Tạo “thế giới phẳng” để hàng Tàu đè hàng Việt
Từ nhập tiểu ngạch hay chính ngạch; từ hàng thực phẩm, gia dụng hay vật tư, nguyên phụ liệu… hàng Trung Quốc vẫn tràn ngập thị trường Việt Nam.
Nhiều chuyên gia cho rằng, đây là hậu quả khi hàng rào kỹ thuật của Việt Nam vẫn còn lỏng lẻo. Sự thiếu hụt các rào cản kỹ thuật đã tạo cơ hội “ thế giới phẳng” để hàng Trung Quốc gấy sức ép lên hàng hóa Việt Nam.
Mất cân đối trong chính ngạch
Trong kim ngạch nhập khẩu gần 40,2 tỷ USD 4 tháng đầu năm 2013, với thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất là Trung Quốc, ước tính 4 tháng, nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc gần 10 tỷ USD, nhưng xuất khẩu vào Trung Quốc ước đạt 3,9 tỷ USD, ước số nhập siêu 4 tháng khoảng 6 tỷ USD.
Ông Đào Ngọc Chương, Phó Vụ trưởng Vụ Châu Á-Thái Bình Dương (Bộ Công Thương), cho rằng nguyên nhân là phần lớn hàng nhập khẩu của Việt Nam là vật tư đầu vào cho sản xuất công nghiệp, nguyên phụ liệu cho gia công xuất khẩu và nhà thầu của các dự án lớn tại Việt Nam là Trung Quốc. Trong khi đó, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam chưa đa dạng, những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu lại là tài nguyên như dầu thô, than đá phải giảm do tăng tiêu dùng, chủ trương hạn chế xuất khẩu.
Tiến sĩ Võ Trí Thành bày tỏ sự lo lắng trong một diễn đàn gần đây: “Lượng hàng trung gian nhập khẩu quá lớn phản ánh nền kinh tế Việt Nam, nhất là các DN vừa và nhỏ, đang phải bươn chải, sống sót phụ thuộc lớn vào việc nhập hàng Trung Quốc. Tới một thời điểm nào đó chỉ cần Trung Quốc cho ngừng xuât khẩu là hàng loạt DN hấp hối vì không ứng phó kịp với tình huống trên. Khả năng cạnh tranh, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam, rất yếu cũng cho thấy chúng ta đang quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, cả hàng trung gian lẫn hàng tiêu dùng cuối cùng”.
Nhiều chuyên gia cho rằng việc chống đỡ trước sự đổ bộ của hàng Trung quốc trước mắt cần đầu tư nhiều hơn cho công nghiệp hỗ trợ ở trong nước. Có thể tập trung tạo điều kiện để uhu hút được nhiều Tập đoàn đa quốc gia mở cơ sở sản xuất kinh doanh tại Việt Nam; đẩy mạnh phát triển các ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu; có chính sách quản lý nhập khẩu qua đường biên mậu tốt hơn để dịch chuyển từ nhập khẩu biên mậu sang chính ngạch, đảm bảo yêu cầu ổn định sản xuất, xuất khẩu.
Tiến sĩ Võ Trí Thành cho rằng sau khi thuế bị dỡ bỏ trong các cam kết FTA, vấn đề còn lại sẽ là các điều tiết sau đường biên giới về cạnh tranh, cấp phép, dịch vụ, thương mại mà chúng ta cần phải chú ý. Tuy nhiên, với lợi thế khoảng cách về mặt địa lý trong vận chuyển, hàng hóa Trung Quốc có giá rẻ và mẫu mã phù hợp, trong khi công nghiệp hỗ trợ trong nước còn kém phát triển, việc Việt Nam giảm nhập siêu từ Trung Quốc vẫn chưa thể giải quyết ngay.
Video đang HOT
Thua hoàn toàn trên tiểu ngạch
Thông thường mỗi ngày mở các trang thông tin điện tử hay báo chí đều nhận được một thông tin mới về hàng hóa kém chất lượng có xuất xứ từ Trung quốc. Hầu hết các mặt hàng này đều thông qua con đường tiểu ngạch và nhập lậu. Thậm chí nhiều sản phẩm vẫn được “đội lốt” hàng Việt thâm nhập thị trường trước sự cảnh giác của người tiêu dùng. Đáng sợ hơn hầu hết các sản phẩm nông sản, thủy sản của Trung Quốc đều gặp phải vấn đề về lưu lượng chất độc hại nó mang theo.
Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao, nêu ra để cảnh báo, hàng hóa ruột Trung Quốc, nhãn mác Việt Nam bây giờ đã không còn là hiện tượng bột phát, nhỏ lẻ, nhập theo đường tiểu ngạch mà đang là một trào lưu. Dạng hàng hóa ngụy trang này đang khiến thị trường nội địa gặp khó khăn.
Những năm qua, người tiêu dùng VN đã “phớt lờ” hàng loạt “vết đen” của hàng Trung Quốc nhưng hiện tại khi vừa ý thức được những nguy hại thì hàng đã tạo nên một cắm rễ khá sâu tại thị trường. Tuy vậy, trước sự “bao vây” của hàng Trung Quốc với giá rẻ và mẫu mã đa dạng, đồng thời chất lượng lại rất “lờ mờ”, thì việc xử lý lại chưa thật rốt ráo.
Một lãnh đạo quản lý thị trường ở TPHCM từng than thở: “Tại sao không thắt chặt phần gốc ở các cửa khẩu, giờ để tràn lan như thế này thử hỏi làm sao chúng tôi có thể chống chọi khi hàng nhập lậu từ đầu nguồn liên tục đổ về ào ạt”.
Hàng nông, thuỷ sản Trung Quốc vào Việt Nam phần lớn là không phép, chủ yếu được nhập lậu qua đường tiểu ngạch. Việc cần làm là tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xây dựng kế hoạch tổng thể (tầm quốc gia) để phối hợp tốt hơn trong việc kiểm tra, kiểm soát hàng nhập khẩu qua biên giới.
Trước thực trạng nông sản, thủy sản Trung Quốc đang phủ sóng khắp chợ Việt Nam, đại diện lãnh đạo bộ NN&PTNT cho biết việc nhập lậu các mặt hàng Trung Quốc với số lượng lớn chắc chắn ảnh hưởng sản xuất trong nước. Hàng lậu đi bằng đường mòn, lối mở tại khu vực biên giới nên rất khó kiểm tra, kiểm soát. Thời gian qua những mặt hàng như cá tầm, ốc, ếch… về nhiều hầu hết do nhập lậu nên trách nhiệm chính là của Bộ Công Thương.
Trong khi đó một lãnh đạo Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) phân trần: “Lực lượng của các cơ quan Trung Ương hiện đang rất mỏng để có thể xử lý triệt để vấn đề này. Cần phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền địa phương. Các chợ đầu mối phải làm sao kiểm soát được nguồn gốc hàng hoá. Các hộ buôn bán phải có cam kết cụ thể với lực lượng y tế, thú y địa phương… về nguồn gốc hàng hoá như mua của ai, chủ hàng tên gì, ở đâu, có hóa đơn chứng từ không…”.
Theo Dantri
Đồ chơi Trung Quốc độc hại tràn ngập chợ
Đa dạng về mẫu mã, màu sắc, giá rẻ... đồ chơi trẻ em độc hại được nhập về từ Trung Quốc đang tràn ngập trên địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận. Về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm ra sao không ai cần biết, miễn bán chạy hàng là được.
Phần lớn đồ chơi trẻ em được bán tại chợ Bình Tây là hàng nhập từ Trung Quốc
Tìm đến chợ Bình Tây (quận 6), nơi được xem là đầu mối cung cấp số 1 về các loại đồ chơi trẻ đủ chủng loại, giá cả ưu đãi. Các gian hàng bày bán đồ chơi trẻ em nằm san sát nhau được bày trí rất bắt mắt. Những con thú thổi hơi, rô bốt, người máy, bong bóng....có đủ. "Chỗ chị mặt hàng nào cũng có, em thấy đó, màu sắc rực rỡ, kiểu dáng thì khỏi chê, ở nước ngoài, phim ảnh có cái gì hay thì đồ chơi chỗ chị có đủ, đáp ứng được nhu cầu thị trường. Nếu mua nhiều chị tính giá ưu đã cho" - Một tiểu thương đon đả tiếp chúng tôi.
Khi được hỏi về nguồn gốc của các loại đồ chời thì hầu hết các tiểu thương tại chợ Bình Tây không ngần ngại cho biết, có đến 90% là hàng nhập về từ Trung Quốc. Trung bình nỗi tháng chợ này nhập gần 100 tấn đồ chơi trẻ em các loại, việc nhập về chủ yếu theo đường tiểu ngạch.
Tại chợ Hạnh Thông Tây (quận Gò Vấp), tuy quy mô không bằng chợ Bình Tây nhưng về mẫu mã, chủng loại đồ chơi trẻ em thì khá đa dạng. Riêng về nguồn gốc hàng hóa cũng như chất lượng sản phẩm không một tiểu thương nào hiểu rõ. Có chăng khi được hỏi họ cũng chỉ ngập ngừng cho biết "Đồ chơi là của Trung Quốc, thấy có nhiều người mua thì bán...".
Ghi nhận tại một quầy bán đồ chơi trẻ em nằm trên đường Hoàng Hoa Thám (phường 13, quận Tân Bình), chị Đỗ Thị Hà Xuyên (người địa phương) cho biết: "Con chị rất thích con thú nhún, đồ chơi hình siêu nhân, ô tô hoặc những quả bóng nhiều màu sắc. Thấy sản phẩm được bày bán đại trà, giá rẻ nên mua chứ nguồn gốc của các món đồ chơi chị không để ý".
Những loại đồ chơi càng nhiều màu sắc rực rõ càng có nguy cơ chứa nhiều chất độc hại
Cũng giống như chị Xuyên, hàng ngàn người tiêu dùng khác vẫn chưa hiểu rõ về tác hại của các loại đồ chơi có nguồn gốc không rõ ràng. Đằng sau những màu sắc hấp dẫn, giá cả ưu đãi và đa dạng về chủng loại là những nguy cơ tiềm ẩn chất độc hại gây nguy hiểm cho trẻ.
Theo viện nghiên cứu hóa học TP.HCM, các sản phẩm càng nhiều màu mắc sắc thì tiềm ẩn nguy cơ độc hại càng cao. Vì dung dịch tạo màu này không phải màu thực phẩm mà là màu dành cho ngành công nghiệp được tạo nên từ các loại hóa chất độc hại như: Crom, chì, thủy ngân...
Các đồ chơi làm bằng nhựa luôn có chất hóa dẻo phthalate chất này dễ dàng rời bỏ chất gốc và dễ phân tán vào cơ thể nếu nó tiếp xúc với nhiệt độ nóng, khi trẻ ngậm đồ chơi hoặc qua đường hô hấp. Đã có nghiên cứu cho thấy các hợp chất này có cấu trúc giống như hóc môn sinh dục nữ vì thế nó có tác dụng đến trẻ nam khi mà hệ thống sinh dục phát triển chưa hoàn chỉnh từ đó gây ra hiện tượng vô sinh nam hoặc nam bị nữ tính hóa hoặc các em bé gái bị dậy thì sớm. Ngoài ra, phthalate là chất có thể gây nguy cơ mắc các bệnh hen suyễn và dị ứng là rất cao đối với trẻ em.
Những nguy hại trên sẽ ít ai biết được nếu không có kết quả của Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lương khu 1. Theo ông Phạm Hữu Cát - Phó Chi cục trưởng chi cục quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa Miền Nam, trong thời gian tới các địa phương và Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng sẽ kiểm tra về đồ chơi trẻ em lưu thông trên thị trường làm sao đồ chơi trẻ em khi cung cấp ra thị trường phải đảm bảo chất lượng.
Thông tin về nguồn gốc sản phẩm được in rất mờ và nằm ở vị trí khuất
"Muốn quản lý tốt cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan với nhau, nhất là các lực lượng như Quản lý thị trường; lực lượng hải quan, biên phòng và các cơ quan quản lý chuyên ngành, các địa phương có cửa khẩu..." - Ông Cát nhấn mạnh.
Liên quan đến vấn đề đồ chơi trẻ em có nguồn gốc Trung Quốc độc hại, Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Nam đang phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng TP.HCM kiểm tra, lấy mẫu các đồ chơi trẻ em được bày bán trên thị trường để đem kiểm tra chất lượng sản phẩm. Đợt kiểm tra sẽ kéo dài đến ngày 30/5.
Theo Dantri
Thu hút nhân tài: "Chìa tay mời nhưng cũng phải biết chia tay" Nói về công tác thu hút nhân tài để phát triển TP Đà Nẵng, Giám đốc Sở Ngoại vụ cho rằng, thu hút nhân tài phải có thực tâm, đồng thuận đồng lòng để người được thu hút phát huy hết tài năng. "Chìa tay ra mời nhưng cũng phải biết chia tay". Ngày 26/4, Ban Tổ chức TƯ và Ban Tổ chức...