Táo ta – vừa rẻ, vừa tốt cho sức khỏe bạn không nên lãng phí
So với táo tàu, hàm lượng vitamin C của táo ta cao hơn đến 100 lần. Có thể nói hàm lượng vitamin C trong táo ta là đứng đầu trong các loại quả.
Táo – vị thuốc trong y học cổ truyền
Sách của Trung Quốc cổ xưa chuyên viết về nông nghiệp từng ghi táo là loại quả có nhiều chất bổ. Y học cổ truyền kết luận táo có tác dụng dưỡng tì khí, bình vị khí, thông cửu khiếu, bổ khí, sinh tân dịch. Trong nhiều thang thuốc chữa ngoại cảm, nội thương thường có táo (táo tàu).
Phụ nữ tứ tuần, tuổi hồi xuân hay bị sốt cao, đổ mồ hôi, hay hồi hộp hoặc bị bệnh tâm thần khi khóc lúc cười, thiếu máu, suy nhược thần kinh thì thang thuốc “Cam mạch đại táo” gồm 10 quả táo tàu, 30g tiểu mạch, 10g cam thảo có tác dụng an thần.
Ảnh minh họa.
Theo Y học cổ truyền, táo tàu có vị ngọt tính bình, không độc, có tác dụng bổ máu, kiện tì, chữa khỏi đau bụng đi lị, loạn nhịp tim, huyết hư khô héo… Nhân hạt táo chua cũng là vị thuốc an thần dễ ngủ, hạ huyết áp.
Một nhà khoa học người Anh từng thử nghiệm kết quả thấy bệnh nhân trên giường bệnh thường xuyên ăn táo, sức khỏe phục hồi nhanh hơn bệnh nhân chỉ đơn thuần chữa bệnh bằng thuốc.
Táo ta chứa nhiều vitamin C hơn cả cam, quýt
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, táo ta quả nhỏ hơn táo các nước Trung Quốc, Nhật, Triều Tiên… nhưng cũng rất giàu dinh dưỡng. Chất đường trong táo có từ 20%- 40%.
100g táo ta sẽ có 400 – 600 vitamin C, cao hơn 7-10 lần lượng vitamin C trong cam, quýt. So với táo Trung Quốc, hàm lượng vitamin C của táo ta còn cao hơn đến 100 lần. Có thể nói hàm lượng vitamin C trong táo ta là đứng đầu trong các loại quả.
Ngoài ra, trong táo ta, lượng vitamin P cao hơn hàng chục lần trong quýt, trong cam. Táo ta còn có các chất dinh dưỡng khác như albumin, chất béo, sắt, magie, kali…
Video đang HOT
Theo Viện Dược liệu, táo ta có tác dụng an thần. Nhân hạt chữa hồi hộp, mất ngủ, suy nhược thần kinh, giảm trí nhớ, miệng khô, ra nhiều mồ hôi. Theo đó, ngày 1- 2g (nhân sao đen 6-12g) dạng thuốc bột, viên hoặc sắc. Lá táo cũng chữa ho, hen, theo công thức ngày 20- 40g lá sao vàng, dạng sắc. Lá đắp ngoài chữa mụn nhọt, lở ngứa.
Về thành phần hóa học, quả táo chứa vitamin C, acid betulinic và betulin. Nhân hạt có saponin và phytosterol. Lá chứa rutin và quercetin.
Vitamin C tham gia vào quá trình hình thành collagen, tổng hợp carnitin, tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh, hoạt hóa hormon, khử độc, là chất chống oxy hóa, giúp hấp thu và sử dụng sắt, canxi và acid folic. Ngoài ra, nó còn có chức năng chống dị ứng, tăng cường miễn dịch, kích thích tạo dịch mật và giải phóng các hormon steroid. Vitamin C cần cho chuyển đổi thành acid mật, liên quan đến giải độc.
Cho trẻ ăn hoa quả vào mùa đông, cha mẹ cần lưu ý 4 loại sau để bảo vệ sức khỏe của con
Không phải cứ ăn nhiều hoa quả là tốt, đặc biệt là vào mùa đông - khoảng thời gian trẻ dễ bị nhiễm bệnh hơn các mùa khác trong năm.
Thời tiết mùa đông hanh khô, sức đề kháng cơ thể của trẻ tương đối yếu, dễ bị nhiễm vi rút, vi khuẩn. Trong khi đó các loại quả lại chứa nhiều chất dinh dưỡng, giúp điều hòa quá trình trao đổi chất của cơ thể, nâng cao sức đề kháng, bổ sung nước. Nhưng mùa đông, cho trẻ ăn hoa quả như thế nào để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé, mang lại lợi ích sức khỏe thì hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Hãy cẩn thận khi ăn 4 loại trái cây này vào mùa đông
1. Táo tàu
Táo tàu là loại quả có hàm lượng vitamin C tương đối cao, hàm lượng vitamin C của nó gấp 4 lần quả kiwi và 7 lần so với cam. Trong mùa đông, quả táo tàu cũng được coi là loại trái cây bổ dưỡng, nhưng khi ăn cũng cần cẩn trọng, rất dễ gặp các nguy cơ như gây ngạt thở, thủng ruột, áp xe quanh hậu môn.
Trẻ dưới 6 tuổi ăn táo tàu cần có sự giám sát của cha mẹ (Ảnh minh họa).
Vì vậy, khi ăn táo tàu mùa đông, bạn phải chú ý: trẻ dưới 3 tuổi tốt nhất cắt cùi riêng và bỏ hạt, không ăn lúc đói, trẻ dưới 6 tuổi tốt nhất nên ăn dưới sự giám sát của cha mẹ.
2. Quả khế
Khế chứa một loại chất độc, thậm chí có thể gây tử vong trong trường hợp nặng. Tuy nhiên, độc tố này không phải là mối nguy với người bình thường, chúng ta có thể đào thải qua thận, tuy nhiên người suy thận không ăn được. Vì vậy, các cơ quan của trẻ dưới 3 tuổi đang trong giai đoạn phát triển, bản thân chức năng gan thận chưa tốt thì mẹ nên chú ý không cho trẻ ăn khế.
3. Trái cam
Cam rất giàu vitamin C, cả người lớn và trẻ em đều thích ăn. Tuy nhiên, không nên ăn cam thường xuyên. Bởi vì các axit hữu cơ trong nó có thể kích thích miệng và làm mòn răng.
Vì vậy, bạn cần chú ý khi ăn cam: Không cho trẻ ăn cam khi bụng đói, không ăn cam sau 8h tối. Tốt nhất nên cho trẻ súc miệng sau khi ăn cam.
4. Quả kiwi
Một số trẻ em ăn trái kiwi có thể gây ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng (Ảnh minh họa).
Quả kiwi có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, bồi bổ cơ thể, dưỡng ẩm khô da, làm đẹp da, xoa dịu thần kinh, nâng cao trí tuệ. Tuy nhiên, quả kiwi là một loại thực phẩm lạnh và chứa nhiều pectin và axit hữu cơ. Ăn quá nhiều có thể gây hại cho lá lách và dạ dày, đồng thời có thể gây trào ngược axit dạ dày, đau dạ dày, tiêu chảy.
Các cuộc điều tra và nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số trẻ em ăn trái kiwi có thể gây ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng, chẳng hạn như ngứa cổ họng, ngứa ran ở lưỡi và thậm chí phù nề niêm mạc miệng. Vì vậy, trẻ em phải thận trọng khi ăn trái kiwi lần đầu tiên.
Không cho trẻ ăn trái cây "giả"
Trái cây sấy khô: Các loại trái cây như sấy khô bằng không khí, phơi nắng, sấy trong lò hoặc nướng bằng lò vi sóng, không thêm gia vị và không làm mất chất dinh dưỡng, là những món ăn nhẹ tương đối lành mạnh. Tuy nhiên, vì là đồ ăn vặt nên đương nhiên không thể cho trẻ ăn thường xuyên, chúng không thể thay thế cho hoa quả tươi. Trái cây sau khi sấy khô chứa nhiều đường, trẻ em ăn thường xuyên dễ bị béo phì, sâu răng. Lưu ý: Cho trẻ ăn 1 ~ 2 lần / tuần, mỗi lần không quá 15 ~ 30 gram.
Không nên cho trẻ ăn nhiều trái cây sấy khô (Ảnh minh họa)
Nước ép hoa quả : Một số mẹ nghĩ rằng, nước ép trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho trẻ. Trên thực tế, các bảng xếp hạng dinh dưỡng này là: thứ nhất là trái cây tươi, thứ nhì là bã trái cây sau khi ép, cuối cùng mới là nước ép trái cây
Kẹo trái cây: Có nhiều loại kẹo trái cây, nhìn rất bắt mắt, hấp dẫn đối với trẻ nhỏ như táo sấy dẻo, dứa sấy dẻo, mơ sấy khô,... ăn nhiều những loại kẹo này dễ hình thành thói quen ăn ngọt ở trẻ, hơn nữa thành phần dinh dưỡng không nhiều.
Ăn trái cây thế này có thể "chữa bách bệnh"
Ăn trái cây đúng cách không chỉ có thể giúp trẻ hấp thu chất dinh dưỡng, ngoài ra còn làm giảm một số triệu chứng khó chịu về thể chất.
Quả bưởi giúp thanh nhiệt: Bưởi có tác dụng thanh nhiệt rất tốt, hơn nữa hàm lượng dinh dưỡng trong quả bưởi khá cao, đặc biệt là giàu vitamin C. Lượng calo trong bưởi thấp, rất thích hợp cho những ai cần kiểm soát chế độ ăn uống.
Quả lê làm dịu cổ họng và giảm ho: Vào mùa đông trẻ dễ bị ốm, lê có nhiều nước có tác dụng làm ẩm cổ họng sau cơn ho khan, đặc biệt sau khi đun thành súp lê có thể bổ sung thêm nước cho những bé không thích uống nước.
Thanh long giảm táo bón: Thanh long có hàm lượng chất xơ cao, có thể làm tăng khối lượng phân và thúc đẩy nhu động ruột. Nó có thể được gọi là một loại quả nhuận tràng trong thế giới trái cây.
Quả táo hấp chữa tiêu chảy nhẹ: Nếu hấp táo trong vài phút, các chất dinh dưỡng trong táo sẽ không bị mất đi quá nhiều, pectin chứa trong nó cũng có tác dụng làm hết tiêu chảy.
4 loại thực phẩm rất có lợi cho gan, ăn điều độ để có cơ thể khỏe mạnh Tuy là bộ phận tương đối khỏe mạnh để lọc và loại bỏ chất độc, cặn thải ra khỏi cơ thể nhưng gan không phải là bất khả chiến bại, vẫn có thể bị tổn thương. Để bảo vệ và nuôi dưỡng gan, ăn thường xuyên 4 loại thực phẩm từ tự nhiên này là thích hợp nhất. Những người có gan tốt...