Tảo mộ, thắp nén tâm hương…
Trong những công việc bận bịu chuẩn bị cho ngày tết Nguyên đán, không gia đình nào quên sắp xếp thời gian cho việc tảo mộ người thân.
Theo phong tục truyền thống, người Việt ta không tảo mộ vào tiết Thanh minh, mà tảo mộ vào dịp trước tết, khoảng từ hai mươi tháng chạp trở đi. Khi ấy, dù tiết trời lạnh giá như ở miền Bắc, mưa phùn gió bấc như ở miền Trung, hay nắng vàng hanh hao như ở miền Nam, nghĩa địa nơi nào cũng đông đúc tấp nập.
Trong những ngày cuối năm, khu nghĩa địa vốn đìu hiu vắng vẻ trở nên đông đúc và nhộn nhịp. Các cụ già thì lo thắp hương khấn vái tổ tiên nơi phần mộ. Trẻ em cũng được theo cha mẹ hay ông bà đi tảo mộ, vừa để biết những ngôi mộ của gia đình, đồng thời học cách giữ gìn những truyền thống gia đình, đặc biệt là lòng kính nhớ tổ tiên qua tục viếng mộ.
Chính quyền địa phương cũng tổ chức tảo mộ ở các nghĩa trang liệt sĩ, dọn dẹp mộ phần và thắp hương tưởng nhớ những người đã vì nước hy sinh.
Trong những ngày cuối năm, khu nghĩa địa vốn đìu hiu vắng vẻ trở nên đông đúc và nhộn nhịp
Khi đi tảo mộ, người ta mang theo xẻng, cuốc và các vật dụng cần thiết để dọn vệ sinh, lau chùi, sơn lại, đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ, làm cho mộ phần sạch sẽ phong quang, cũng như tránh không để cho các loài động vật hoang dã như rắn, chuột đào hang, làm tổ, có thể phạm tới linh hồn người đã khuất.
Video đang HOT
Sau đó, người tảo mộ thắp vài nén hương, đốt vàng mã, đặt thêm bó hoa trên mộ phần, khấn vái những lời thành kính nhớ thương gửi gắm cho linh hồn người đã khuất. Đó là những lời tâm tình sâu kín, những ước mong phù trợ, những hy vọng cho một năm mới an vui mà con cháu, người thân gửi đến những người đã khuất, thành kính thiêng liêng vô cùng.
Tảo mộ là để mộ phần được sạch sẽ gọn gàng, tươm tất, con cháu mới yên tâm nghĩ đến phần mình, hưởng trọn một cái tết trong thanh thản bình yên.
Tảo mộ, cũng là dịp con cháu thể hiện lòng thành kính với ông bà, tổ tiên, với những người thân đã khuất. Trong quan niệm của người Việt, người đã khuất không còn sống trên cõi đời, nhưng chưa bao giờ là khuất hẳn. Họ vẫn sống trong tâm thức của những người thân, vẫn hiện diện trong đời sống tâm linh của những người còn sống. Nỗi nhớ thương gửi gắm trong nén tâm nhang, đó là những giây phút thiêng liêng nối thông tâm linh giữa những người còn sống với người đã khuất.
Những phút giây xúc động bên mộ phần, trong khói nhang phảng phất, là những giờ phút tương giao, gặp gỡ giữa cõi âm và cõi dương, giữa hiện tại và quá khứ, khi cái linh hồn, cái tinh thần hiển hiện thật rõ ràng, bóng hình người đã khuất vẫn còn hiện diện đâu đây. Mạch nguồn tâm linh vẫn chảy xuyên suốt từ cội nguồn, từ quá khứ, để giữ gìn nòi giống, giữ gìn những truyền thống tinh thần của gia đình, mà cũng là giữ gìn linh hồn dân tộc.
Nỗi nhớ thương gửi gắm trong nén tâm nhang, đó là những giây phút thiêng liêng nối thông tâm linh giữa những người còn sống với người đã khuất
Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này để tảo mộ gia tiên và sum họp với gia đình. Phải khi có lý do gì mà không trở về thăm viếng, không tảo mộ được, thì nỗi áy náy day dứt cứ trăn trở mãi trong lòng, như một tâm nguyện tha thiết chưa hoàn thành, như có gì không phải với người đã khuất. Sao có thể nhẹ lòng mà đón tết, sao có thể vui vầy trong nắng ấm xuân sang, khi người thân lẻ loi quạnh quẽ trong mộ phần không người thăm viếng?
Thương cho những người con xa xứ, mưu sinh nơi đất khách quê người, khi tết đến xuân về chạnh nỗi tha hương, lại càng thêm đau lòng vì không thể tự tay thắp nén tâm nhang nơi mộ phần người thân.
Ở nghĩa địa nào cũng có những ngôi mồ vô chủ, không người thăm viếng, không bóng dáng người thân chăm sóc thăm nom. Trong mùa tảo mộ đón tết, khi nơi nơi nhộn nhịp người đi tảo mộ, nơi nơi khói nhang quyện lan trong gió, những ngôi mộ cũng phong quang mới mẻ, thì cảnh quạnh quẽ đìu hiu nơi những ngôi mộ bị bỏ quên không khỏi khiến cho ai nấy chạnh lòng. Người đi tảo mộ cũng thường nhổ cỏ, cắm cho những ngôi mộ này một vài nén hương, cho bớt đi vẻ thê lương ảo não, cũng là để đem đến chút ấm áp cho những hương hồn bị bỏ quên.
Người Việt ta coi trọng phần âm, coi trọng đời sống tâm linh, cũng chính là coi trọng những giá trị gia đình, những giá trị tinh thần truyền thống. Tục tảo mộ đón tết ấm áp nghĩa tình, giúp cho dân tộc ta giữ gìn những giá trị tinh thần cao quý trong nếp sống uống nước nhớ nguồn, không quên quá khứ, không quên nguồn cội. Tết đến xuân về, hãy đốt nén tâm nhang tưởng nhớ người đã khuất trước thềm năm mới để đón tết sum vầy.
Theo thegioitiepthi.vn
Nhà chồng cho rằng tôi cất nhầm quần bố chồng là khinh khi ông
Nhiều lần tôi làm lành, nói chuyện, mua quà tặng để anh thay đổi lại nhưng tất cả bằng không.
Hình ảnh minh họa
Tôi được anh cưới hỏi đàng hoàng, đám cưới đủ mặt bạn bè, bà con. Dĩ nhiên lúc đó anh cho tôi cảm giác an toàn, tin tưởng, yêu thương. Tôi cũng sống nặng tình cảm nên tin anh, đồng ý cưới. Nhà anh bình dân như bao nhà khác. Chúng tôi sống với gia đình có ba thế hệ, bà nội lớn tuổi, cha mẹ chồng trung niên. Dù tôi là cô gái hiện đại nhưng vẫn giữ truyền thống của gia đình, đi thưa về trình, kính trên nhường dưới, cố gắng xoay xở việc nhà dù đi làm trong công ty lớn. Tuy nhiên có một chuyện làm tôi cứ nghĩ hoài không biết mình đã sai chỗ nào, đó là chuyện tôi đem đồ cha mẹ đặt đúng chỗ. Cụ thể là tôi đem cái quần cộc của cha chồng từ giàn phơi đồ đến tủ của mình, biết để nhầm tôi đem trả lại vị trí cũ.
Nhớ lại mà tôi còn buồn cười. Hôm ấy, tôi giặt đồ cho cả gia đình, phơi khô xong mang vào. Quần áo của ai tôi trả về người đó, cái nào của vợ chồng tôi xếp trong tủ riêng của mình. Một hôm chồng đi tắm, tôi lấy đồ cho anh thay, anh bảo quần ngắn đó của cha chồng, tôi đem để vào tủ của cha. Vậy mà mấy ngày sau, bà nội và chồng chất vấn tại sao tôi mang quần của cha chồng để tủ của mình rồi lại mang đi để chỗ khác. Làm vậy là tôi có thái độ khinh khi, không tôn trọng cha chồng, sợ dơ bẩn hay gì. Tôi đang không rõ chuyện gì xảy ra, không dám cười cũng không có động thái gì, chỉ "dạ" với nội. Tối đó, tôi ra sân cười một mình, không nghĩ có chuyện cái quần ngắn đó thôi mà gia đình mình bắt lỗi.
Mấy tháng sau, chồng cãi nhau với tôi chuyện tiền bạc, đơn giản vì anh muốn tôi đưa tiền lương cho anh giữ, anh muốn quán xuyến hết tất cả. Từ ngày cưới đến tháng thứ 8 ở nhà chồng, anh chỉ đưa tôi được 50 nghìn đồng đi chợ, còn lại là tiền của tôi. Anh bảo còn phải trả nợ ngân hàng, vay để mua xe cho bản thân và mua vài thứ khi còn độc thân. Tôi quyết định không đưa hết, chỉ phụ cha mẹ chồng chi phí sinh hoạt trong khả năng.
Từ chiếc quần, rồi chuyện tiền bạc, anh đổi thái độ với tôi rõ rệt, không nhìn và nói chuyện với tôi 3 tháng, nếu có nói chỉ toàn bắt lỗi những chuyện cũng tương tự như chiếc quần ngắn. Nhiều lần tôi làm lành, nói chuyện, mua quà tặng để anh thay đổi lại nhưng tất cả bằng không. Tôi quá mệt mỏi nên đã tự rút lui và đơn phương ly hôn. Chuyện nhỏ anh xé ra to, không bao dung và thông cảm, không yêu thương tôi mà vẫn cưới, tôi quyết định buông tay. Tôi có sai chỗ nào không? Mong các bạn tư vấn.
Nguyệt
Theo vnexpress.net
Góp 2 triệu vào đám giỗ, tôi bị nhà chồng mời xuống ăn dưới bếp cho khỏi nhục Ngồi dưới bếp vừa ăn mà nước mắt tôi chảy tràn ra. Tôi bị đối xử còn thua cả con chó cưng của chị chồng. Tôi có chồng nhà giàu. Nhà anh ai cũng giàu có, nhà lầu xe hơi cả. Hai chị anh đều làm giám đốc này nọ, nhà tiền tỉ, ăn đồ xuất khẩu, mặc hàng hiệu. Bố mẹ chồng...