Tạo nguồn để thực hiện tiền lương, trợ cấp trong năm 2021
Tại dự thảo Thông tư quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, Bộ Tài chính đề xuất về thực hiện cơ chế tạo nguồn để thực hiện tiền lương, trợ cấp trong năm 2021.
Ảnh minh họa
Theo dự thảo, các bộ, cơ quan trung ương trên cơ sở dự toán ngân sách nhà nước được giao, thực hiện phân bổ dự toán đến đơn vị sử dụng ngân sách đảm bảo các đơn vị được cân đối đủ nguồn thực hiện mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng, ngân sách trung ương không bổ sung ngoài dự toán cho các Bộ, cơ quan trung ương thực hiện nhiệm vụ này. Đồng thời, khi phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc phải xác định dành tiết kiệm 10% chi thường xuyên năm 2021 tăng thêm (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) để thực hiện tiền lương, đảm bảo không thấp hơn mức Bộ Tài chính giao.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khi phân bổ và giao dự toán ngân sách cho ngân sách cấp dưới phải xác định dành tiết kiệm 10% chi thường xuyên năm 2021 (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) theo quy định để thực hiện tiền lương, đảm bảo không thấp hơn mức Bộ Tài chính giao.
Nguồn thực hiện tiền lương năm 2021 của các địa phương bao gồm:
a) 70% tăng thu ngân sách địa phương năm 2020 thực hiện so với dự toán, (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết; phí tham quan các khu di tích, di sản thế giới; phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu…) được Thủ tướng Chính phủ giao;
Video đang HOT
b) 50% tăng thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết) dự toán năm 2018 so với dự toán năm 2017 được Thủ tướng Chính phủ giao;
c) 50% tăng thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết) dự toán năm 2019 so với dự toán năm 2018 được Thủ tướng Chính phủ giao;
d) 50% tăng thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết; phí tham quan các khu di tích, di sản thế giới; phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu; phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản…) dự toán năm 2020 so với dự toán năm 2019 được Thủ tướng Chính phủ giao;
đ) 50% tăng thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết; tiền thuê đất một lần được nhà đầu tư ứng trước để bồi thường, giải phóng mặt bằng và thu từ xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng để chi đầu tư theo quy định; thu tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa…) dự toán năm 2021 so với dự toán năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ giao;
e) 50% kinh phí ngân sách địa phương giảm chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực hành chính và hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập.
g) Nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2020 chưa sử dụng hết chuyển sang;
h) 10% tiết kiệm chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) năm 2021 theo Quyết định giao dự toán năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
i) Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2021. Riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35%.
Dự thảo Thông tư cũng nêu rõ; Ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương không cân đối được nguồn theo chế độ quy định để thực hiện các chính sách về tiền lương theo mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
Quảng Ngãi mất khả năng cân đối ngân sách năm 2020
Mất khả năng cân đối thu chi năm 2020, Quảng Ngãi đề nghị Bộ Tài chính tạm cấp 2.667 tỷ đồng.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh vừa ký văn bản gửi Bộ Tài chính về việc tạm cấp kinh phí để đảm bảo các nhiệm vụ chi của địa phương năm 2020.
Năm 2019, ngân sách tỉnh này hụt thu cân đối so với dự toán Trung ương giao là 2.424 tỷ đồng. Năm 2020, thu cân đối ngân sách trên địa bàn tỉnh ước đạt 15.211 tỷ đồng, bằng 91,6% dự toán Trung ương giao; thu cân đối năm 2020, phần ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp là 9.119 tỷ đồng, bằng 77% dự toán Trung ương giao.
Cầu Cổ Lũy 2.200 tỷ đồng bắc ngang dòng sông Trà Khúc, TP Quảng Ngãi vừa được thông xe kỹ thuật. Ảnh: M.Hoàng.
Dự kiến trong năm 2020, Quảng Ngãi mất cân đối thu chi ngân sách địa phương so với dự toán Trung ương giao là 2.720 tỷ đồng, mất cân đối thu chi ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp (không bao gồm thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết và thu tiền bảo vệ đất trồng lúa) là 3.334 tỷ đồng.
Do hụt thu cân đối ngân sách lớn trong 2 năm liên tiếp nên địa phương này không còn khả năng cân đối thu chi năm 2020.
Để tạo điều kiện cho Quảng Ngãi đảm bảo nguồn thực hiện các nhiệm vụ chi trong cân đối của địa phương năm 2020, nhất là chi cho con người, an sinh xã hội, địa phương này đề nghị Bộ Tài chính xem xét tạm cấp 80% kinh phí hụt thu cân đối năm 2020 để đảm bảo các nhiệm vụ chi năm 2020 là 2.667 tỷ đồng. Trong đó, nguồn kinh phí sẽ được thực hiện các chế dộ chính sách do Trung ương ban hành.
Sau khi kết thúc niên độ 2020, Quảng Ngãi sẽ xác định cụ thể số hụt thu và báo cáo theo quy định.
Theo lãnh đạo Quảng Ngãi, nguyên nhân hụt thu ngân sách riêng năm 2020 chủ yếu do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, giá dầu thô giảm sâu dự kiến bình quân cả năm đạt 40 USD/thùng, thấp hơn so với dự toán được giao 20 USD/thùng. Do vậy hụt thu từ nhà máy lọc dầu Dung Quất khoảng 2.367 tỷ đồng.
Đề xuất phương án hiệu quả trong thiết kế nhà tránh lũ và ứng phó biến đổi khí hậu Với công việc chuyên môn đang theo đuổi, đoàn viên, thanh niên Bộ Xây dựng mong muốn góp ý kiến đề xuất để có những phương án nâng cao hiệu quả trong thiết kế điển hình hóa nhà tránh lũ và ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH). Ngày 24/11 tại Hà Nội, Đoàn Thanh niên Bộ Xây dựng phối hợp cùng Tổ...