Tạo điều kiện cho người dân vay vốn ưu đãi khắc phục khó khăn do dịch COVID-19
Tính từ ngày 27/4/2021 đến nay, tỉnh Đắk Lắk đã tiếp nhận hơn 137.000 lượt công dân từ các tỉnh, thành phố phía Nam trở về địa phương.
Nhờ vốn vay 50 triệu đồng ưu đãi cho lao động hồi hương, ông Tăng Ngọc Thịnh đầu tư mua 3 con bò.
Cùng với chính quyền các cấp nỗ lực giải bài toán kế sinh nhai, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Đắk Lắk đang triển khai chương trình vốn vay ưu đãi ưu tiên cho người dân từ vùng dịch về quê nhằm giúp bà con khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống.
Ông Tăng Ngọc Thịnh (sinh năm 1961, thôn 6, xã Cư Kty, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk) cùng vợ vào tỉnh Bình Dương làm lao động tự do từ đầu năm 2020. Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp khiến công việc thất thường, thu nhập bấp bênh, tháng 6/2021, vợ chồng ông về lại xã Cư Kty sinh sống.
Được Tổ tiết kiệm và vay vốn ở địa phương giới thiệu về chính sách cho người dân vay vốn với lãi suất thấp, ông làm hồ sơ vay 50 triệu đồng. Chỉ sau 4 ngày làm hồ sơ, ngày 23/10 vừa qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Krông Bông giải ngân cho vợ chồng ông vay để đầu tư chăn nuôi bò.
Nhân viên Ngân hàng chính sách xã hội huyện Krông Bông tìm hiểu việc sử dụng nguồn vốn vay của gia đình ông Tăng Ngọc Thịnh (phải), lao động từ vùng dịch về.
Ông Tăng Ngọc Thịnh tâm sự, vợ chồng ông lam lũ vì mong muốn nuôi dạy con cái ăn học đến nơi đến chốn. Khi con trai út đi học đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh, vợ chồng ông khăn gói đi theo để làm lụng, lo cho con. Nay tuổi đã cao, dịch bệnh phức tạp nên ông quyết định về nhà. Được Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay 50 triệu đồng, vợ chồng ông đã mua 3 con bò để tạo nguồn sinh kế. Ông Thịnh hy vọng, các ngân hàng, tổ chức tín dụng có nhiều chính sách cho các hộ dân từ vùng dịch về quê được vay ưu đãi để vượt qua thời kỳ khó khăn do dịch.
Video đang HOT
Chị Võ Thị Phúc (sinh năm 1981, thôn Quảng Đông, xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông) vì cuộc sống mưu sinh nên cùng con trai lớn vào tỉnh Bình Dương làm công nhân từ 3 năm trước. Dịch phức tạp nên từ tháng 8/2020, mẹ con chị Phúc về lại huyện Krông Bông sinh sống. Nhờ chắt chiu, chị Phúc đã làm được căn nhà tuy nhỏ nhưng đủ kiên cố để ba mẹ con có chỗ “che nắng che mưa”. Tuy nhiên, cuộc sống của mẹ con chị Phúc còn khó khăn khi nương rẫy không có, công việc làm thuê không ổn định. Chị đã làm hồ sơ đề nghị được vay 50 triệu đồng từ chính sách ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội để có vốn tạo kế sinh nhai.
Chị Võ Thị Phúc cho biết, nguyện vọng của mẹ con chị là ở lại địa phương làm ăn, nương tựa nhau sinh sống và gần gũi con trai út, cố gắng làm lụng kiếm tiền chữa bệnh cho con trai lớn. Được Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay 50 triệu đồng, chị Phúc rất vui. Đặc biệt, Tổ tiết kiệm và Vay vốn đã nhiệt tình hỗ trợ làm hồ sơ vay vốn, động viên mẹ con chị cố gắng nên chị cảm thấy được chia sẻ rất nhiều. Được vay vốn, chị Phúc càng quyết tâm đầu tư chăn nuôi bò, phát triển kinh tế gia đình.
Krông Bông là huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đắk Lắk với 25 dân tộc anh em cùng sinh sống, dân tộc thiểu số chiếm gần 40% dân số toàn huyện. Là huyện nông nghiệp, cơ hội tìm kiếm việc làm không nhiều nên Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Krông Bông đã chú trọng tạo điều kiện cho người dân từ vùng dịch về quê vay vốn, tạo sinh kế, ổn định cuộc sống gia đình.
Nhân viên Ngân hàng chính sách xã hội huyện Krông Bông tìm hiểu nhu cầu vay vốn ưu đãi của người lao động từ vùng dịch về.
Ông Nguyễn Xuân Điền, Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Krông Bông cho biết, theo thống kê, huyện hiện có hơn 5.600 người dân từ các tỉnh, thành phố phía Nam trở về địa phương. Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã giải ngân cho 3 hộ có lao động từ vùng dịch vê quê vay vốn, số tiền 150 triệu đồng; đồng thời đã duyệt hồ sơ, sẽ giải ngân cho 20 gia đình có lao động hồi hương vay với số tiền khoảng 1 tỷ đồng. Quan điểm của đơn vị là không để vốn tồn đọng, vốn về tới đâu thì giải ngân cho bà con vay đến đó.
Để nắm bắt nhu cầu vay vốn của người dân, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Đắk Lắk đã phân công cán bộ tín dụng phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn rà soát, nắm tình hình khó khăn và nhu cầu của người dân. Đồng thời, đơn vị đề xuất với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam bổ sung nguồn vốn 19 tỷ đồng để cùng với nguồn vốn thu hồi của đơn vị tạo điều kiện cho lao động vay vốn phát triển kinh tế. Mức cho vay lên đến 100 triệu đồng, thời hạn vay 120 tháng và người dân không cần thế chấp tài sản khi vay, lãi suất bằng lãi suất cho vay hộ cận nghèo (7,92%/năm).
Nhờ vốn vay 50 triệu đồng ưu đãi cho lao động hồi hương, ông Đoàn Công Mười (trái), xã Hòa Tân, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk đầu tư nuôi bò.
Ông Nguyễn Tử Ân, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Đắk Lắk cho biết, đối với lao động có hoàn cảnh khó khăn, nếu đã vay vốn, đơn vị sẽ gia hạn nợ hoặc cho vay bổ sung để bà con có vốn sản xuất. Tuy nhiên, người dân hồi hương cần tham gia Tổ Tiết kiệm và vay vốn, có phương án làm ăn cụ thể thì sẽ được hướng dẫn thủ tục vay, cách sử dụng vốn vay mang lại hiệu quả. Tổ Tiết kiệm và vay vốn, cán bộ tín dụng và Hội đoàn thể ở thôn, buôn, cấp xã sẽ hướng dẫn người dân kỹ thuật, phương thức sản xuất kinh doanh phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.
Ngoài ra, từ đầu năm 2021 đến hết tháng 10, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Đắk Lắk đã nỗ lực giải ngân cho 36.000 lượt người, hộ gia đình được vay vốn chính sách với số tiền đã giải ngân hơn 1.300 tỷ đồng. Cùng với các giải pháp về đào tạo nghề và giải quyết việc làm, việc tạo điều kiện cho lao động trở về quê hương vay vốn ở tỉnh Đắk Lắk sẽ góp phần tạo sinh kế bền vững, giúp người dân có “cần câu” và động lực làm giàu trên chính quê hương.
Gia Lai: Đồng bào DTTS từng bước thoát nghèo bền vững
Huyện Kbang (Gia Lai) là 1 trong 3 huyện đầu tiên được Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai chọn làm điểm triển khai thực hiện Cuộc vận động.
"Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững".
Gia đình anh Đinh Lay, làng Tờ Mật, đã có đàn gia súc ổn định với 11 con dê, 3 con bò.
Bà Nguyễn Thị Thu Nhi, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Kbang cho biết; trong 10 năm triển khai thực hiện, được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy Đảng, Mặt trận các cấp huyện Kbang đã chủ trì và phối hợp với các ngành liên quan xây dựng được 137 mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS, giúp hàng ngàn hộ nghèo tại địa phương vươn lên thoát nghèo, ổn định trong cuộc sống.
Trong đó, có nhiều mô hình phát huy có hiệu quả tích cực, như: mô hình trồng lúa 2 vụ ở xã Kon Pne; mô hình nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế ở xã Đông; mô hình nuôi heo đen ở xã Kông Lơng Khơng... qua đó đã giúp cho gần 8000 hộ nghèo là người đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo".
Chị Phùng Thị My Ni, Chủ tịch MTTQ xã Đông, giới thiệu cho chúng tôi đến thăm gia đình anh Đinh Lay (dân tộc Bahnar tại làng Tờ Mật). Gia đình anh Lay vốn thuộc diện hộ nghèo của xã, do không biết cách làm ăn nên cái khó, cái nghèo cứ đeo bám. Nhưng sau khi được cán bộ Mặt trận và Hội Nông dân xã tuyên truyền, hướng dẫn, anh đã biết cách trồng cỏ, làm chuồng trại để nuôi nhốt gia súc, gia cầm, mạnh giạn vay vốn ưu đãi của ngân hàng để đầu tư sản xuất.
Ban đầu từ việc được nhà nước hỗ trợ 1 con bò giống, anh nhận nuôi rẻ thêm 1 con dê, đến nay gia đình anh đã có được 3 con bò và 11 con dê làm của riêng. Khi có nhiều bò, dê gia đình anh đã bán bớt để lấy vốn tái đầu tư sản xuất, sửa sang nhà cửa, mua sắm vật dụng phục vụ sinh hoạt cũng như đầu tư cho các con học hành. Năm 2020 gia đình anh đã thoát hộ nghèo.
Đàn gia súc của gia đình anh Đinh Lay. huyện Kbang.
Bà Nguyễn Thị Miền, Chủ tịch MTTQ thị trấn Kbang củng cho hay: "Thị trấn Kbang hiện có 6 làng đồng bào DTTS, qua 10 năm triển khai thực hiện cuộc vận động, đến nay trên địa bàn thị trấn đã xây dựng được 20 mô hình hiệu quả, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 447 hộ (năm 2011) đến nay còn 167 hộ.
Nhiều hộ đồng bào DTTS đã biết xây dựng nhà vệ sinh, nhà tắm, làm hàng rào, đào hố rác. Bên cạnh đó, nhiều hộ đã biết tận dụng đất vườn trồng các loại rau, củ, quả; biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh tăng vụ. Nhờ đó, đời sống của đại bộ phận người dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 50 triệu đồng".
Trước đây gia đình ông Đinh Thing (làng Chré, thị trấn Kbang) mặc dù có hơn 4ha đất nhưng vì không biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và không có kế hoạch tiết kiệm, chi tiêu hợp lý nên cuộc sống cứ thiếu trước hụt sau. Sau khi được cán bộ thị trấn đến tận nhà vận động tham gia các buổi tập huấn, tiếp thu kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi, cách tiết kiệm chi tiêu nên gia đình làm ăn khá dần lên, có tiền tích lũy. Ông Thing phấn khởi chia sẻ: "Từ việc mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng hợp lý, đến nay gia đình ông có 1ha cà phê, 0,3ha lúa nước; 0,5 ha điều, 1 ha cây keo, 2 ha trồng đậu, bắp, mỳ và 4 con bò lai hàng năm cho thu nhập hơn 100 triệu đồng".
Cuộc vận động này đã tạo ra những chuyển biến quan trọng về nhận thức cho đồng bào DTTS huyện Kbang trong sản xuất và đời sống, giúp bà con từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tiếp thu học hỏi cái mới, bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, phát triển cây trồng, vật nuôi phù hợp điều kiện thực tế. Từ đó, hàng ngàn hộ đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Kbang đã vươn lên thoát nghèo, hàng trăm hộ khá giả, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện Kbang đến cuối năm 2020 còn 5,27%.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu xây dựng các kịch bản ứng phó dịch COVID-19 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản 6561/NHNN-TTGSNH gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về một số vấn đề trong hoạt động. Khách hàng giao dịch tại Hội sở Vietcombank. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN Theo đó, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng xây dựng các kịch bản ứng...