có trách nhiệm xem xét, cần phải chú ý hơn nữa, các hiệp hội, Hội ND cần có bộ phận theo dõi thông tin trên báo chí để bảo vệ người ND. Còn riêng với các cơ quan truyền thông báo, đài cần phải có trách nhiệm khi đăng tải những thông tin thiếu căn cứ, không chỉ chịu trách nhiệm hành chính họ còn phải chịu trách nhiệm cả về kinh tế, phải đền bù cho người ND.
An Nhiên- Đức Thịnh (ghi)
Theo Danviet
9 nhiệm vụ trọng tâm của các cấp hội trong quý II Phó Chủ tịch Thường trực BanChấp hành T.Ư Hội Nông dân Việt Nam Lại Xuân Môn vừa ký phát hành báo cáo công tác hội và phong trào ND quý I, nhiệm vụ công tác quý II năm 2016. Theo đó, 3 tháng đầu năm 2016, các cấp Hội ND trong cả nước tiếp tục thực hiện tốt các lĩnh vực công tác......