Táo bón ở người cao tuổi: Không nên chủ quan
Phần lớn người cao tuổi rất hay than phiền về tình trạng táo bón gây khó khăn trong sinh hoạt dẫn đến chán ăn, sút cân, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. “Đầu vào thì dễ mà sao đầu ra lại khổ thế”, ăn được nhưng giải quyết ra lại khó và chứng bệnh này đã gây không ít phiền toái cho người cao tuổi.
Táo bón nỗi phiền muộn của người cao tuổi
Táo bón là một rối loạn tiêu hóa khá phổ biến, đặc biệt là ở người cao tuổi. Thực vậy, có ít nhất 25% người cao tuổi là nam và 34% người cao tuổi là nữ phải chịu đựng những khó khăn do táo bón gây ra.
Theo nhiều nghiên cứu cho hay các chức năng của ruột trong việc đại tiện không thay đổi mấy ở người cao tuổi: thời gian lưu hành của phân trong ruột già không chậm, sự đẩy phân khỏi trực tràng không bị trì hoãn. Nhưng khi người cao niên bị táo bón thì các động tác này đều chậm lại nhất là khi họ đau yếu, có một vài bệnh mạn tính, ít hoạt động hoặc thường dùng nhiều loại thuốc có chất tannin, thuốc bao bọc niêm mạc dạ dày có chứa nhôm, lạm dụng một số thuốc có tác dụng nhuận tràng nên không có tác dụng như mong muốn. Những yếu tố này làm chất bã trở nên khô vì nước được ruột hút lại, giảm áp lực trong lòng ruột, trì hoãn sự lưu thông chất bã.
Ngoài ra, người cao tuổi của chúng ta trong ăn uống hầu như chưa được tuyên truyền, phổ biến vì thế cần điều chỉnh thực phẩm cho phù hợp với sức khỏe như hạn chế chất đường, chất béo, muối, chất kích thích không nên ăn nhiều đạm chỉ cần ăn đủ thôi.
Người cao tuổi thường hay mặc cảm nên ít khi chia sẻ với con cái việc mình tiêu hóa ra sao nên thường hay giấu bệnh. Táo bón nếu để lâu ngày không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra viêm đại tràng mãn tính, ung thư đại tràng đặc biệt là bệnh trĩ. Đôi khi búi trĩ thòi ra không tự lên được mà phải dùng tay đẩy nó lên. Động tác đẩy búi trĩ lên bằng tay rất dễ gây nhiễm trùng nguy hiểm.
Video đang HOT
Thực phẩm bổ sung cho người bị táo bón
Đối với người cao tuổi khi lựa chọn các thực phẩm ăn vào thì các thực phẩm đó phải đủ các chất dinh dưỡng. Khi chế biến phải dễ tiêu hóa, dễ hấp thu, phải mềm, nhiều nước nên ăn tăng thêm hoa quả tươi để cung cấp chất xơ. Ăn ít chất đạm cholesterol như tim, lòng, óc… Hàng ngày, không chỉ người cao tuổi mà tất cả mọi người nên ăn nhiều rau trong mỗi bữa ăn. Các loại rau phù hợp với người cao tuổi là rau mồng tơi; rau khoai lang; rau muống, rau dền, rau đay. Đề phòng táo bón người cao tuổi phải tăng cường uống nước (1,5 nước/ngày), hằng ngày nên đi bộ tập thể dục nhẹ nhàng và tạo thói quen đi đại tiện mỗi sáng khi thức dậy.
Tạo thói quen dùng thực phẩm bổ sung mỗi ngày để luôn có một sức khỏe tốt và sản phẩm dinh dưỡng cao năng lượng CaloSure là sự lựa chọn. Với nguồn nguyên liệu là protein đậu nành thay thế sữa bò, sản phẩm đặc biệt nhất với những người không dung nạp được Lactose do đó không gây tiêu chảy. Đối với người già hay bị rối loạn tiêu hóa do không có men Lactase để tiêu hóa đường Lactose thì uống Calosure là rất phù hợp. Calosure được bổ sung chất xơ FOS khi uống vào kích thích các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, kìm hãm vi khuẩn có hại, hạn chế hấp thu Cholesterol giúp hệ tiêu hóa hấp thu tốt và khỏe mạnh hơn. Đặc biệt, do sử dụng chất béo thực vật, CaloSure không gây lắng đọng Cholesterol thành mạch, phòng tránh được các bệnh tim mạch và cao huyết áp.
Theo VNE
4 lý do không nên ăn nhiều bánh mì trắng
Những chiếc bánh mì trắng chứa rất ít chất dinh dưỡng. Nó là nhúm bột được nhào với bột nở khiến bánh phồng to lên mà thôi.
Bánh mì trắng không nhiều chất dinh dưỡng
Vì chỉ là dúm bột được nở to lên, nên thực ra bánh mì cũng không có nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu nó được làm từ ngũ cốc nguyên hạt và không có bột nở thì bạn có thể lựa chọn cho bữa ăn sáng.
Ảnh: VTCnews
Chứa nhiều muối
Hầu hết bánh mì đều chứa rất nhiều muối. Vì vậy, nếu bạn ăn ít bánh, lượng natri trong cơ thể bạn sẽ giảm đáng kể.
Làm cho bạn tăng cân
Nếu bạn ăn quá nhiều bánh mì, tất cả tinh bột, muối, đường tinh chế và chất bảo quản có trong bánh có thể làm cho bạn béo phì. Vì vậy, nên ăn ở mức độ giới hạn.
Ăn nhiều bánh mì trắng tăng nguy cơ bị bệnh tim
Theo một nghiên cứu, những người ăn nhiều bánh mì trắng sẽ tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tim so với người ăn ít các loại thực phẩm này.
Các nhà nghiên cứu chọn chỉ số GI từ 1 đến 100 phản ánh mức độ đường huyết ảnh hưởng tới cơ thể như thế nào và bánh mì trắng có chỉ số GI là 100. Những thực phẩm nằm dưới ngưỡng 55 được coi là có chỉ số GI thấp và gây ra sự dao động nhỏ về đường huyết và mức insulin, những thực phẩm có chỉ số GI trên 70 bị xếp vào nhóm GI cao và có xu hướng kích động đường huyết.
Khi các nhà nghiên cứu phân chia thực phẩm tinh bột - đường thành 2 nhóm có chỉ số GI cao và thấp, và có sự khác biệt càng rõ. Những phụ nữ ăn nhiều thực phẩm có chỉ số GI cao có nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp 2,25 lần so với người ăn ít nhất.
Việc hạn chế ăn những thực phẩm có chỉ số GI cao mang lại rất nhiều lợi ích. Đó là kiểm soát sự thèm ăn dễ dàng hơn, kiểm soát cân nặng tốt hơn, duy trì được năng lượng và cảm xúc, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh tim và một số loại ung thư.
Theo VNE
Gãy xương ở người cao tuổi Người cao tuổi đối mặt với nhiều nguy cơ, trong có đó gãy xương, bệnh gây nhiều phiền toái và gánh nặng điều trị cho bệnh nhân. Thể dục giúp người cao tuổi giảm nguy cơ gãy xương - Ảnh: Shutterstock Rất dễ bị gãy xương Theo bác sĩ Ngô Thành Ý, Hội Chấn thương chỉnh hình TP.HCM, người già thường bị loãng...