Táo mèo phòng chống tăng huyết áp
Kết quả nghiên cứu cho thấy, táo mèo có tác dụng hạ huyết áp là thông qua cơ chế làm giãn mạch ngoại vi.
Mặt khác, công dụng hạ mỡ máu, ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, làm giãn động mạch vành, cải thiện sức co bóp cơ tim và an thần đều trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần lập lại cân bằng sinh lý và phòng chống tích cực các biến chứng do tình trạng tăng huyết áp gây ra.
Một số cách dùng cụ thể như sau:
Bài 1: Táo mèo 15g, hà diệp (lá sen) 20g. Hai thứ tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Hoạt huyết hóa ứ, thanh dẫn thông trệ, làm giãn mạch máu, dùng thích hợp cho người bị tăng huyết áp và béo phì có kèm theo đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
Bài 2: Táo mèo 10g, cúc hoa 10g, lá trà tươi 10g. Ba thứ hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Thanh nhiệt trừ đàm, bình can tiềm dương, dùng cho người bị tăng huyết áp, bệnh lý mạch vành và rối loạn lipit máu.
Bài 3: Táo mèo 24g, cúc hoa 15g, kim ngân hoa 15g, tang diệp (lá dâu) 12g. Tất cả sấy khô, tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Thanh can nhiệt, hoá ứ tích, dùng thích hợp cho những người bị tăng huyết áp thuộc thể can nhiệt ứ trở biểu hiện bằng các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, mất ngủ, dễ cáu giận, miệng khô họng khát, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ…
Video đang HOT
Bài 4: Táo mèo 50g, gạo tẻ 50g, đường phèn vừa đủ. Sơn tra bỏ hạt, thái phiến, đem nấu với gạo tẻ thành cháo, chế thêm đường phèn, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: Khứ ứ huyết, tiêu thực tích, dùng cho những người bị tăng huyết áp, rối loạn lipid máu.
Táo mèo phối hợp với cúc hoa và lá trà tươi hãm uống tốt cho người bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành và rối loạn lipit máu.
Bài 5: Táo mèo sao đen 12g, thảo quyết minh 12g, hoa cúc trắng 9g. Ba thứ sấy khô, tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Sơ phong, tán nhiệt, bình can, giáng áp, nhuận tràng thông tiện, dùng rất tốt cho những người bị tăng huyết áp có kèm theo táo bón kéo dài.
Bài 6: Táo mèo 16g, sinh đỗ trọng 16g, thảo quyết minh 16g, tiên ngọc mễ tu (râu ngô tươi) 62g, hoàng bá 6g, sinh đại hoàng 3g. Tất cả đem sắc với 6 bát nước, cô lại còn 3 bát, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: Bổ can thận, thanh can nhiệt, giáng áp, dùng thích hợp cho những người bị tăng huyết áp, béo phì.
Theo congthuong
Can thiệp đặt stentgraft động mạch chủ bụng để cứu bệnh nhân
Lần đầu tiên, một bệnh nhân vừa mắc chứng hẹp mạch vành vừa phình động mạch chủ bụng đã được các y bác sĩ tại cứu sống bằng can thiệp đặt stentgraft động mạch chủ bụng dưới màn hình DSA.
Kíp can thiệp tim mạch đang thực hiện đặt stentgraft động mạch chủ bụng để cứu bệnh nhân - ẢNH DO TS HỒ ANH BÌNH CUNG CẤP
Ngày 23.6, TS.BS Hồ Anh Bình, Phó trưởng Khoa Cấp cứu - Tim mạch can thiệp, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Huế, cho biết lần đầu tiên, một bệnh nhân vừa mắc chứng hẹp mạch vành vừa phình động mạch chủ bụng đã được các y bác sĩ tại cứu sống bằng can thiệp đặt stentgraft động mạch chủ bụng dưới màn hình DSA.
Bệnh nhân là ông P.Đ.M (65 tuổi, trú tại P.Vỹ Dạ, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) có tiền sử tăng huyết áp, điều trị thường xuyên, khởi bệnh gần 2 tháng nay với các triệu chứng đau bụng, đau ngực, sờ thấy khối phồng đập theo nhịp tim dưới thành bụng, ấn vào không đau.
Qua khám tại Khoa Cấp cứu - Tim mạch can thiệp, các bác sĩ đã phát hiện khối phình động chủ bụng lớn và hẹp 2 nhánh động vành.
Căn cứ vào tình trạng bệnh nhân, TS.BS Hồ Anh Bình (Trưởng Kíp Can thiệp) cùng các bác sĩ trong khoa hội chẩn đề ra chiến lược điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân.
Sau đó, bệnh nhân được nong và đặt 2 stent ở động mạch vành phải và động mạch liên thất trước. Khi tình trạng bệnh lý mạch vành ổn định, bệnh nhân sẽ được tiến hành can thiệp khối phình động mạch chủ bụng.
Đến ngày 21.6, sau khi đặt 2 stent ổn định, bệnh nhân được can thiệp đặt stentgraft động mạch chủ bụng dưới màn hình DSA. Đây là kĩ thuật khó đòi hỏi sự chính xác và kinh nghiệm cao của bác sĩ can thiệp.
Sau 2 giờ can thiệp, bệnh nhân có huyết động ổn định sức khỏe đang dần hồi phục, hiện đang được tiếp tục theo dõi tại phòng bệnh nặng của Khoa Cấp cứu - Tim Mạch can thiệp.
Theo TS.BS Hồ Anh Bình, bệnh lý động mạch chủ thường gặp ở người trên 60 tuổi đặc biệt trên các bệnh nhân có tiền căn hút thuốc lá, tăng huyết áp, tiểu đường.
Bênh thường có diễn tiến âm thầm không triệu chứng rõ rệt trong nhiều năm, chỉ phát hiện ra khi bệnh nhân tình cờ đi khám bệnh hoặc do các triệu chứng của các cơ quan lân cận bị ảnh hưởng như đau bụng, đau lưng, thấy một khối phình ở bụng đập theo nhịp mạch...
Tỉ lệ mắc bệnh phình động mạch chủ ở Mỹ khoảng 2-9%, tỉ lệ vỡ khối phình khoảng 4,4/100 000 dân.
Hiện nay chưa có số liệu chính thức ở Việt Nam nhưng số lượng ca phát hiện thì càng nhiều, tỷ lệ tử vong cao. Những trường hợp vừa bệnh lý phình động mạch chủ vừa có bệnh lý động mạch vành nặng thì tỉ lệ tử vong còn cao hơn nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
Với kinh nghiệm triển khai kĩ thuật can thiệp động mạch chủ hơn 5 năm, trên 20 trường hợp đã được can thiệp, TS.BS Hồ Anh Bình cho biết: Với cách điều trị truyền thống là mổ hở thay đoạn động mạch chủ bị tổn thương bằng 1 ống ghép vật liệu nhân tạo PTFE, bệnh nhân phải chịu nhiều đau đớn và nguy hiểm do cuộc mổ kéo dài, thời gian nằm viện lâu, nhiều biến chứng sau mổ.
Việc áp dụng kỹ thuật Stent-Graft trong điều trị bệnh lý động mạch chủ là một bước đột phá của nền y học hiện đại giúp rút ngắn thời gian phẫu thuật, thời gian nằm viện và hiệu quả vượt trội so với phương pháp phẫu thuật truyền thống.
Theo Thanh niên
Cụ ông có nhịp tim 'siêu' chậm chỉ 20 - 30 lần/phút Cụ ông 82 tuổi nhập viện cấp cứu vì áp xe ruột thừa nhưng vô tình đã phát hiện căn bệnh nguy hiểm hơn là block nhĩ thất độ 3, nhịp tim rất chậm chỉ từ 20 - 30 lần/phút. BS.CK2 Trần Huỳnh Đào, Trưởng khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức đang thăm khám cho cụ ông L.V.Ph. ẢNH: ĐÌNH TUYỂN...