Tạo cầu cho công ty định mức tín nhiệm
Được nhìn nhận là định chế quan trọng giúp thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển chuyên nghiệp và minh bạch, nhưng đến nay công ty định mức tín nhiệm đầu tiên tại Việt Nam vẫn chưa thể đi vào hoạt động. Bộ Tài chính đang tính đến phương án tạo cầu cho loại hình doanh nghiệp này.
Mới hình thành trên… giấy
Là một trong những cấu phần quan trọng đảm bảo cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển chuyên nghiệp, sôi động, minh bạch, nên cách đây 4 năm, Chính phủ đã ban hành Nghị định 88/2014 quy định về dịch vụ xếp hạng tín nhiệm, điều kiện hoạt động của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm được thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
Tuy nền tảng pháp lý đã có nhưng tại Việt Nam, công ty định mức tín nhiệm đầu tiên đến nay chưa ra đời và đi vào hoạt động vì nhiều nguyên nhân.
Ghi nhận từ thị trường cho thấy, lý do chính nằm ở cầu của thị trường định mức tín nhiệm chưa rõ ràng, khiến bên cung cấp dịch vụ còn nhiều e ngại.
Một chuyên gia trái phiếu tại Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) đánh giá, thị trường định mức tín nhiệm tại Việt Nam rất tiềm năng, nhưng chưa có các quy định pháp lý mang tính ràng buộc doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu phải qua quá trình định mức tín nhiệm, nên nhu cầu chưa rõ ràng.
Điều này khiến đối tượng muốn thành lập công ty định mức tín nhiệm sợ đầu tư tốn kém, nhưng dễ rơi vào cảnh ế ẩm.
Từ góc nhìn của cơ quan quản lý cấp phép thành lập và hoạt động cho công ty định mức tín nhiệm, bà Phan Thị Thu Hiền, Vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng, Bộ Tài chính chia sẻ, không dễ phát triển công ty định mức tín nhiệm nội địa, vì phải chịu sức ép cạnh tranh mạnh từ các công ty định mức tín nhiệm quốc tế lớn, có bề dày hoạt động lâu năm. Tuy vậy, khó không có nghĩa là không làm.
“Sau khi định hình khung pháp lý, nỗ lực tiếp theo để thúc đẩy sự ra đời của công ty định mức tín nhiệm là việc Bộ Tài chính vừa cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này cho một chủ thể.
Video đang HOT
Họ đang củng cố dữ liệu, cũng như hoàn tất các bước chuẩn bị để đi vào hoạt động. Do tính chất rất mới là kinh doanh trên khả năng đánh giá tín nhiệm của mình, nên một khi đánh giá không chuẩn thì chính công ty định mức tín nhiệm bị… mất tín nhiệm”, bà Hiền cho hay.
Cũng theo đại diện Bộ Tài chính, tín hiệu đáng mừng là gần đây, nhà đầu tư nước ngoài đã quan tâm nhiều hơn đến khả năng tham gia thành lập công ty định mức tín nhiệm tại Việt Nam.
Theo đó, Vụ Tài chính ngân hàng đã làm việc với một số đơn vị, trong đó có những định chế lớn trên thế giới chuyên hoạt động về cung cấp dịch vụ định mức tín nhiệm.
Họ đang nghiên cứu, đánh giá về khả năng đầu tư vào thành lập công ty định mức tín nhiệm tại Việt Nam. Một số doanh nghiệp đến từ Ấn Độ, Malaysia cũng đặt vấn đề muốn liên doanh, liên kết để thành lập công ty định mức tín nhiệm tại Việt Nam.
Ở trong nước, là tổ chức am hiểu thị trường, VBMA đang đề xuất hướng thành lập tổ chức định mức tín nhiệm để góp sức phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bởi công ty định hạng tín nhiệm là cấu phần quan trọng để phát triển thị trường này.
Tạo cầu cho thị trường
Theo cập nhật mới nhất của Bộ Tài chính, hiện quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp mới chiếm khoảng 6,2% GDP, nên tiềm năng phát triển còn rất lớn.
Trong bối cảnh này, ý kiến từ các chuyên gia cho rằng, để thị trường trái phiếu lớn mạnh hơn nữa, cần thúc đẩy việc hình thành tổ chức định mức tín nhiệm và bắt đầu từ việc dần hình thành sức cầu.
Để thị trường trái phiếu lớn mạnh hơn nữa, cần thúc đẩy việc hình thành tổ chức định mức tín nhiệm và bắt đầu từ việc dần hình thành sức cầu.
Về vấn đề này, bà Hiền cho biết: “Định hướng xây dựng chính sách đang được xem xét theo hướng quy định pháp lý yêu cầu bắt buộc doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải được định mức tín nhiệm. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khả thi, chúng tôi đang nghiên cứu theo hướng tách thành hai đối tượng.
Với trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra đại chúng, thì trong quá trình sửa đổi Luật Chứng khoán đang được triển khai, chúng tôi có tính đến bổ sung quy định bắt buộc doanh nghiệp phải trải qua định mức tín nhiệm.
Còn những doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ với đối tượng mua chủ yếu là các nhà đầu tư tổ chức, thì trong giai đoạn ban đầu sẽ khuyến khích thực hiện định mức tín nhiệm. Khi thị trường phát triển, sẽ tiến tới bắt buộc thực thi như khi phát hành trái phiếu ra đại chúng”.
Nguyễn Hữu
Theo Trí Thức Trẻ
Cổ phiếu LienVietPostBank lên sàn chứng khoán
Ngày 5.10 tới, 646 triệu cổ phiếu LienVietPostBank với mã chứng khoán LPB sẽ chính thức giao dịch trên sàn UPCoM.
Ngày 2.10, tại Tp.HCM, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) sẽ tổ chức buổi tiếp xúc và trao đổi với nhà đầu tư, trước thềm thực hiện kế hoạch đưa cổ phiếu đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM.
Theo thông tin từ LienVietPostBank, tại buổi tiếp xúc này, ngân hàng sẽ cập nhật tình hình và triển vọng hoạt động, trao đổi trực tiếp với các nhà đầu tư, để cung cấp thông tin chuẩn bị cho việc thực hiện đưa cổ phiếu lên đăng ký giao dịch trên UPCoM từ ngày 5.10 tới.
Cụ thể, LienVietPostBank sẽ đăng ký giao dịch 646 triệu cổ phiếu với mã chứng khoán LPB.
Trước sự kiện này, LienVietPostBank đã quyết định phát hành 20 triệu trái phiếu chuyển đổi với giá trị 2.000 tỷ đồng; phương thức phân phối sẽ được HĐQT trình đại hội đồng cổ đông thông qua.
Cùng đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã chấp thuận kế hoạch tăng vốn của ngân hàng này lên 7.500 tỷ đồng, qua phát hành 104 triệu cổ phần trong năm 2017 (gồm 38,76 triệu cổ phần trả cổ tức với tỷ lệ 6% và 65,25 triệu cổ phần chào bán cho cổ đông hiện hữu hoặc chào bán cho cán bộ nhân viên).
Được biết vừa qua LienVietPostBank cũng đã có các cuộc tiếp xúc với một số tổ chức đầu tư nước ngoài, song song với kế hoạch đăng ký giao dịch cổ phiếu nói trên.
LienVietPostBank bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 3.2008. Tính đến 31.8.2017, ngân hàng này có vốn điều lệ 6.460 tỷ đồng, tổng tài sản đạt gần 150.000 tỷ đồng, tổng huy động vốn đạt gần 138.000 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt trên 96.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 8 tháng đầu năm đạt 1.289 tỷ đồng.
Hiện cổ đông lớn nhất tại ngân hàng này là Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post), với tỷ lệ sở hữu 12,54%.
Mới đây, trong một cuộc trò chuyện với Dân Việt, ông Nguyễn Đức Hưởng, Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank, cho biết ngân hàng này đang tìm kiếm một cổ đông chiến lược nước ngoài.
"Lâu nay chúng tôi chưa nghĩ đến việc bán cổ phần cho cổ đông nước ngoài. Nhưng nếu cần tìm cổ đông lớn giúp đỡ ngân hàng thì tìm cổ đông nước ngoài để có thể khai thác được thế mạnh về vốn, quản trị điều hành, công nghệ hiện đại", ông Hưởng cho biết.
Đây là lý do LienVietPostBank đã quyết định khóa 25% room cổ đông ngoại khi quyết định niêm yết lên sàn giao dịch UPCoM. Bởi mục tiêu của LienVietPostBank là tìm kiếm cổ đông chiến lược chứ không phải nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ.
"Vì nếu nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ nước ngoài vào thì cũng không khác gì nhà đầu tư nhỏ lẻ ở trong nước cho nên chúng tôi chỉ giới hạn tỷ lệ 5%. Còn 25% dành cho cổ đông lớn và chúng tôi sẽ thương thuyết, bán thoả thuận trước khi lên sàn chính thức qua hình thức phát hành trái phiếu chuyển đổi quốc tế", ông Hưởng cho biết.
Theo Danviet
Khối ngoại mua ròng gần 160 tỷ đồng trong phiên 7/9 (ĐTCK) Nhà đầu tư nước ngoài cũng góp phần tích cực giúp thị trường hồi phục mạnh sau 4 phiên liên tiếp giảm sâu khi trở lại trạng thái mua ròng khá mạnh với gần 160 tỷ đồng. Trên sàn HOSE, khối ngoại mua vào 11,05 triệu đơn vị, giá trị 495,46 tỷ đồng, tăng 38,22% về khối lượng và 20,65% về giá...