Tạo điều kiện tốt nhất cho người dân tái thiết cuộc sống
Chính quyền địa phương, cũng như Mặt trận các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị cần quan tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho người dân bị thiệt hại nặng nề do mưa lũ gây ra sớm làm lại nhà cửa, khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống.
Đó là đề nghị của Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, làm việc tại tỉnh Quảng Trị, đồng thời trao quà hỗ trợ bà con nhân dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
Hỗ trợ tối đa cho các tổ chức từ thiện đến địa phương
Những ngày này, chính quyền, Mặt trận các cấp trên trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và người dân cùng bắt tay vào việc dọn dẹp nhà cửa, đường xá sau mưa lũ, với phương châm “nước rút đến đâu, dọn dẹp đến đó”.
Ông Đào Mạnh Hùng, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Trị cho biết, mưa lũ thời gian qua đã khiến địa phương chịu nhiều thiệt hại vô cùng nặng nề.
Theo thống kê, mưa lũ đã làm 50 người chết, 4 người mất tích, hàng ngàn hecta hoa màu bị hư hỏng, 549.873 con gia cầm bị chết và trôi trong lũ, 175 ngôi nhà bị hư hỏng nặng… thiệt hại do mưa lũ gây ra trên địa bàn tỉnh ước tính khoảng 2.000 tỷ đồng.
Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng chia sẻ những khó khăn, mất mát của người dân tỉnh Quảng Trị.
Ông Đào Mạnh Hùng cũng cho biết, trước và trong khi mưa lũ xảy ra, Mặt trận các cấp cùng với các lực lượng chức năng đã nhanh chóng tổ chức sơ tán hơn 25.000 hộ dân vùng thấp trũng đến nơi an toàn, cũng như hỗ trợ khẩn cấp nhu yếu phẩm cho những gia đình thiệt hại do mưa lũ gây ra.
“Trong thời điểm nước lũ vẫn còn dâng cao, nhiều đoàn công tác của MTTQ Việt Nam các cấp trên địa bàn tỉnh đã đến tận vùng rốn lũ ở huyện Cam Lộ, Hải Lăng… để gửi nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân”, ông Hùng chia sẻ.
Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng thăm cụ bà Lê Thị Vui (75 tuổi, trú tại xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong) bị bệnh, gia đình thuộc diện hộ nghèo hết sức khó khăn.
Về công tác cứu trợ người dân bị ảnh hưởng, ông Hùng thông tin, toàn bộ hàng hóa nhu yếu phẩm thiết yếu các cá nhân, tổ chức, nhà hảo tâm thông qua MTTQ Việt Nam tỉnh gửi tặng cho người dân bị ảnh hưởng do mưa lũ gây ra đều được đơn vị phân bổ về các địa phương ngay sau khi nhận hàng, đảm bảo công khai, minh bạch.
Hiện nay, ở những vùng vẫn còn bị cô lập như xã Hướng Việt và Hướng Lập thuộc huyện Hướng Hóa, MTTQ Việt Nam các cấp đã phối hợp với các đơn vị liên quan vận chuyển hàng hóa nhu yếu để đưa vào cho người dân sử dụng.
Video đang HOT
Đối với các nhà thiện nguyện đến hỗ trợ người dân trên địa bàn tỉnh, ông Hùng cho biết, địa phương rất cảm ơn và sẵn sàng hỗ trợ tối đa cho các nhà thiện nguyện khi đến địa phương để giúp đỡ người dân bị ảnh hưởng mưa lũ.
Tuy nhiên, theo ông Hùng, hiện tại trên địa bàn các huyện Hướng Hóa, Đakrông nhiều đoạn đường bị sạt lở rất nghiêm trọng và nguy hiểm.
Do đó, “các nhà thiện nguyện ở xa khi đến tỉnh Quảng Trị để cứu trợ người dân nên thông báo với Ủy ban MTTQ các cấp, chính quyền địa phương để được hướng dẫn cụ thể đến các điểm cần cứu trợ tránh xảy ra tình trạng nơi thừa nơi thiếu và trao quà tận tay cho người dân được chu đáo, cũng như đảm bảo an toàn cho nhà hảo tâm khi đi cứu trợ tại địa phương”, ông Hùng gợi ý.
Phải chăm lo, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho người dân
Trước những mất mát, đau thương do thiên tai gây ra mà người dân đang phải gánh chịu, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng đã đến thăm hỏi và chia sẻ với bà con nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Đồng thời, Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng cũng đánh giá cao những nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương, Mặt trận các cấp cùng các tổ chức thành viên, các lực lượng công an, quân đội đã không quản ngại khó khăn vất vả, dầm mình trong cơn lũ dữ, thậm chí là hy sinh bản thân mình để giúp đỡ người dân trong cơn hoạn nạn.
Đến thăm và trao số tiền 40 triệu đồng cho gia đình anh Hồ Văn Lo (20 tuổi, trú tại xã Tà Long, huyện Đakrông) có nhà bị sập do mưa bão, Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng đã thăm hỏi, động viên gia đình sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng trao số tiền 40 triệu đồng cho hộ gia đình anh Hồ Văn Lo, có nhà bị sập do mưa bão gây ra.
Ngoài ra, Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng cũng đề nghị chính quyền địa phương các cấp quan tâm, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tối đa cho gia đình anh Lo cũng như các hộ dân khác bị thiệt hại nặng nề do mưa lũ gây ra sớm làm lại nhà cửa, ổn định cuộc sống.
Đón nhận món quà từ Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng, anh Hồ Văn Lo đã vô cùng xúc động, đồng thời gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo UBTƯ MTTQ Việt Nam, chính quyền địa phương, Mặt trận các cấp trong tỉnh và các nhà hảo tâm đã quan tâm, hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần giúp gia đình anh có thêm điều kiện để vươn lên trong cuộc sống.
Trò chuyện với bà con nhân dân xã Tà Long, Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng mong muốn mọi người cùng nhau đoàn kết, tượng trợ lẫn nhau để cùng vượt qua khó khăn trong giai đoạn này. Trước mắt là cùng nhau sửa sang, dọn dẹp lại nhà cửa, đường xá, khôi phục sản xuất trong thời gian tới.
Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng thăm hỏi và trao quà cho người dân ở xã Tà Long, huyện Đakrông.
Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng cũng lưu ý, sắp tới Mặt trận các cấp trên địa bàn tỉnh sẽ có rất nhiều việc phải làm. Trong đó phải quan tâm, chăm lo, hỗ trợ cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, những người yếu thế trong xã hội để họ vượt qua khó khăn.
Ngoài ra, Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng cũng đề nghị, MTTQ Việt Nam các cấp trên địa bàn tỉnh chủ trì phối hợp cơ quan liên quan, tiếp nhận, phân bổ, giám sát các khâu từ khi tiếp nhận đến khi người dân nhận được hỗ trợ, bảo đảm đúng người, đúng đối tượng.
“Việc tiếp nhận và phân bổ hàng hóa phải đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch, từ người hỗ trợ đến người được nhận hỗ trợ, tránh để xảy ra những sai sót không đáng có”, Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng nhấn mạnh.
Bão số 8 suy yếu, Hà Tĩnh vẫn ngập sâu, đường sắt thiệt hại hàng chục tỷ đồng
Trong vài giờ qua, bão số 8 ít dịch chuyển. 1.Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20km và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau tiếp tục suy yếu thành vùng áp thấp.
Bão số 8 ít dịch chuyển, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới
Trong 03 giờ vừa qua, bão số 8 hầu như ít dịch chuyển.Hồi 07 giờ ngày (23/10), vị trí tâm bão ở khoảng 17,6 độ Vĩ Bắc; 115,1 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 320km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (115-150km/giờ), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 260km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 160km tính từ tâm bão.Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 10-15km.
Bão suy yếu thành áp thấp nhiệt
Đến 07 giờ ngày 24/10, vị trí tâm bão ở khoảng 17,7 độ Vĩ Bắc; 112,3 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/giờ), giật cấp 14.Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 15,0 đến 20,0 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 109,5 đến 117,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.Do ảnh hưởng của bão, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có mưa bão, gió mạnh cấp 10-12, vùng gần tâm bão đi qua cấp 13, giật cấp 15; sóng biển cao từ 6-8m; biển động dữ dội.Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20km.
Đến 07 giờ ngày 25/10, vị trí tâm bão ở khoảng 17,7 độ Vĩ Bắc; 108,0 độ Kinh Đông, cách đất liền các tỉnh Hà Tĩnh-Quảng Trị khoảng 150km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 11.Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20km và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau tiếp tục suy yếu thành vùng áp thấp. Đến 07 giờ ngày 26/10, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 104,5 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ).
Sau xả lũ, Hà Tĩnh vẫn còn trên 5.800 hộ dân bị ngập
Theo báo cáo của tỉnh Hà Tĩnh, tính đến 8h ngày 22/10, sau khi ngừng mưa và một số nơi nước đã rút, hiện vẫn còn 5.843 hộ dân thuộc 16 xã của 4 huyện, thị gồm Cẩm Xuyên, TP. Hà Tĩnh, Thạch Hà, Can Lộc bị ngập nặng.
Vùng rốn lũ huyện Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh nhìn từ trên cao (Ảnh: TTXVN)
Trong đó, tại huyện Cẩm Xuyên, một số xã đang ngập từ 10 - 50 cm, riêng xã Cẩm Duệ nước đã giảm so 2,5 đến 3m so với thời điểm cao nhất; xã Cẩm Vịnh hiện nước đã giảm 1,5m so với thời điểm cao nhất.
Trận mưa lớn đi kèm xả lũ tại Hà Tĩnh đã khiến 6 người chết, 132ha lúa và hoa màu bị ngập úng, 2.316ha nuôi trồng thủy sản bị cuốn trôi, hệ thống giao thông địa bàn hư hỏng nặng.
Hiện tỉnh Hà Tĩnh đang tích cực khắc phục sự cố sau lũ và ứng phó với cơn bão số 8 đang đến gần. Theo dự báo, vị trí tâm bão ở khoảng 17,6 độ vĩ bắc; 115,1 độ kinh đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 320km về phía đông đông bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 250km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 150km tính từ tâm bão.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng tây, mỗi giờ đi được 10-15km. Đến 4 giờ ngày 25/10, vị trí tâm bão ở khoảng 17,6 độ vĩ bắc; 108,7 độ kinh đông, cách đất liền các tỉnh Hà Tĩnh - Quảng Trị khoảng 240km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 11.
Đường sắt thiệt hại hàng chục tỷ đồng vì mưa lũ miền Trung
Theo báo cáo gửi Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết từ ngày 8.10 đến ngày 14.10, mưa bão làm tắc đường sắt khu vực Huế - Đông Hà; từ ngày 17.10 đến 19.10 tắc đường khu vực từ Đông Hà đến Đồng Hới và từ Đồng Hới đến Vinh, gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp. Ước tính số tiền do giảm doanh thu và chi phí phát sinh là 26,9 tỉ đồng.
Đường sắt thiệt hại hàng chục tỷ đồng vì mưa lũ miền Trung
Cụ thể, vận tải hành khách thiệt hại khoảng 16,2 tỷ đồng do sụt giảm doanh thu và chi phí phát sinh; vận tải hàng hóa thiệt hại khoảng 10,7 tỷ đồng.
Cũng theo lãnh đạo ngành này, do ảnh hưởng của các đợt mưa lũ kéo dài từ ngày 7.10 đến 19.10, một số vị trí kết cấu hạ tầng đường sắt đã bị hư hỏng, đặc biệt, có những vị trí phải phong tỏa dừng tàu để khắc phục hậu quả.
Tính đến 7 giờ ngày 19/10, hệ thống cầu, đường, hầm, cống... đã có hơn 30 điểm, vị trí trên tuyến đường sắt Bắc - Nam bị xói trôi nền đá, sạt lở taluy, đất đá trên núi cao tràn xuống đường sắt và nhiều điểm nước dâng cao ngập trên đỉnh ray từ 150 - 800 mm, gây mất an toàn chạy tàu, phải dừng chạy tàu.
Mưa lũ đã gây mất điện lưới, phải chạy máy phát điện để điều hành sản xuất tại 15 ga. Các đường ngang thuộc địa phận các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình do bị mất điện lưới các đường ngang, phải thay ắc quy và nạp bổ sung đảm bảo an toàn chạy tàu và luân phiên sử dụng.
An Giang hỗ trợ hơn 2,1 tỷ đồng cho các tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng do thiên tai Ngày 22-10, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh An Giang Nguyễn Tiếc Hùng dẫn đầu đoàn công tác đã đến trao tặng tỉnh Thừa Thiên Huế 500 triệu đồng, để giúp đỡ người dân bị thiệt hại do thiên tai ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất - kinh doanh và sinh hoạt. Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Nguyễn Tiếc Hùng trao bảng hỗ trợ...