Tạo kháng thể cho bệnh nhân viêm gan B nhờ phác đồ điều trị đặc biệt
“Hơn 3 năm kiên trì điều trị cuối cùng ông trời cũng không phụ người có tâm. Tôi đã bật khóc khi nghe bác sĩ đọc kết quả cuối cùng tôi đã khỏi hoàn toàn viêm gan B.”
Đó là những lời tự đáy lòng của chị Nguyễn Thị T.H. 33 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội sau hơn 3 năm liền kiên trì chữa trị mòn mỏi chờ đợi cuối cùng đã có thể thở phào nhẹ nhõm.
Viêm gan B …. Tiếng sét ngang tai …
Phát hiện nhiễm viêm gan B khi khám thai con đầu lòng, niềm vui chưa được tròn đầy thì chị nhận được tin “dữ” khi đi khám, chị Nguyễn Thị T.H trầm lặng chia sẻ lại khoảng thời gian tâm lý bất ổn lo lắng đến suýt trầm cảm: “Lúc biết kết quả gần như mình lặng đi. Lo cho sức khỏe 1 thì lo cho con 10 với nguy cơ nhiễm viêm gan B từ mẹ. Mệt mỏi, lo lắng khiến mình rơi vào tình trạng stress gần như trầm cảm một thời gian. Khi ấy gia đình tìm cho mình bác sĩ gan mật giỏi thay vì nghe lời khuyên của bác sĩ sản khoa.”
Viêm gan B giống như tiếng sét ngang tai khiến chị mất ăn mất ngủ (ảnh minh họa)
Đến với chuyên gia gan mật, Phó giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Xuân Thành, qua thăm khám giáo sư cho biết: “Tình trạng tiến triển bệnh của chị H chưa nghiêm trọng, không nên quá lo lắng vì virus hiện tại chưa hoạt động không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Cố gắng giữ tinh thần thoải mái để virus không hoạt động và tốt nhất cho thai nhi. Bé sau khi sinh ra sẽ được tiêm immunoglobulin và một mũi vacxin ngừa viêm gan B thông thường trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Vacxin được tiêm nhắc lại vào thời điểm tháng thứ hai và tháng thứ tư sau sinh thì bé có 95% cơ hội không bị nhiễm viêm gan B. Vì vậy bệnh nhân không cần quá lo lắng, thoải mái tập trung ăn uống, giữ sức khỏe và theo dõi định kỳ.”
Sau khi nghe chia sẻ từ giáo sư Thành, tinh thần chị H tốt hơn hẳn, bớt lo lắng, chị ăn uống ngủ nghỉ tốt hơn. Niềm vui nhân đôi khi chồng chị có kết quả âm tính với virus viêm gan B do anh đã từng tiêm đủ vaccine trước đó.
Virus “bại trận” trước người có QUYẾT TÂM
Sinh con, chăm con, con quấy khóc là thời gian khiến sức khỏe chị H gặp vấn đề, mệt mỏi thường xuyên, chán ăn chị tìm đến giáo sư Thành để nhận được sự tư vấn.
Video đang HOT
Kết thúc 6 tháng nuôi con bằng sữa mẹ, bắt đầu cho con ăn dặm và uống sữa ngoài, cũng là lúc chị hạ quyết tâm “đánh bại” virus viêm gan B bắt đầu hoạt động gây hại sức khỏe.
Khi tới thăm khám, điều trị với Phó giáo sư Nguyễn Xuân Thành, chị H được chỉ định thực hiện các xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu và siêu âm gan mật để chẩn đoán chính xác mức độ tiến triển của bệnh, tải lượng virus, tác động của virus đến sức khỏe người bệnh. Sau thăm khám, kết quả cho thấy, virus tiến triển gây men gan tăng, tải lượng virus tăng đột biến, chức năng gan suy giảm, hình ảnh siêu âm gan đã có những nốt vôi hóa trong gan. Giáo sư Thành chỉ đinh chị H cần tiến hành điều trị càng sớm càng tốt.
PGS.TS.Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Xuân Thành – Người trực tiếp điều trị thành công viêm gan B cho bệnh nhân Nguyễn Thị T.H, 33 tuổi, Hà Nội.
Bám sát vào kết quả thăm khám, với kinh nghiệm hơn 40 năm điều trị thành công hàng nghìn bệnh nhân viêm gan B, Phó giáo sư Thành đã xây dựng phác đồ điều trị nội khoa đặc hiệu cho chị H. Tin tưởng bác sĩ, đặt quyết tâm cao 200%, chị H lên dây cót sẵn sàng cho cuộc chiến chống virus viêm gan B mong muốn có được sức khỏe như người bình thường. Cùng với việc uống thuốc đúng liều lượng, thời gian, chị H còn tuân thủ theo đúng chế độ ăn uống sinh hoạt như bác sĩ khuyên. Ngoài ra, chị H còn tích cực tập luyện thể dục thể thao, tăng cường sức đề kháng.
Sau 3 năm kiên trì điều trị, đánh giá về kết quả chữa trị viêm gan B của chị H, Phó giáo sư Nguyễn Xuân Thành cho biết: “Để điều trị thành công bệnh viêm gan B, cần có phác đồ điều trị đặc hiệu với từng giai đoạn tiến triển của bệnh và phác đồ xây dựng trên từng người bệnh, mỗi giai đoạn tiến triển bệnh đều cần điều chỉnh phác đồ để phù hợp và theo dõi hiệu quả điều trị. Bên cạnh đó, sự quyết tâm của người bệnh rất quan trọng. Với bệnh nhân H, tôi đánh giá rất cao sự quyết tâm và tinh thần kiên trì của bệnh nhân. Bệnh nhân H luôn đến thăm khám đúng lịch hẹn và uống thuốc đều đặn, chăm chỉ tích cực tuân thủ theo đúng chỉ định. Vì thế có được kết quả thành công như hôm nay là điều rất xứng đáng”.
Kết quả tạo thành công kháng thể viêm gan B sau 3 năm quyết tâm cao độ điều trị với phác đồ đặc hiệu của PGS.TS Nguyễn Xuân Thanh của bệnh nhân Nguyễn Thị T.H.
Ngoài ra, giáo sư còn cho biết thêm, thông thường người bệnh điều trị viêm gan B có kết quả HBV đo tải lượng Real-time PCR dưới ngưỡng phát hiện đã là thành công lớn nhưng với bệnh nhân H thì kết quả thành công hơn rất nhiều vì cơ thể bệnh nhân đã tạo ra kháng thể chỉ số Anti Hbe dương tính.
“Đúng là ông Trời không phụ người có tâm. Để có được kết quả thành công này tôi đã mất 3 năm ròng kiên trì, liên tục được bác sĩ động viên và điều chỉnh thuốc phù hợp tôi thấy có động lực hơn. Thật may vì cuộc đời tôi gặp được giáo sư Thành không thì chẳng biết sẽ thế nào” – Chị Nguyễn Thị T.H vui mừng chia sẻ.
Với thành công này, chị H không cần uống thuốc và theo dõi thường xuyên có thể sinh hoạt như người bình thường. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn khuyên chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh vẫn nên được duy trì kết hợp thăm khám sức khỏe định kỳ để tốt cho sức khỏe.
Chuyên khoa Gan mật bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội là địa chỉ thăm khám và điều trị bệnh gan mật hiệu quả. Liên hệ 1900558896 để được thăm khám và điều trị thành công các bệnh lý gan mật với Phó giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Xuân Thành – Chuyên gia gan mật hơn 40 năm kinh nghiệm.
HN
Theo Dân trí
Đã có vắc xin 5 trong 1 mới thay thế Quinvaxem trong tiêm chủng mở rộng
Chiều 16/4, GS.TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết đã lựa chọn được loại vắc xin mới 5 trong 1 của Ấn Độ để thay thế cho vắc xin Quinvaxem trong TCMR.
Tại Hội thảo truyền thông về một số loại vắc xin mới sẽ triển khai trong chương trình Tiêm chủng mở rộng năm 2018 diễn ra chiều 16/4, GS Đặng Đức Anh cho biết, trước đó, chương trình TCMR sử dụng vắc xin Quinvaxem (Hàn Quốc) sản xuất và đã tiêm 41 triệu liều vắc xin này cho trẻ dưới 1 tuổi, phòng 5 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do khuẩn Hib.
PGS.TS Trần Như Dương cho biết vắc xin mới được lựa chọn được sử dụng phổ biến, an toàn trên thế giới, với hơn 400 triệu liều ở hơn 43 quốc gia. Ảnh: H.Hải
Tuy nhiên, hiện nay nhà sản xuất tại Hàn Quốc đã ngừng sản xuất loại vắc xin này, vì thế, số vắc xin Quinvaxem còn lại chỉ đủ để tiêm cho trẻ đến hết tháng 5/2018. Bộ Y tế đã có kế hoạch chuyển đổi sử dụng vắc xin Quinvaxem sang một loại vắc xin 5 trong 1 tương tự về thành phần và hiệu quả phòng bệnh để thay thế vắc xin này.
Theo đó, vắc xin được lựa chọn có tên là ComBE Five. Đây là vắc xin phối hợp phòng 5 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em là bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/ viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib do Ấn Độ sản xuất, được lưu hành tại Ấn Độ từ năm 2010. Vắc xin ComBE Five đã được ký lưu hành tại Việt Nam (QĐ số 196/QĐ-QLD ngày 30/05/2017) có giá trị trong 5 năm.
"Vắc xin Combe Five có dạng trình bày tương tự vắc xin Quinvaxem, được đóng 01 liều/lọ và có gắn chỉ thị nhiệt độ để giám sát việc tiếp xúc với nhiệt độ của từng lọ vắc xin trong quá trình bảo quản, vận chuyển trước khi sử dụng. Vắc xin này cũng đạt tiêu chuẩn tiền thẩm định của Tổ chức Y tế thế giới, được sử dụng ở hơn 43 quốc gia với hơn 400 triệu liều", PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ thông tin.
Tại Việt Nam, vắc xin đã được sử dụng tại thực địa 4 huyện của tỉnh Hà Nam từ tháng 9/2016 đến 1/2017. Kết quả, sau tiêm chủng chỉ ghi nhận một số phản ứng thông thường xuất hiện vào ngày thứ nhất sau tiêm vắc xin bao gồm: Phản ứng tại chỗ tiêm đau, quầng đỏ với tỷ lệ từ 5-15%. Sốt với tỷ lệ 34-39%. Không nghi nhận bất kỳ phản ứng nặng nào sau tiêm chủng.
Quá trình tiêm thử nghiệm do Học viện Quân y thực hiện và đã được Hội đồng khoa học Bộ Y tế nghiệm thu. Vắc xin Combe Five cũng như các vắc xin nhập khẩu vào Việt Nam khác đều phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của Việt Nam. Các vắc xin này phải thực hiện các thủ tục để đăng ký lưu hành bao gồm các thử nghiệm cần thiết và đảm bảo đạt được các tiêu chuẩn theo quy định của Việt Nam và của Tổ chức Y tế thế giới.
Từng lô vắc xin khi nhập khẩu vào Việt Nam đều được Viện Kiểm định quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế kiểm định và đạt tiêu chuẩn về an toàn trước khi đưa vào sử dụng trong chương trình TCMR.
Bắt đầu triển khai trên quy mô hẹp
PGS.TS Trần Như Dương, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, vắc xin Combe Five này cũng được sử dụng tại chương trình tiêm chủng mở rộng của Ấn Độ.
Tại Việt Nam, bước đầu tiên sẽ triển khai tiêm vắc xin Combe Five quy mô nhỏ trên địa bàn 4 tỉnh Hà Nam, Bình Định, Kon Tum, Đồng Tháp. Việc kiểm tra giám sát tại 4 địa phương sẽ được thực hiện trong tháng 5, 6, cố gắng trong tháng 6 sẽ hoàn thành kết quả trên quy mô nhỏ và báo cáo bộ y tế.
Dự kiến việc chuyển đổi vắc xin Combe Five sẽ được triển khai trên toàn quốc trong tháng 6, 7/2018.
PGS Dương thông tin thêm, hiện nay vắc xin Quinvaxem vẫn tiếp tục được sử dụng trong Chương trình TCMR cho trẻ dưới 1 tuổi cho đến khi được thay thế bằng vắc xin mới. Lịch tiêm vắc xin 5 trong 1 mới này cũng giống vắc xin Quinvaxem cũ, trẻ dưới 1 tuổi cần được tiêm đủ 3 mũi vắc xin vào lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi. Nếu trẻ bị bỏ lỡ lịch tiêm chủng thì cần được tiêm sớm vào thời gian sau đó mà không cần phải tiêm lại từ đầu.
Trẻ đã được tiêm 1 hoặc 2 mũi vắc xin Quinvaxem thì sẽ được tiếp tục tiêm vắc xin ComBE Five liều tiếp theo và không phải tiêm lại từ đầu. Bộ Y tế khuyến các bậc cha mẹ tiếp tục đưa con đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, để phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Chế độ ăn uống cho người bị viêm gan B Chế độ ăn uống cho ngươi bi viêm gan B có vai trò rất lớn trong việc điều trị. Bởi, khi mắc bệnh về gan, chế độ ăn uống không phù hợp sẽ làm bệnh lý càng nặng thêm. Môt sô mon ăn co lơi cho ngươi bi viêm gan B Cháo rau má Rau má tươi 100g, đậu xanh 50g, gạo tẻ...