Tạo đà bứt phá cho du lịch Thủ đô
Sau hơn 4 năm thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26-6-2016 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo” (Nghị quyết số 06-NQ/TU), ngành Du lịch Thủ đô đã tạo được sự chuyển biến rõ nét, khẳng định thương hiệu, tạo đà bứt phá, bên cạnh những khó khăn, hạn chế.
Phóng viên Báo Hànộimới đã có cuộc trao đổi với ông Trần Trung Hiếu, Phó Giám đốc phụ trách Sở Du lịch Hà Nội xung quanh vấn đề này.
Phó Giám đốc phụ trách Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu.
Khẳng định thương hiệu sản phẩm, điểm đến
- Nghị quyết số 06-NQ/TU đề ra 7 nhóm nhiệm vụ để thúc đẩy ngành Du lịch Thủ đô phát triển. Xin ông cho biết cụ thể về những nhiệm vụ này!
- Bảy nhóm nhiệm vụ mà Nghị quyết số 06-NQ/TU đề ra, là: Tuyên truyền, quảng bá, hợp tác xúc tiến đầu tư và phát triển thị trường; rà soát bổ sung quy hoạch phát triển du lịch; phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao gắn với xây dựng thương hiệu du lịch Thủ đô; đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, nhằm thúc đẩy phát triển du lịch, dịch vụ du lịch; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; đề ra chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển du lịch; tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, liên kết phát triển du lịch.
Mỗi nhóm nhiệm vụ này đều từng bước được thực hiện hiệu quả, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, khẳng định được thương hiệu của du lịch Thủ đô, thu hút ngày càng nhiều du khách.
- Sau hơn 4 năm thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngành Du lịch Thủ đô đạt được kết quả như thế nào, thưa ông?
- Trong giai đoạn 2016-2019, lượng khách du lịch đến Hà Nội tăng nhanh và ổn định, với mức tăng bình quân đạt 10,1%/năm; lượng khách quốc tế có mức tăng ấn tượng, bình quân 21,2%/năm. Năm 2019, Hà Nội đón hơn 28,9 triệu lượt khách du lịch, trong đó có hơn 7 triệu lượt khách quốc tế; tỷ lệ đóng góp của ngành Du lịch vào tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) là 12,54%.
Hà Nội được nhiều tổ chức quốc tế bình chọn vào danh sách điểm đến hấp dẫn của thế giới. Đáng chú ý, Hà Nội đã có thêm nhiều sản phẩm du lịch chất lượng cao gắn với thương hiệu du lịch Thủ đô.
- Ông có thể nói rõ hơn về sản phẩm du lịch mới gắn với thương hiệu du lịch Thủ đô?
Video đang HOT
- Yêu cầu với sản phẩm du lịch của Hà Nội là ngoài sự độc đáo, hấp dẫn, tính chuyên nghiệp, còn phải có tính bền vững, rõ trách nhiệm với môi trường và xã hội. Nhiều sản phẩm, điểm đến đáp ứng tốt nhu cầu trải nghiệm của du khách, như: Không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, “Không gian Văn hóa Hà Nội” tại đình Đồng Lạc – Hàng Đào, làng gốm sứ Bát Tràng, làng dệt lụa Vạn Phúc…
Các di tích, danh thắng: Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, di tích Nhà tù Hỏa Lò… thường xuyên tổ chức các sự kiện hấp dẫn phục vụ du khách. Hà Nội cũng có nhiều sản phẩm du lịch mới: Du lịch kết hợp thể thao; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch nông nghiệp chất lượng cao gắn với xây dựng nông thôn mới…
- Thành phố Hà Nội rất quan tâm đến việc quảng bá “điểm đến an toàn, thân thiện, chất lượng, hấp dẫn” cũng như các hoạt động liên kết nhằm phát triển du lịch bền vững. Hiệu quả của các hoạt động này đến nay ra sao, thưa ông?
- Hoạt động quảng bá xúc tiến của ngành Du lịch Thủ đô được đổi mới mạnh mẽ; thực hiện hiệu quả việc xúc tiến tại chỗ, triển khai thỏa thuận hợp tác giữa thành phố với các hãng hàng không; ký kết hợp tác với 40 tỉnh, thành phố để xây dựng tour du lịch, tuyến liên vùng, kết nối các điểm đến du lịch của Hà Nội với cả nước. Đặc biệt, chương trình hợp tác tuyên truyền, quảng bá giữa thành phố Hà Nội và Mạng tin tức truyền hình cáp CNN (Mỹ) đã có tác động tích cực tới sự tăng trưởng lượng khách quốc tế.
- Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành Du lịch Thủ đô còn có những khó khăn, hạn chế gì, thưa ông?
- Du lịch Hà Nội vẫn còn tồn tại không ít khó khăn, hạn chế. Đó là, chất lượng dịch vụ tại một số điểm đến chưa cao; hệ thống cơ sở lưu trú chưa thực sự đồng bộ; dịch vụ ẩm thực, mua sắm phát triển, nhưng còn phân tán. Các doanh nghiệp lữ hành có quy mô nhỏ, khó dẫn dắt thị trường du lịch quốc tế. Số lượng, chất lượng nguồn nhân lực du lịch còn hạn chế, nhất là về trình độ ngoại ngữ và tính chuyên nghiệp. Cơ sở hạ tầng, đường sá tiếp cận các điểm du lịch còn chưa tốt. Việc triển khai một số dự án phát triển du lịch còn chậm, dẫn đến thiếu khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng quy mô lớn, ảnh hưởng tới mục tiêu thu hút du khách ở lại Hà Nội dài ngày.
Sớm hình thành các khu, điểm du lịch chất lượng cao
- Dịch Covid-19 đã và đang tác động tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngành Du lịch Thủ đô nhận định về khó khăn này như thế nào, thưa ông?
- Năm 2020 thật sự là năm khủng hoảng của ngành Du lịch cả nước nói chung, Hà Nội nói riêng. Chỉ tính riêng từ tháng 1-2020 đến hết tháng 4-2020, toàn thành phố Hà Nội có 1.190 cơ sở lưu trú, 1.364 doanh nghiệp lữ hành, 120 doanh nghiệp vận chuyển, điểm đến du lịch tạm dừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng; gần 41.000 lao động tạm thời nghỉ việc. Năm 2020, Du lịch Hà Nội phấn đấu đón khoảng 14 triệu lượt khách, chỉ bằng gần 50% so với năm 2019, song cũng phải rất nỗ lực mới có thể đạt được mục tiêu này.
- Vậy, ngành Du lịch Thủ đô sẽ làm gì để khắc phục khó khăn, đạt mục tiêu đề ra?
- Chúng tôi đã yêu cầu tất cả các đơn vị, doanh nghiệp, điểm đến… thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Song song đó, Sở Du lịch Hà Nội đẩy mạnh triển khai chương trình kích cầu du lịch nội địa năm 2020, vận động và hỗ trợ các doanh nghiệp hợp tác xây dựng sản phẩm tour du lịch mới mang đặc trưng của Hà Nội. Có thể kể ra các mô hình liên kết, như: Công ty Lữ hành Hanoitourist cùng Ban Quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò xây dựng tour du lịch tham quan đêm; Câu lạc bộ Lữ hành UNESCO Hà Nội cùng các điểm đến thực hiện tour du lịch “Hà Nội 36 phố phường”, “Thăng Long tứ trấn”, tour du lịch bằng tàu hỏa… Thời gian tới, Hà Nội tập trung mở rộng phát triển du lịch ngoại thành; đồng thời, điều chỉnh chương trình kích cầu, xúc tiến du lịch nội địa sao cho phù hợp với diễn biến mới của dịch Covid-19 và chuẩn bị các hoạt động kỷ niệm 1010 năm Thăng Long – Hà Nội.
Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, các đơn vị, doanh nghiệp đã thể hiện sự đoàn kết, chia sẻ; luôn hợp tác, năng động, làm mới mình để phục vụ tốt du khách trong nước và sẵn sàng đón khách quốc tế ngay sau khi hết dịch. Sở Du lịch Hà Nội cam kết sẽ luôn sát cánh, chung sức cùng các doanh nghiệp.
- Còn mục tiêu dài hạn hơn là gì, thưa ông?
- Ngành Du lịch Thủ đô kỳ vọng một kịch bản phục hồi sớm và đặt mục tiêu: Năm 2021 đón lượng khách nội địa đạt 100%, khách quốc tế đạt khoảng 70% so với năm 2019; năm 2022, lượng khách nội địa tăng 8% so với năm 2021. Từ năm 2023 đến 2025, lượng khách cơ bản tăng trưởng ổn định với mức tăng từ 8% đến 9%…
Để đạt được mục tiêu này, ngoài việc tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp chiến lược theo Nghị quyết 06-NQ/TU, Sở Du lịch Hà Nội sẽ tham mưu thành phố lựa chọn và ưu tiên đầu tư để các khu, điểm du lịch trọng điểm sớm trở thành khu, điểm du lịch chất lượng cao, “giữ chân” được du khách ở lại Hà Nội dài ngày hơn; tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng sản phẩm du lịch mới, nhất là các sản phẩm thế mạnh, mang bản sắc – đặc trưng Hà Nội; phát triển sản phẩm du lịch về đêm; thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông minh, thương mại điện tử trong hoạt động quảng bá, kinh doanh du lịch, tạo đà bứt phá trong tương lai.
- Trân trọng cảm ơn ông!
Hà Nội thảo luận, thông qua dự thảo văn kiện Đại hội trình Bộ Chính trị
Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội tổ chức Hội nghị 25 nhằm thảo luận, thông qua các dự thảo văn kiện sẽ trình Bộ Chính trị tháng 9 tới.
Sáng 20/8, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVI tổ chức Hội nghị lần thứ 25 nhằm xem xét, thảo luận, thông qua các văn kiện trình Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố, nhiệm kỳ 2020-2025.
Hội nghị có sự tham dự của đại diện một số cơ quan Trung ương; các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Thành ủy viên; thủ trưởng các sở, ban, ngành, tổ chức, cơ quan, đơn vị; bí thư các quận, huyện, thị ủy và đảng ủy trực thuộc Thành ủy Hà Nội.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ
Ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố, Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Phó Trưởng Tiểu ban Văn kiện - Trưởng ban Biên tập Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Ngô Thị Thanh Hằng; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc; Phó Bí thư Thành ủy Đào Đức Toàn cùng chủ trì hội nghị.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ, cho biết, Hội nghị lần này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thảo luận và thông qua toàn bộ các văn kiện trình Đại hội, là nội dung quyết định sự thành công của Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố, quyết định sự phát triển của Thủ đô giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030 và năm 2045.
Do vậy, sau Hội nghị này, tiếp thu ý kiến của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố, Ban Thường vụ Thành ủy sẽ chỉ đạo hoàn thiện các dự thảo văn kiện để báo cáo, xin ý kiến Bộ Chính trị, dự kiến vào ngày 19/9.
Thông tin tại Hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, 100% chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở, các tổ chức cơ sở đảng và các đảng bộ cấp trên cơ sở trực thuộc Thành ủy đã tổ chức xong đại hội nhiệm kỳ đại hội 2020-2025.
Về một số nội dung cần tập trung thảo luận, đặc biệt đối với dự thảo chương trình hành động, Bí thư Thành ủy cho biết, Ban Thường vụ Thành ủy thấy cần thiết tiếp tục duy trì 8 chương trình công tác lớn của Thành ủy nhiệm kỳ 2015-2020, nhưng với nội hàm mới, mục tiêu mới, định hướng lớn và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, phù hợp trong giai đoạn 2021-2025, đã được nêu trong Dự thảo Báo cáo chính trị trình Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố.
Đồng thời, Tiểu ban Văn kiện, Ban Thường vụ Thành ủy đề xuất bổ sung một chương trình công tác về "Chỉnh trang, hiện đại hóa đô thị, phát triển kinh tế đô thị" để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, phát triển các đô thị vệ tinh, sớm hoàn thành mục tiêu đưa 5 huyện thành quận trong nhiệm kỳ, gắn với chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị, góp phần thiết thực xây dựng thành phố xanh, ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.
Hội nghị lần thứ 25 Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội khóa XVI.
Góp ý kiến tại Hội nghị, nhiều ý kiến cho rằng, qua tiếp thu ý kiến tại Đại hội các đảng bộ trực thuộc Thành ủy và 3 Hội nghị lấy ý kiến, dự thảo lần 5 Báo cáo chính trị Đại hội XVII thành phố đã được rà soát, lược bỏ các nội dung trùng lặp, bổ sung những nội dung mới chưa được đề cập; nội dung được biên tập theo hướng ngắn gọn, súc tích hơn, chất lượng được nâng lên.
Về tổng thể, các ý kiến đều nhất trí với mục tiêu tổng quát của Đại hội: Đến năm 2025, xây dựng Đảng bộ thành phố có năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu cao và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu; phát triển nhanh và bền vững thủ đô theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại, có sức cạnh tranh cao trong nước và khu vực; cơ bản hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, GRDP/người đạt 8.300-8.500 USD;
Phấn đấu đến năm 2030, Hà Nội trở thành thành phố xanh-thông minh-hiện đại; phát triển năng động, hiệu quả, có sức cạnh tranh khu vực và quốc tế; hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thủ đô; GRDP/người đạt 12.000-13.000 USD. Đến năm 2045, Hà Nội có chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, bền vững, là thành phố kết nối toàn cầu, có sức cạnh tranh quốc tế,GRDP/người đạt 36.000 USD.
Một số ý kiến nhấn mạnh, điểm nổi bật của Dự thảo Báo cáo chính trị lần này là thành tố "gương mẫu" được đưa lên vị trí đầu tiên. Tinh thần đổi mới, tính chất hiệu triệu được thể hiện rõ nét hơn. Chủ đề đại hội là: "Gương mẫu xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khơi dậy ý chí, phát huy truyền thống ngàn năm văn hiến, anh hùng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo và hội nhập quốc tế; xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại".
Chủ đề này phù hợp với tinh thần và quyết tâm xây dựng Thủ đô xứng đáng là trái tim của cả nước, trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Việc đưa thành tố "gương mẫu" vào vị trí đầu tiên cũng chính là thể hiện quyết tâm chính trị, tinh thần gương mẫu, đi đầu của Đảng bộ thành phố Hà Nội trong nhiệm kỳ mới.
Góp ý thêm cho Dự thảo Báo cáo chính trị, ông Nguyễn Văn Nam, Bí thư Quận ủy Hai Bà Trưng, đề nghị trong khâu đột phá cùng với cơ chế chính sách cần tăng cường phân cấp. Theo Bí thư quận Hai Bà Trưng, việc phân công, phân cấp trong quản lý kinh tế, xã hội có việc chưa phù hợp và còn chồng chéo trong phân công, chậm được điều chỉnh tháo gỡ. HĐND đi giám sát ở các quận huyện đã nhiều lần có ý kiến, tại nhiều hội nghị Ban Chấp hành cũng có ý kiến, đặc biệt vấn đề mua sắm tài sản công.
Nhiều ý kiến cũng bày tỏ việc nhấn mạnh yếu tố "đổi mới, sáng tạo và hội nhập quốc tế" trong dự thảo hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển, vai trò, vị trí của Thủ đô, có tính khích lệ, quy tụ để hiện thực hóa đối với toàn bộ đảng viên, nhân dân thành phố.
Tuy nhiên, ông Dương Đức Tuấn, Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy Hoàn Kiếm, vẫn cho rằng nên bổ sung thêm cụm từ "phát triển", tức là "đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo, phát triển và hội nhập quốc tế". Vì 5 năm tới của nhiệm kỳ 2020-2025, với một mục tiêu trung hạn thời kỳ 5 năm và dài hạn mục tiêu này, thì nội hàm về sự phát triển của thủ đô để hoàn chỉnh về đô thị, nông thôn ngoài đô thị và cấu trúc thành phố thủ đô ở tầm cao thì không thể thiếu được cụm từ phát triển.
Thay vì diễn ra trong 1 ngày, Hội nghị lần thứ 25 của Thành ủy Hà Nội bế mạc sau nửa ngày làm việc liên tục, với 15 lượt ý kiến đóng góp vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVII.
Hà Nội phân công người thay ông Nguyễn Đức Chung Ngày 12-8, Thành ủy Hà Nội đã có Thông báo số 2804-TB/TU về việc phân công phụ trách, điều hành hoạt động của Ban Cán sự Đảng UBND TP Hà Nội, UBND TP Hà Nội và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Hà Nội. Ông Nguyễn Văn Sửu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Theo đó, căn cứ...