Tạo sức lan tỏa trong cuộc chiến chống tham nhũng
Đồng chí Trần Thanh Mẫn đề nghị, cùng với việc phản ánh kinh nghiệm phòng chống tham nhũng cần bảo vệ người phát hiện tố giác hành vi tham nhũng; hoàn thiện cơ chế, chính sách trong công tác này.
Đặc biệt cần có sự tham gia đồng hành của người dân cùng với hệ thống chính trị thì mới tạo sức lan tỏa sâu rộng trong xã hội.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn phát biểu tại cuộc họp.
Sáng 16/7, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Giải báo chí toàn quốc “Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí” lần thứ ba, năm 2020-2021.
Tham dự cuộc họp có các đồng chí: Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Trưởng Ban Chỉ đạo Giải; Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Phó Trưởng Ban Thường trực Giải; Thuận Hữu, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Giải; Trần Bình Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Giải cùng các thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức giải.
Thông tin về tiến độ từ khi phát động Giải đến nay, Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Phùng Khánh Tài cho biết, qua hai lần tổ chức, Giải báo chí toàn quốc “Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí” đã tạo được dấu ấn, tiếng vang trong xã hội.
Sau khi phát động Giải lần thứ ba, trên cơ sở thống nhất với các cơ quan phối hợp, Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã ban hành các Quyết định về việc thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Giải. Cùng với đó, đã ban hành Thể lệ Giải để phát hành tới Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ quan báo chí trong cả nước. Theo thể lệ Giải, thời gian tiếp nhận bài dự thi được tính từ ngày phát động đến ngày 21/6/2021 (tính theo dấu bưu điện). Lễ tổng kết và trao giải sẽ được tổ chức trong tháng 9/2021.
Video đang HOT
Thảo luận tại cuộc họp, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu khẳng định, qua 2 lần tổ chức, Giải báo chí toàn quốc “Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí” đã tạo được tiếng vang, khẳng định được vị thế của mình. Cùng với Giải báo chí quốc gia và Giải “Búa liềm vàng”, Giải báo chí toàn quốc “Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí” ngày càng khẳng định được uy tín và nhận được sự hưởng ứng tích cực của các nhà báo trong cả nước. Do đó, để giải ngày càng nhận được nhiều bài viết có chất lượng, thời gian tới, Hội Nhà báo Việt Nam sẽ đẩy mạnh phổ biến và giới thiệu về Giải tới các cấp Hội; đồng thời chỉ đạo các cấp Hội nhà báo trong cả nước tuyên truyền, vận động hội viên cùng các nhà báo tích cực tham gia và gửi các tác phẩm có chất lượng tham dự Giải.
Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Trần Bình Minh thông tin, Đài sẽ đẩy mạnh tuyên truyền Giải đến toàn xã hội; xây dựng trailer và cho phát sóng tuyên truyền, giới thiệu về Giải trên các kênh của Đài vào thời gian phù hợp. Để nâng cao chất lượng của giải, các bài tham dự ngoài nội dung các tác phẩm đối diện thẳng với tham nhũng, tiêu cực, lãng phí thì cần đề xuất những giải pháp, cơ chế để bảo vệ người đấu tranh với tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Đồng quan điểm, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Hầu A Lềnh cho rằng phải đẩy mạnh công tác truyền thông để việc tham gia phòng chống tham nhũng, lãng phí không chỉ là nhiệm vụ của hệ thống chính trị mà còn là trách nhiệm, sự tham gia của toàn dân. Vì thế, Ủy ban trung ương MTTQ Việt Nam sẽ có công văn đề nghị Thường trực tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương, các ban, bộ ngành, các tổ chức thành viên… quan tâm triển khai hưởng ứng, tham gia Giải.
Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu phát biểu tại cuộc họp .
Các ý kiến cũng đề xuất, để nâng cao chất lượng giải cần tổ chức cho các nhà báo được tập huấn để tiếp cận thông tin về công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí một cách chính thống; Ban Tổ chức cần chủ động đặt hàng các cơ quan báo chí trong việc bảo vệ người đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực; đi sâu vào phản biện những lỗ hỗng trong cơ chế, chính sách để đấu tranh với tham nhũng vặt…
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn đề nghị, để Giải báo chí toàn quốc “Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí” lần thứ ba tiếp tục tăng thêm về số lượng và chất lượng cần đẩy mạnh công tác truyền thông. Cùng với việc phản ánh kinh nghiệm phòng chống tham nhũng cần bảo vệ người phát hiện tố giác hành vi tham nhũng; đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách trong công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí. Đặc biệt cần có sự tham gia đồng hành của người dân cùng với hệ thống chính trị thì mới tạo sức lan tỏa sâu rộng trong xã hội. “Kinh nghiệm thành công nhờ sự đồng hành, đồng thuận của người dân trong công tác phòng chống đại dịch COVID-19 là một ví dụ rất điển hình” – đồng chí Trần Thanh Mẫn nói.
Chủ tịch Trần Thanh Mẫn đề nghị, cùng với việc hoàn thiện Thể lệ Giải, Ban Tổ chức cần phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, Ban Nội chính Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức hội nghị tập huấn trực tuyến cho các nhà báo về công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí. Huy động sự tham gia hưởng ứng của Thường trực tỉnh ủy, thành ủy, Ủy ban MTTQ Việt Nam các địa phương và tăng cường tuyên truyền sâu rộng về Giải để tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội…
Gia Lai cần nhìn nhận rõ thuận lợi, khó khăn khi thực hiện Chỉ thị 35
Đồng chí Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, Gia Lai cần nhìn nhận rõ những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc cũng như những mặt đã đạt được và cần phải rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị 35 để kịp thời tháo gỡ.
Chiều 25/6, Đoàn công tác của Ban Bí thư Trung ương Đảng do đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai về thực hiện Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị và tình hình phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương 6 tháng đầu năm 2020.
Làm việc với Đoàn công tác có các đồng chí: Hồ Văn Niên, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Châu Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy...
Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát biểu chỉ đạo.
Tại buổi làm việc, đồng chí Châu Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy đã báo cáo tóm tắt về tình hình thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 30-5-2019 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đối với tỉnh Gia Lai.
Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức các hội nghị quán triệt Chỉ thị và các văn bản liên quan theo đúng yêu cầu của Trung ương; ban hành kế hoạch để chỉ đạo triển khai thực hiện đảm bảo yêu cầu, nội dung đề ra; tham mưu thành lập các tiểu ban chuẩn bị, tổ chức đại hội và các tổ giúp việc của các tiểu ban theo quy định. Đồng thời, Ban Thường vụ Tỉnh ủy lựa chọn 3 đảng bộ tổ chức đại hội điểm, thí điểm và thành lập 3 tổ công tác để chỉ đạo đại hội; thực hiện tốt công tác tuyên truyền gắn với các phong trào thi đua yêu nước.
Đối với công tác tổ chức đại hội các cấp ở cơ sở, tỉnh Gia Lai đã có 3.322 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở trên toàn tỉnh đã tổ chức thành công đại hội (đạt 100%); 46/46 tổ chức cơ sở đảng (24 đảng bộ cơ sở, 22 chi bộ cơ sở) đã tiến hành đại hội điểm và 25/25 tổ chức cơ sở đảng tổ chức xong đại hội thí điểm; 799/886 tổ chức cơ sở đảng đã tổ chức đại hội đại trà (đạt 90,18%). Theo kế hoạch, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020- 2025 sẽ hoàn thành trước ngày 31/10/2020.
Ngoài ra, đối với các văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020-2025) cũng được tỉnh Gia Lai xây dựng và tổ chức lấy ý kiến tham gia đóng góp của các tổ chức, có nhân có liên quan theo đúng tiến độ kế hoạch đề ra. Các đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy đã hoàn chỉnh các dự thảo văn kiện. Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng đã hoàn thành việc phê duyệt nội dung đại hội đối với 20/21 đảng bộ trực thuộc (còn Đảng bộ thành phố Pleiku). Đề án nhân sự đại hội cũng được xây dựng theo đúng tinh thần của Chỉ thị 35 và Hướng dẫn số 26 của Ban Tổ chức Trung ương.
Cũng tại buổi làm việc, đồng chí Châu Ngọc Tuấn đã báo cáo sơ lược về tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Gia Lai 6 tháng đầu năm nay. Dù 6 tháng qua, dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đến các mặt của đời sống kinh tế- xã hội của tỉnh, nhưng nhìn chung bức tranh kinh tế, văn hóa- xã hội của Gia Lai vẫn đạt được kết quả khả quan.
Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 4,16%; giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 9.501 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 250 triệu USD; tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn ước đạt 12.093 tỷ đồng; thu ngân sách ước đạt 2.090 tỷ đồng; hiện toàn tỉnh có 70 xã đạt chuẩn nông thôn mới... Tỉnh Gia Lai cũng đã thực hiện tốt công tác phòng- chống dịch COVID-19 trên địa bàn với 1.527 trường hợp được cách ly y tế, 1.759 trường hợp được lấy mẫu xét nghiệm; đồng thời tỉnh đã và đang triển khai tốt chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn đánh giá rất cao những nỗ lực của tỉnh Gia Lai trong việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 30-5-2019 của Bộ Chính trị, những kết quả về kinh tế, văn hóa- xã hội... Bên cạnh ghi nhận những kết quả mà tỉnh Gia Lai đã đạt được trong nhiệm kỳ qua, đồng chí Trần Thanh Mẫn cũng cho rằng địa phương nên lưu ý đến 3 chỉ tiêu có khả năng không đạt gồm: thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch, số xã đạt chuẩn nông thôn mới.
"Các tỉnh ở khu vực Tây Nguyên, trong đó có Gia Lai, với đặc thù riêng về địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội, phong tục, tập quán... chắc chắn sẽ có những điểm khác biệt trong quá trình xây dựng văn kiện, chuẩn bị nhân sự, khâu tuyên truyền và tổ chức đại hội. Do đó, tỉnh cần nhìn nhận rõ những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc cũng như những mặt đã đạt được và cần phải rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị 35 để kịp thời tháo gỡ, đảm bảo Đại hội sắp tới diễn ra thành công" - đồng chí Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh thêm.
Ngày 22/6, tại Quảng Bình, đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, và Đoàn công tác Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình về việc thực hiện Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tại tỉnh Quảng Bình, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Bộ Công an thông tin về kết quả công tác sáu tháng đầu năm 2020 Bộ Công an cho biết, lực lượng Công an nhân dân đã bám sát sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự, đạt và vượt các mục tiêu, yêu cầu đề ra. Trung tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an tại buổi họp báo. Ảnh: Nam Nguyễn Tại buổi họp...