Tạo động lực cho sự phát triển
Trong những năm qua, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch luôn coi trọng công tác tổ chức các phong trào thi đua yêu nước.
Điều đó đã trở thành mục tiêu phấn đấu và nguồn khích lệ to lớn để các cán bộ, công nhân viên chức toàn ngành nỗ lực phat huy thanh tich đat đươc, tạo động lực cho sự phát triển…
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự và chỉ đạo Hội nghị Tổng kết 18 năm Phong trào TDĐKXDĐSVH (tháng 9.2018) Ảnh: TR.HUẤN
Phong trào TDĐKXDĐSVH: Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Được xác định là một trong những giải pháp trọng tâm nhằm phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, việc thực hiện Phong trào TDĐKXDĐSVH trong những năm qua đã từng bước đẩy lùi các tệ nạn xã hội, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân… Phong trào được xem như một luồng gió tạo hiệu ứng lan tỏa trong xã hội, gắn kết chặt chẽ các ngành, lĩnh vực và được các tầng lớp nhân dân tự nguyện thực hiện. Đặc biệt, Phong trào đã đi vào cuộc sống và trở thành hoạt động thường xuyên, hằng ngày của cộng đồng dân cư, tác động đến từng cá nhân, gia đình, cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang về hành vi, lối sống, đạo đức, nhân cách… Qua đó, nhiều giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn; đạo đức, gia phong của dòng tộc, làng xã được giữ gìn và trao truyền; các nội quy, quy chế hoạt động của cơ quan, đơn vị được thực hiện nghiêm túc. Hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, các phong trào thi đua yêu nước của các cấp, ngành được người dân hưởng ứng thi đua, tham gia thực hiện đầy đủ, trách nhiệm. Phong trào đã tập hợp được sức mạnh của toàn dân và cả hệ thống chính trị.
Từ tác động của Phong trào đã xuất hiện nhiều gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đã có nhiều mô hình tiêu biểu, cách làm hiệu quả trong Phong trào được phổ biến, nghiên cứu, học tập, nhân rộng. Qua các giai đoạn sơ kết, tổng kết, Phong trào đã có trên 1.200.000 gương người tốt, việc tốt; 18.651.317/21.771.790 gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa”; 73.984/104.609 làng, thôn, ấp, bản, tổ dân phố văn hóa được công nhận; 84.785/114.972 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa. Nhiều cá nhân, tập thể đã có thành tích xuất sắc được Đảng, Nhà nước, Chính phủ khen thưởng động viên kịp thời.
Tổng cục TDTT: Phát động phong trào thi đua trước mỗi sự kiện lớn
Với Thể thao Việt Nam, giai đoạn từ năm 2016-2020 có thể xem là thành công nhất trong lịch sử phát triển từ trước tới nay, trong đó nổi bật là chiếc HCV Olympic của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh; HCB môn Bơi lần đầu tiên tại Asian Games cùng hàng loạt ngôi Vô địch thế giới, Vô địch châu Á và khu vực…
Những thành tích đó có được là do sức lan toả của các phong trào thi đua đối với các HLV, VĐV và toàn thể những người làm công tác TDTT trên cả nước. “Trước mỗi nhiệm vụ quan trọng của ngành như tổ chức Đại hội TDTT các cấp và Đại hội Thể thao toàn quốc, chuẩn bị tham dự SEA Games, Asian Games, Olympic…, Tổng cục TDTT đều phát động các phong trào thi đua với các khẩu hiệu thiết thực nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc và động viên các tập thể, cá nhân, VĐV lập thành tích xuất sắc, góp phần cùng toàn cơ quan hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ được giao; đồng thời, tổ chức tốt các phong trào thi đua trong đội ngũ huấn luyện viên, vận động viên, hướng tới lập thành tích xuất sắc “vì màu cờ, sắc áo của Tổ quốc” trước thềm mỗi đại hội thể thao quốc tế lớn.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước về TDTT có nhiều chuyển biến. Trong giai đoạn 2016-2020, ngành TDTT đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan tham mưu xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền ban hành: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TDTT, 5 Nghị định; trình Bộ trưởng ban hành 39 Thông tư và 3 Đề án về lĩnh vực TDTT. Hệ thống các văn bản, đề án được ban hành đầy đủ, kịp thời, giúp cho việc quản lý và tổ chức các hoạt động TDTT ngày càng được chặt chẽ và có hiệu quả, đồng thời tạo cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của ngành trong 5 năm qua và những năm tiếp theo.
Sự kiện Ngày hội gia đình Việt Nam năm 2020 Ảnh: P.V
Du lịch Việt Nam đã góp phần làm thay đổi diện mạo đất nước
Trong 5 năm qua, Du lịch Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc về các chỉ số quan trọng. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng từ 10 triệu lên 18 triệu (tăng 1,8 lần). Tốc độ tăng trưởng bình quân khách quốc tế đạt trung bình 15%/năm. Khách du lịch nội địa từ 62 triệu lượt lên 85 triệu lượt (tăng 1,3 lần). Tổng thu từ du lịch tăng từ 401 ngàn tỉ đồng lên 755 ngàn tỉ đồng (tăng gần 1,9 lần). Đóng góp trực tiếp của ngành Du lịch vào GDP từ 6,96% lên 9,2% (tăng 1,3 lần), đến hết năm 2019 đã tạo ra khoảng 2,9 triệu lao động, trong đó có trên 972.000 lao động trực tiếp. Năng lực cạnh tranh của Du lịch Việt Nam liên tục được cải thiện trong bảng xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế thế giới, năm 2019 đã tăng 4 bậc so với năm 2017 để vươn lên xếp hạng 63 trong 140 nền kinh tế.
Liên tục trong nhiều năm, Du lịch Việt Nam được nhận những giải thưởng danh giá do các tổ chức uy tín trong khu vực và thế giới trao tặng. Sự phát triển vượt bậc của du lịch đã làm thay đổi diện mạo đất nước; nâng cao vithêvahinh anh Viêt Nam trong quatrinh hội nhập vơi quốc tế, tốc độ tăng trưởng cao và tỷ trọng trong GDP tăng nhanh, có sức lan tỏa mạnh, thúc đẩy nhiều ngành và địa phương phát triển, góp phần tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển văn hóa, xã hội; thu hút được ngày càng nhiều lao động, góp phần phát triển yếu tố con người; tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, tạo tiền đề vững chắc cho du lịch phát triển ở mức cao hơn trong thời kỳ mới.
Với những thành tích nổi bật, nhân dịp kỷ niệm 60 năm hình thành và phát triển, để động viên khích lệ Tổng cục Du lịch phát huy những thành tích đạt được, hoàn thành xuất sắc sứ mệnh chính trị được giao, đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, Tổng cục Du lịch đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện lời dạy của Bác: “Càng khó khăn, càng phải đẩy mạnh thi đua”, xác định đại dịch Covid-19 là cơ hội để cơ cấu lại ngành Du lịch, toàn ngành Du lịch quyết tâm vượt qua khó khăn, phát huy sức mạnh tổng hợp và triển khai thực hiện mục tiêu đưa Du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Xây dựng gia đình hạnh phúc là mục tiêu lớn nhất của công tác gia đình
Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý, điều hành thuộc lĩnh vực gia đình trong những năm qua đã ban hành nhiều văn bản quan trọng mang tính chiến lược. Đặc biệt, đã tham mưu xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, phê duyệt nhiều văn bản quan trọng như: Quyết định số 363QĐ-TTg ngày 8.3.2016 về Tháng hành động quốc gia về PCBLGĐ, Quyết định số 21/2016/QĐ-TTg ngày 17.5.2016 ban hành Quy chế phối hợp liên ngành về PCBLGĐ… Những sự kiện lớn đã được tổ chức mang tính khoa học, rút ra những kinh nghiệm quý báu trong sự phát triển của công tác gia đình như: Sơ kết 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam (2012-2017), Tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (2008-2018); Sơ kết 5 năm thực hiện Đề án tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20.3 hằng năm (2013-2018)…
Mục tiêu lớn nhất của công tác gia đình hướng tới là xây dựng gia đình hạnh phúc. Chính vì vậy, cho tới thời điểm hiện nay, người dân đều đã quen và hưởng ứng tích cực vào các hoạt động của công tác gia đình được tổ chức thường niên như: Ngày Quốc tế hạnh phúc (20.3); Ngày Gia đình Việt Nam (28.6); Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới và Ngày Thế giới xóa bỏ bạo lực với phụ nữ (25.11)… Năm 2020 là năm thứ hai Bộ VHTTDL tổ chức thí điểm Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình. Dù mới triển khai nhưng có thể thấy, việc cho ra đời Bộ Quy tắc ứng xử trong gia đình đã được các địa phương và đông đảo người dân tham gia, hưởng ứng.
Xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Bắc Ninh thực hiện tốt Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"; Hà Nam triển khai đồng bộ các mặt hoạt động về công tác quản lý nhà nước và phát triển sự nghiệp trên lĩnh vực văn hóa; Công tác phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Ninh Bình được quan tâm và đẩy mạnh là những thông tin văn hóa nổi bật tại một số tỉnh Đồng bằng sông Hồng.
Xây dựng "Gia đình văn hóa". Ảnh minh họa (nguồn: Báo Tin tức)
Bắc Ninh: Trong 10 năm qua, cấp ủy, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tỉnh Bắc Ninh đã tích cực chỉ đạo triển khai, thực hiện tốt Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".
Với vai trò là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" tỉnh, Sở VHTTDL đã tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, triển khai tốt 05 nội dung gồm: Đoàn kết giúp nhau "xóa đói, giảm nghèo"; thực hiện nếp sống văn hóa, kỷ cương pháp luật; xây dựng môi trường văn hóa; xây dựng các thiết chế văn hóa - thể thao; xây dựng tư tưởng chính trị lành mạnh. Ngoài ra, Sở còn triển khai 7 Phong trào gồm: Xây dựng "Gia đình văn hóa"; xây dựng "Khu dân cư văn hóa"; xây dựng "Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá"; phong trào "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại"; xây dựng "Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị"; xây dựng gương "Người tốt, việc tốt"...
Để thực hiện tốt các nội dung trong Phong trào, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt chú trọng công tác xây dựng tư tưởng chính trị vững mạnh trong nhân dân; thường xuyên giáo dục nâng cao tinh thần cảnh giác, nắm bắt và giải đáp những tư tưởng mới nảy sinh, uốn nắn những nhận thức lệch lạc; chủ động và kiên quyết đấu tranh chống lại các thế lực thù địch âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, nhằm giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Công tác tuyên truyền, vận động thông qua các cuộc họp ở khu dân cư được tổ chức thường xuyên nhằm giúp nhân dân tiếp cận kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách pháp luật của Nhà nước, bài trừ mê tín, dị đoan; đẩy lùi các tệ nạn xã hội, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh, quốc phòng của tỉnh.
Nội dung xây dựng môi trường văn hóa được nhân dân trong tỉnh đồng tình hưởng ứng, đã góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tạo ra những chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội. Những giá trị văn hóa mang tính truyền thống của từng địa phương và thuần phong mỹ tục được gìn giữ, phát huy. Nhân dân tích cực tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao. Phong trào đã đóng góp thiết thực, hiệu quả trong việc chống sự xâm nhập của sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội.
Một số kết quả tiêu biểu đạt được trong thực hiện Phong trào: Năm 2019 có 288.667/313.249 hộ gia đình được công nhận danh hiệu "Gia đình văn hóa" (đạt 92,2%), tăng 7,2% so với năm 2010; có 663/731 Khu dân cư được công nhận danh hiệu "Khu dân cư văn hóa" (đạt 90,7%), tăng 31,7% so với năm 2010; có 82,6% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa; 96/97 xã đạt "Xã đạt chuẩn nông thôn mới"; 16/29 phường, thị trấn đạt "chuẩn văn minh đô thị".
Hà Nam: Theo Báo cáo trong 5 năm qua, Sở VHTTDL đã tích cực triển khai đồng bộ các mặt hoạt động về công tác quản lý nhà nước và phát triển sự nghiệp trên lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch.
Theo đó, trong lĩnh vực văn hóa, Sở đã tham mưu UBND tỉnh tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, văn hóa, văn nghệ, thể thao và du lịch, nổi bật là các hoạt động: Mừng Đảng, mừng Xuân; chào mừng thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Hy sinh của mười nữ dân quân Lam Hạ (01/10/1966- 01/10/2016) và đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đối với Trận địa pháo phòng không Lam Hạ (1965-1972); Kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dạy Xuân Mậu Thân 1968; 60 năm ngày Bác Hồ về thăm Hà Nam (14/01/1958-14/01/2018); 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948-11/6/2018); 115 năm Ngày sinh đồng chí Lương Khánh Thiện, 10 năm Thành lập Thành phố Phủ Lý và Lễ đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Thành phố Phủ Lý là đô thị loại II trực thuộc tỉnh, Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Chùa Đọi Sơn; Lễ khai mạc Đại hội TDTT tỉnh Hà Nam lần thứ V... và tổ chức rất nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ các nhiệm vụ chính trị của tỉnh và Nhân dân.
Bên cạnh đó, tô chưc thanh công nhiều hội thi, liên hoan nghệ thuật quần chúng thu hút đông đảo các đối tượng tham gia, đem lại không khí tươi vui, phấn khởi trong Nhân dân, tiêu biểu như: Liên hoan âm nhạc tỉnh Hà Nam; Liên hoan Ca - Múa - Nhạc không chuyên tỉnh Hà Nam; Liên hoan Diễn xướng hát Chầu văn tỉnh Hà Nam mở rộng; Liên hoan các câu lạc bộ Dân ca và Chèo các cấp tỉnh Hà Nam; Liên hoan thiếu nhi tuyên truyền giới thiệu sách các cấp tỉnh Hà Nam; Liên hoan văn hóa các di tích tiêu biểu tỉnh Hà Nam; Phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Đại hội Đảng các cấp, Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XIX nhiệm kỳ (2015-2020); Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Các liên hoan, cuộc thi, hội diễn thu hút đông đảo tầng lớp Nhân dân hưởng ứng tham gia, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong Ban Tổ chức và lòng người hâm mộ.
Ngoài ra, duy trì và đẩy mạnh hoạt động văn hoá, văn nghệ, sinh hoạt câu lạc bộ cơ sở. Đến nay toàn tỉnh có trên 1000 câu lạc bộ văn hóa văn nghệ thu hút được trên 2 vạn hội viên tham gia. Tiêu biểu như: Câu lạc bộ Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể hát Chầu văn tỉnh Hà Nam; Câu lạc bộ Thơ-Văn Núi Ngọc, huyện Kim Bảng; Câu lạc bộ Dân ca và Chèo huyện Bình Lục; Đội văn nghệ thôn Hòa Ngãi, xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm, chiếu Chèo làng Ngò, xã Đức Lý, huyện Lý Nhân, câu lạc bộ hát Tuồng xã Bạch Thượng, thị xã Duy Tiên... Mỗi năm, tổ chức biểu diễn trên 5000 buổi văn nghệ phục vụ Nhân dân địa phương... các hoạt động đều tạo nhiều điểm nhấn được Lãnh đạo các cấp, các ngành và Nhân dân đánh giá cao.
Ninh Bình: Việc triển khai công tác phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác gia đình của tỉnh Ninh Bình nhằm thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21/2/2005 của Ban Bí thư (Khóa IX) về "Xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước".
Với sự vào cuộc của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở trong những năm qua, Ninh Bình đã đưa mục tiêu xây dựng Gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc vào việc xây dựng và thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Hàng năm, Sở VHTT xây dựng kế hoạch triển khai "Đề án Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam giai đoạn 2010-2020"; hướng dẫn xây dựng và duy trì hoạt động Mô hình PCBLGĐ; triển khai "Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình"...
Theo đó, việc thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia PCBLGĐ, Luật PCBLGĐ và các văn bản thi hành luật đã được thực hiện đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở. Công tác truyền thông thực hiện chương trình hành động quốc gia PCBLGĐ được quan tâm và đẩy mạnh, cao điểm của các đợt tuyên truyền là vào dịp các ngày kỷ niệm như Tháng hành động quốc gia về PCBLGĐ (Tháng 6), Ngày thế giới xóa bỏ bạo lực đối với Phụ nữ (25/11).
Bên cạnh công tác tuyên truyền thì việc tư vấn, hỗ trợ về PCBLGĐ luôn được quan tâm triển khai thực hiện. Sở VHTT đã triển khai mô hình điểm can thiệp PCBLGĐ tại xã Văn Phương, huyện Nho Quan (2008 - 2010) sau đó nhân rộng triển khai trên địa bàn 143 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh. Đến nay, đã triển khai lồng ghép nội dung hoạt động PCBLGĐ ở 1.670 tổ hòa giải trong cộng đồng dân cư; thành lập 943 nhóm PCBLGĐ, hình thành 1.169 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng; 170 cơ sở y tế khám, chữa bệnh và tạm lánh cho nạn nhân bạo lực gia đình; 1.410 câu lạc bộ xây dựng gia đình phát triển bền vững; đã thiết lập 143 đường dây nóng. Công tác phòng ngừa, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình đã được chính quyền, đoàn thể và người dân quan tâm hơn.
Việc can thiệp các vụ bạo lực gia đình thường được thực hiện tại địa bàn dân cư và do các Nhóm PCBLGD thực hiện. Từ khi thành lập các Nhóm PBLGĐ, việc can thiệp, xử lý các vị BLGĐ được kịp thời hơn, tránh được những mâu thuẫn, xô xát lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến thân thể và tinh thần của nạn phản. Theo thống kê từ cơ sở, từ năm 2009 đến năm 2017 trên địa bàn tỉnh xảy ra 2.190 vụ bạo lực gia đình, với hơn 90% nạn nhân bạo lực gia đình là nữ và tập trung vào độ tuổi tử 16-59. Việc can thiệp, hỗ trợ và xử lí kịp thời các vụ bạo lực gia đình xảy ra trên địa bàn đã góp phần làm giảm đáng kể các vụ bạo lực gia đình. Trong năm 2009 số vụ bạo lực gia đình xảy ra trên địa bàn là 303 vụ, đến năm 2014 là 252 vụ, giảm còn 62 vụ vào năm 2019.
Có thể nói, thời gian qua công tác giáo dục đời sống gia đình đã được triển khai đến từng hộ gia đình, từng cá nhân và đi sâu vào đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Các gia đình đã xây dựng vun đắp những mối quan hệ nhân ái, tốt đẹp, có trách nhiệm giữa các thành viên trong gia đình; chăm lo phát triển kinh tế, tạo việc làm và thu nhập chính đáng, nâng cao chất lượng cuộc sống; thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương, góp phần thực hiện nhiệm vụ mà Chỉ thị 49-CT/TW đã đề ra.
Đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Việc triển khai Dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được Công an tỉnh Đắk Nông thực hiện hiệu quả, bảo đảm tiến độ đề ra; trong đó lực lượng Công an xã, phường, thị trấn đóng vai trò nòng cốt, góp phần quan trọng trong việc đẩy nhanh tiến độ thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông...