Tạo nội tạng người từ máy in 3D
Chế tạo các bộ phận cơ thể người từ máy in 3D nghe giống như khoa học viễn tưởng, nhưng các nhà nghiên cứu đang tìm cách biến điều đó thành hiện thực. Các kỹ sư thuộc phòng thí nghiệm Đại học Rice đang in 3D các mạng lưới mạch máu phức tạp trong mô người.
Những kỹ sư sinh học này đang tìm cách in 3D các mô thay thế cho mô của con người, và được tạo ra từ chính các tế bào của họ.
Jordan Miller, Phó giáo sư công nghệ sinh học Đại học Rice, cho biết: “Chúng tôi biết hàng triệu người trên khắp thế giới sẽ được hưởng lợi từ các nội tạng người có sẵn và hợp với cơ thể họ.”
Thách thức lớn nhất là tạo ra các cấu trúc mạch máu phức tạp để nuôi sống các tế bào bằng cách đưa dưỡng chất và oxy vào mô và loại chất thải ra ngoài. Jordan Miller là một thành viên của nhóm phát triển máy in sinh học 3D. Máy sử dụng vật liệu hydrogel vốn thường được dùng trong nghiên cứu. Vật liệu lỏng này biến thành một chất đặc quánh khi rọi ánh sáng xanh vào. Phẩm màu vàng hấp thụ ánh sáng được cho thêm vào để chỉ một số phần nhất định đặc lại, tạo ra các cấu trúc mạch máu phức tạp.
Jordan Miller nói: “Nó cho phép ta có thể in mô một cách nhanh chóng và tạo được cấu trúc của các tế bào sống rất phức tạp trong chất liệu hydrogel mềm.”
Phổi với các túi khí như trong minh hoạ này cho thấy những gì máy in 3D có thể làm. Với oxy và máu bên trong, nó có thể thở và trông như thật.
Để kiểm tra xem các tế bào có thể tồn tại và hoạt động trong mô in 3D bằng chất hydrogel hay không, các nhà nghiên cứu đã cấy chúng vào những con chuột bị tổn thương gan. Các tế bào gan sống được sau khi cấy ghép. Các nghiên cứu bổ sung sẽ xem xét cách thức cấy ghép như vậy ảnh hưởng đến sức khỏe của chuột ra sao.
Miller cho biết đây chỉ là bước đầu của sứ mạng tạo ra các cấu trúc phức tạp hơn nữa của cơ thể người, không chỉ trông giống mà còn hoạt động như thật.
Miller rất lạc quan về tương lai của việc sử dụng công nghệ này để tạo ra các mô người sống mà cuối cùng có thể dùng để cấy ghép:
“Vậy nên tôi hy vọng rằng không lâu nữa, chúng ta sẽ có các nội tạng để thay thế cho người.”
Và thậm chí một ngày, các bác sĩ có thể in các nội tạng thay thế bằng các tế bào từ cơ thể bệnh nhân.
Theo VOA
Băng keo hai mặt lấy cảm hứng từ mạng nhện có thể thay thế chỉ khâu phẫu thuật
Lấy cảm hứng từ chất dính từ những con nhện sử dụng để bắt con mồi, các kỹ sư của Viện Công nghệ Massachusetts đã thiết kế một cuộn băng keo hai mặt đặc biệt có thể nhanh chóng gắn các mô lại với nhau.
Phát hiện mới chỉ được thử nghiệm trên mô chuột và mô lợn - bao gồm ruột non, dạ dày, gan và da - nhưng các nhà khoa học hy vọng nó cuối cùng sẽ thay thế chỉ khâu y tế với nhược điểm không phải lúc nào cũng hoạt động tốt và có thể gây nhiễm trùng.
Theo MIT News,họ phát hiện ra rằng loại băng mới có thể liên kết các mô trong vòng năm giây.
Có hơn 230 triệu ca phẫu thuật lớn trên toàn thế giới mỗi năm và nhiều người yêu cầu khâu vết thương, điều này thực sự có thể làm cho các mô bị nén và có thể gây nhiễm trùng, đau và sẹo. Chúng tôi đang đề xuất cách tiếp cận khác nhau để làm lành mô, ông Xu Xuanhe Zhao, phó giáo sư kỹ thuật cơ khí và là tác giả chính của nghiên cứu, nói với MIT News.
Các nhà khoa học nhận thấy để hàn gắn giữa các mô là rất khó vì nước mô trên bề mặt có thể làm cho mô trơn. Họ cũng phát hiện ra rằng keo dán mô có thể mất vài phút để hoạt động và đôi khi còn nhỏ giọt trên các bộ phận cơ thể khác.
Nhện tiết ra một vật liệu dính có chứa polysacarit tích điện hút nước từ bề mặt con mồi gần như ngay lập tức, theo BBC. Kết quả là ta có một miếng vá khô nhỏ đó mà keo có thể bám vào.
Các nhà nghiên cứu đã bắt chước "chất keo" tự nhiên này bằng cách sử dụng axit polyacrylic, đây là vật liệu được sử dụng trong tã để hút nước, theo MIT News. Họ đặt nó trên băng để hút nước từ các mô cơ thể ướt, mà theo họ cho kết quả là keo dính nhanh chóng.
Bằng cách thêm gelatin hoặc chitosan, các chuyên gia xác định họ có thể làm cho băng giữ hình dạng trong vài ngày hoặc một tháng, tùy thuộc vào nhu cầu thực tế.
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm phương pháp này trên phổi lợn và khí quản, hai loại cơ quan mà họ cho là rất khó lành lại khi sử dụng chỉ khâu.
Theo MIT News, sẽ rất khó khăn trong việc khâu vết thương cho các mô mềm hoặc dễ vỡ như phổi và khí quản, nhưng với băng dính hai mặt đặc biệt này của chúng tôi, trong vòng năm giây, chúng tôi có thể dễ dàng bịt kín chúng.
Các nhà khoa học cho biết họ có kế hoạch thực hiện nhiều thử nghiệm trên động vật, mặc dù họ thừa nhận còn khá lâu nữa khi áp dụng ở người.
Kim Quyền
Theo dantri.com.vn/The Fox News
Chuyện ma từ bác sĩ mắt của 8 đời Tổng thống Mỹ: Sự thật Theo lời kể của bác sĩ William Wilmer, mọi người trong gia đình bà H đều nghe thấy những âm thanh khó hiểu, cảm giác sự hiện diện vô hình nhưng không ai thực sự thấy bất cứ con ma nào cho đến tận tháng 1/1913. Rồi "thứ đó" xuất hiện Bà H. thấy đầu tiên. "Một hôm, giữa buổi sáng, tôi đi...