Tạo ‘luồng xanh’ trong sản xuất, tiêu thụ nông sản
Trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, một kế hoạch chi tiết để đưa nông sản miền Nam ra Bắc, tiếp tục duy trì sản xuất các “vựa” nông sản chủ lực khu vực phía Nam, không làm đứt gẫy chuỗi tiêu thụ sản phẩm… đang được triển khai thực hiện.
Chủ động phương án tiêu thụ
Dịch COVID-19 đang trong tình trạng căng thẳng tại các tỉnh, thành phía Nam, cùng lúc nhiều loại nông sản, đặc sản chủ lực của các địa phương khu vực này vào vụ thu hoạch.
Phương án tổ chức giao thông theo “Luồng xanh” để tạo thuận lợi trong lưu thông phương tiện, hàng hóa, không để xảy ra “đứt gãy”chuỗi tiêu thụ hàng hóa. Ảnh: TTXVN
Là địa phương nông nghiệp trọng điểm, sở hữu lượng nông sản dồi dào, theo thống kê, toàn tỉnh Đồng Tháp có hơn 5.340 ha trồng nhãn, sản lượng mỗi năm ước tính hơn 53.000 tấn; dự kiến từ nay đến cuối năm, toàn tỉnh có 1.230 ha nhãn sẽ thu hoạch, sản lượng hơn 11.600 tấn. Tại tỉnh Sóc Trăng, diện tích trồng nhãn toàn tỉnh 3.130 ha, đang cho trái 2.536 ha; thời gian thu hoạch từ tháng 7 – 12/2021 với sản lượng khoảng 24.400 tấn.
“Đa phần các sản phẩm nông sản có tính chất mùa vụ, gặp phải áp lực tiêu thụ khi vào mùa thu hoạch. Do vậy khi vào vụ, lại đúng vào cao điểm dịch bệnh COVID-19, người nông dân, các doanh nghiệp địa phương rất cần các thông tin về thị trường nông sản cũng như cung – cầu thị trường để tránh được những khó khăn trong tiêu thụ.” – ông Đào Văn Hồ, Giám đốc Trung tâm xúc tiến Thương mại Nông nghiệp ( Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – NN&PTNT) cho biết.
Trước nỗi lo ách tắc chuỗi cung ứng nông sản, một hội nghị trực tuyến với Đồng Tháp và Sóc Trăng được xây dựng để tìm giải pháp lưu thông nông sản tốt nhất cho các tỉnh miền Nam. Theo đó, kế hoạch chi tiết để vận chuyển, phân phối thông suốt sản phẩm nhãn của hai địa phương từ Nam ra Bắc đã được tính toán. Trên cơ sở “luồng xanh”, các địa phương sẽ chủ động có phương án số lượng hàng hóa từng ngày để vận chuyển ra Hà Nội. Điểm cuối của chuỗi tiêu thụ Hà Nội cũng lên kế hoạch tiếp nhận hàng hóa.
Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến & Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho biết: “Hệ thống vận chuyển là mắt xích quan trọng trong giá thành, lợi nhuận và thời gian bảo quản của nông sản, do đó cần phát huy hết sức mạnh của hệ thống này. Các địa phương cần thống kê sản lượng nông sản theo từng huyện để xây dựng kịch bản tiêu thụ chi tiết. Sau đó, có chỉ đạo để các đơn vị hỗ trợ cho quá trình tiêu thụ như Bắc Giang đã làm với vụ vải vừa qua.”
Với cách làm này, dự kiến từ nay đến cuối năm, một loạt các sự kiện kết nối trực tuyến sẽ liên tục được tổ chức tìm giải pháp lưu thông hàng hóa, tiêu thụ nông sản như khoai lang, xoài, chanh, cam, quýt và nhiều nông sản OCOP khác.
Đây là một trong những kết nối thành công của “Tổ công tác đặc biệt” chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản tại các tỉnh, thành phố phía Nam. Ngay trước thời điểm có thêm 16 tỉnh, thành phố phía Nam thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 từ 0 giờ ngày 19/7, ngày 18/7, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cùng Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã họp khẩn với các địa phương để tìm giải pháp đảm bảo hàng hóa thiết yếu cho thị trường miền Nam.
Theo đó, một “Tổ công tác đặc biệt” ngay lập tức được Bộ NN&PTNT xây dựng với mục tiêu giúp Bộ trưởng chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Trực tiếp tham gia vào các phần việc phối hợp với các tỉnh, thành phố khu vực Nam Bộ, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và các địa phương có liên quan thúc đẩy hoạt động sản xuất, thu hoạch nông sản, đảm bảo nhu cầu tiêu thụ nông sản tại các địa phương khu vực phía Nam bị giãn cách do dịch COVID-19, “Tổ công tác đặc biệt” tận dụng hiệu quả “luồng xanh” đã có để mở lại một phần hệ thống phân phối các mặt hàng thiết yếu giữa mùa dịch.
Tính đến thời điểm hiện tại, Tổ công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản tại các tỉnh, thành phố phía Nam (Tổ công tác 970) đã kết nối được khoảng 580 đầu mối đăng ký cung ứng nông sản. Nhờ đó, nguồn cung ứng lương thực, thực phẩm, nông sản cho TP Hồ Chí Minh và các địa phương phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội vẫn đầy đủ.
Video đang HOT
Duy trì sản xuất những sản phẩm chủ lực
Duy trì sản xuất nông nghiệp trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp là một vấn đề hết sức khó khăn. Theo hướng dẫn của Bộ NN&PTNT các địa phương bị áp lực trong phòng chống, dịch COVID-19 được yêu cầu siết chặt kiểm soát dịch bệnh. Ở những khu vực ít chịu ảnh hưởng, ngành nông nghiệp ở địa phương cần tháo gỡ, giải quyết ngay khó khăn trong những việc thuộc thẩm quyền, giảm tình trạng trình các cấp làm mất nhiều thời gian. Các hiệp hội ngành hàng cần phát huy tốt vai trò để cùng chia sẻ khó khăn, phát huy chuỗi sản xuất.
Các doanh nghiệp nỗ lực đảm bảo an toàn, phòng dịch COVID-19 để không ảnh hưởng đến việc sản xuất, tiêu thụ nông sản của người dân, nhất là đối với những loại nông sản có tính chất mùa vụ. Ảnh: TTXVN
Các địa phương cũng chủ động đề xuất nhiều giải pháp duy trì sản xuất. Tại Bạc Liêu, ông Lê Tấn Cận, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết: “Không chỉ cần mẫn bám đồng ruộng để sản xuất lúa, nông dân còn áp dụng các giải pháp đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19 như chủ động đeo khẩu trang, tuần thủ nguyên tắc 5K, không tập trung đông người… Địa phương cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thu mua tôm cho nông dân. Song, trong quá trình thu mua cần phải thực hiện nghiêm công tác phòng chống, dịch COVID-19…”
Tại An Giang, trên cơ sở tài trợ KIT test nhanh COVID-19 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời, Sở NN&PTNT An Giang phối hợp với Sở Y tế các các địa phương tiến hành thống kê, lập danh sách lực lượng lao động tham gia phục vụ thu hoạch, vận chuyển lúa Hè Thu 2021, các thương lái trên địa bàn… để tiến hành test nhanh miễn phí cho lực lượng này, nhằm đảm bảo tiến độ thu hoạch cũng như hỗ trợ việc tiêu thụ lúa và nông sản cho người dân được thuận lợi.
Ông Trần Văn Lâu, chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, cũng cho biết đã chỉ đạo Sở GTVT khẩn trương hướng dẫn chủ tàu, ghe vận chuyển hàng hóa đường thủy đăng ký thẻ nhận diện cho phương tiện ưu tiên hoạt động, mở “luồng xanh” cho các phương tiện vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy.
Trên lĩnh vực nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh phía Nam, nhờ đa dạng hóa đối tượng nuôi nên khi con tôm gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ thì các đối tượng thủy sản khác vẫn có đầu ra khá tốt. Ngoài con tôm, nông dân còn nuôi lươn, ếch…, từ đó góp phần thực hiện nhiệm vụ kép đã giảm thiểu được rủi ro và có thu nhập trong lúc dịch bệnh.
Trong đợt dịch COVID-19 lần thứ 4, thực trạng chung là: Một số đơn vị sản xuất không đảm bảo “3 tại chỗ” nên có sự lây nhiễm, đặc biệt một số doanh nghiệp giấu dịch nên địa phương đã phải yêu cầu dừng hoạt động. Các doanh nghiệp thủy sản, chế biến gỗ chỉ có 30% là hoạt động, nhưng công suất cũng chỉ đạt từ 30 – 40%. Hiện nay, việc triển khai tiêm phòng vaccine cho công nhân ở các doanh nghiệp chưa đồng đều. Có doanh nghiệp có hàng nghìn công nhân nhưng mới chỉ được tiêm 1/4 lao động… Trước tình trạng này, Bộ NN&PTNT đưa ra giải pháp đề nghị các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh tiêm vaccine cho công nhân các nhà máy để tránh ảnh hưởng chuỗi cung ứng.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết: Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19 đang xây những vùng an toàn trong 19 tỉnh, thành phía Nam. Vì vậy, các tỉnh, thành tự xây dựng bộ quy chuẩn cho những vùng này, để đảm bảo sản xuất nông nghiệp.
Để duy trì sản xuất, đảm bảo kế hoạch, Bộ NN&PTNT cũng chỉ đạo các đơn vị phải chuẩn bị cây, con giống để tránh đứt gãy sản xuất vụ sau, tránh tình trạng 1 hoặc 2 tháng tới có nguy cơ thiếu giống, tăng giá khiến người dân khó tiếp cận.
Sử dụng hiệu quả “luồng xanh”, không để đứt gẫy chuỗi tiêu thụ hàng hóa trong bất cứ kịch bản dịch COVID-19 nào, đảm bảo mục tiêu kép là quan điểm nhất quán của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp. Khẳng định tầm quan trọng của việc tạo sự thông suốt thị trường đầu vào từ Bắc chí Nam từ phía các nhà quản lý, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan chia sẻ: “Cũng như vật tư nông nghiệp, giá cả là vấn đề của thị trường và chúng ta không thể can thiệp. Nhưng nếu có thể tạo sự thông thoáng, không để khan hiếm thì sẽ không bị đội giá lên cao. Trách nhiệm của chúng ta là phải tạo sự thông suốt thị trường đầu vào từ Bắc chí Nam.”
Đã có quy định chung, đừng thêm điều kiện riêng tự làm khó mình
Nơi thừa mứa không bán được hàng, nơi không có hàng để bán và giá cao là thực trạng tiêu thụ nông, thủy sản thời gian qua.
"Ngóng chờ" tiêu thụ, chế biến
Long An đang vào vụ thu hoạch nhiều mặt hàng nông, thủy sản, phần lớn nông sản Long An được cung cấp cho các thị trường như: TP.HCM và một số tỉnh, thành hiện đang giãn cách. Nhiều chợ đầu mối tại TP.HCM cũng như các chợ truyền thống của tỉnh đang tạm đóng cửa cũng gây thêm khó khăn cho tiêu thụ nông sản.
Đó là thực trạng được ông Nguyễn Minh Lâm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An, cho biết tại hội nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ nông sản, thuỷ sản khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên do Bộ Công Thương tổ chức ngày 6/8.
Việc tiêu thụ nông sản, thủy sản đang được đặt ra cấp thiết.
Theo lãnh đạo tỉnh Long An, tổ chức sản xuất "3 tại chỗ" làm tăng chi phí cho DN. Nhiều DN đã dừng sản xuất trong bối cảnh nhiều nông sản như gạo, thanh long, chanh,... đang vào vụ thu hoạch rộ.
Là DN chuyên xuất khẩu trái cây vào Mỹ, Canada, Nhật, Australia, ông Nguyễn Đình Tùng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Vina T&T, cho hay, nửa đầu năm nay, xuất khẩu tăng 15% so với cùng kỳ năm trước, nhu cầu thế giới tăng cao sau khi đã kiểm soát được phần nào dịch bệnh.
Tuy nhiên, từ khi dịch bệnh bùng phát ở Việt Nam, công ty này đối mặt nhiều vấn đề ảnh hưởng đến xuất khẩu rau quả của DN. Vùng nguyên liệu đang bị phong toả, giãn cách khiến thiếu hụt lượng lớn lực lượng lao động. Thời gian làm việc của DN hiện chỉ còn từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối. Trong khi đó trước đây, 3 giờ sáng người lao động ra vùng nguyên liệu, 6-7 giờ là đem sản phẩm về nhà máy, làm đến khoảng 10-12 giờ đêm.
"Nhà máy ngày bình thường xử lý khoảng 200 tấn trái cây thì nay chỉ còn 30-40% công suất", ông Nguyễn Đình Tùng âu lo và mong muốn được "nới" thời gian làm việc.
Trong khi đó, cước vận tải đường biển hiện nay đã tăng gấp khoảng 5 lần so với trước khi bùng dịch Covid-19. Có nguy cơ các hãng tàu sẽ không nhận vận chuyển hàng đông lạnh, điển hình là hàng rau quả vì giá thành vận chuyển bằng hàng khô nhưng rủi ro cao.
Đại diện doanh nghiệp này cũng lo ngại việc nông dân đang rất hoang mang, không biết dịch sẽ kéo dài bao lâu và có băn khoăn có nên đầu tư cây trồng hay không. "Nếu vậy khi dịch bệnh qua đi, doanh nghiệp sẽ thiếu lượng hàng lớn chất lượng cao cho xuất khẩu", ông Tùng cảnh báo.
Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, lưu ý những khó khăn đang phải đối diện hiện nay nếu chậm khắc phục hoặc khắc phục không có hiệu quả thì nguy cơ dẫn đến đứt gãy chuỗi sản xuất" mà "khi đứt gãy chuỗi sản xuất rồi việc khôi phục cực kì khó khăn".
Nơi thiếu hàng để bán, nơi thừa mứa không bán được là thực trạng thời gian qua.
Đừng tự đặt ra thêm khó khăn
Số liệu được Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến chia sẻ tại hội nghị cho thấy, nhu cầu thị trường vẫn rất lớn nhưng tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp dẫn đến nhiều vùng nguyên liệu bị phong tỏa do giãn cách, việc thu hoạch và sản xuất bị ảnh hưởng, công suất tại các nhà máy chế biến thủy sản giảm 50%.
"Không để đứt gãy các chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm" là yêu cầu được đặt ra không chỉ với ngành nông nghiệp.
Ở góc độ doanh nghiệp phân phối, ông Lê Trường Sơn, Phó Tổng giám đốc Saigon Co.op, kiến nghị các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cần tăng cường nghiên cứu nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng để thay đổi kịp thời theo yêu cầu thị trường.
Ông Sơn cũng lưu ý các DN, cơ sở sản xuất phải cam kết đảm bảo số lượng, chất lượng sản phẩm bởi có hiện tượng là có những đơn vị dù nhận được hỗ trợ nhưng việc cam kết theo các nội dung đã thống nhất không thực hiện chặt chẽ.
Chia sẻ với việc tiêu thụ nông sản gặp khó, song ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Công Thương, cũng không hài lòng với việc một số địa phương đặt ra điều kiện riêng, vô hình chung làm ách tắc cản trở quá trình lưu thông hàng hóa.
"Hàng hóa là nông - thủy sản chỉ chậm 1 giờ 2 giờ đã là gay, chưa nói đến 1-2 ngày", ông Diên nhấn mạnh. "Địa phương kiên quyết là không đặt ra các điều kiện riêng trong lưu thông hàng hóa".
"Một số địa phương kêu khó nhưng bản thân lại tự làm khó cho mình. Chúng ta phải thống nhất với nhau rằng Chính phủ, Ban chỉ đạo, các bộ ngành đã hết lòng hết sức chia sẻ khó khăn với địa phương, đã đặt ra các quy định cụ thể rồi thì các địa phương cố gắng thực hiện, tạo điều kiện hỗ trợ người dân, DN thực hiện nghiêm túc các quy quy định này", lãnh đạo Bộ Công Thương thẳng thắn.
Bên cạnh đề nghị tiêm vắc xin cho lực lượng lao động có liên quan, ông Nguyễn Hồng Diên khẳng định phải tạo điều kiện cho phép DN chế biến nông sản, thủy sản hoạt động trở lại.
"Đây là một yêu cầu khó khăn, nhưng khó cũng phải làm. Không ai nói được dịch bệnh bao giờ kết thúc, nhưng chúng ta phải khẳng định dù có tập trung phòng chống dịch thì nhu cầu tiêu dùng của người dân, nhất là ăn uống, thuốc chữa bệnh vẫn phải đặt ra. Vì thế cần hỗ trợ DN chế biến, góp phần tiêu thụ nông thủy sản bởi hàng tươi sống không thể tiêu thụ hết trong thời gian ngắn được", lãnh đạo Bộ Công Thương lưu ý.
Phải có giải pháp tiêu thụ nông sản, thủy sản cho các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên yêu cầu cần có những giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề tiêu thụ cho bà con các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. Vì vậy, các địa phương khẩn trương rà soát, nắm chắc chủng loại sản phẩm cần tiêu thụ và có phương án tiêu thụ tại chỗ... Bộ trưởng Bộ...