Táo bạo chuyện “yêu” ngoài trời
Đã bao giờ bạn nghĩ tới chuyện “yêu” ngoài ban công nhà, trên bãi biển, hay nơi bể bơi vắng người?
Nếu bạn đã quá quen thuộc đối với chuyện “yêu” trong nhà, từ phòng ngủ, tới phòng tắm, bếp ăn, và bắt đầu cảm thấy nhàm chán, hãy thử nghĩ tới chuyện “yêu” ngoài trời. “Làm “chuyện ấy” ngoài trời sẽ đánh thức các giác quan của bạn” – theo chuyên gia tình dục học Sandor Gardos – “Cảm nhận những làn gió nhẹ ve vuốt khắp cơ thể, hương cỏ tươi phảng phất khiến từng nhịp yêu tràn đầy hưng phấn”. Thêm nữa, cảm giác sợ bị bắt gặp khiến “chuyện ấy” tăng thêm tính phiêu lưu, khám phá, điều mà bạn tưởng rằng đã mất đi sau một thời gian dài chung chăn gối.
Vài gợi ý nhỏ dưới đây sẽ cho bạn vài địa điểm ngoài trời nên thử và những tư thế thích hợp với địa điểm ấy hơn cả:
Khoảng sân sau nhà hay ban công tầng thượng
Bạn có biết, khoảng sân nhỏ xinh phía sau nhà là nơi tuyệt vời để trải nghiệm “chuyện ấy”. Khung cảnh ngoài trời thoáng đãng sẽ cho bạn những cảm xúc mới mẻ mà vẫn riêng tư, nhất là khi bạn cẩn thận che bằng một chiếc ô lớn và có tường rào ngăn cách phía sau. Nếu nhà bạn không có sân sau, ban công tầng thượng cũng là lựa chọn không tồi. Để tránh bị bắt gặp, tốt nhất hãy “rình” lúc hàng xóm đi vắng, hay đã ngủ say.
Trên bãi biển
Chuyện “yêu” ngoài bãi biển có thể khiến bạn say sưa không dứt. Với sóng biển rì rào, gió biển mát lộng, cộng với cảm giác thư giãn sảng khoái của kì nghỉ và tâm lý “xung quanh chả ai biết mình là ai” khiến bạn đột nhiên cao hứng. Những lúc như thế, đừng kìm hãm ham muốn “yêu” của bản thân. Hãy tìm một khoảng biển vắng người, hay một bãi đá ven biển, phủ một lớp khăn tắm xuống phía dưới và vào cuộc. Chắc chắn đó sẽ là trải nghiệm mà bạn mãi mãi không quên.
Dưới nước
Một chút ướt át có thể khiến cả hai trở nên cuồng nhiệt bất thường. Cơ thể ngập trong nước, hoặc đứng dưới những tia nước tỏa ra khắp cơ thể sẽ làm bạn muốn “yêu” và có nhiều cảm giác khi “yêu” hơn hẳn. Khi được làm ướt, làn da trở nên hết sức nhạy cảm, mỗi đụng chạm đều mang tới cảm xúc khác biệt. Tuy nhiên, nước có thể rửa trôi chất bôi trơn tự nhiên của cơ thể, bởi vậy việc nhờ đến sự trợ giúp của chất bôi trơn nhân tạo là cần thiết.
Trên một chiếc thuyền nhỏ
Hãy tưởng tượng mà xem, chàng và bạn làm “chuyện ấy” giữa mênh mông sóng nước, xung quanh không một bóng người. Hai người như thể được đặt vào một hòn đảo xa lạ, được làm bất cứ thứ gì mình muốn, ở “nơi chỉ có hai ta”. Nhất là vào một buổi sáng đầy sương, hay một chiều thu không nắng, khung cảnh lãng mạn sẽ cho bạn những cảm xúc khó phai mờ.
Video đang HOT
Trong rừng
Lần tới hai bạn rủ nhau đi picnic hay leo núi gần bìa rừng, đừng quên dừng lại để “làm mới” mình và nạp năng lượng cảm xúc. Khung cảnh đậm chất hoang dã có thể khiến cả hai cũng muốn “yêu” hoang dại như thế. Bạn sẽ tìm thấy cảm giác gì đó rất sơ khai, phóng túng, và hoàn toàn khác lạ.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Lão mù trồng rừng trên đồi cát trắng
Không được nhìn thấy ánh sáng từ khi lọt lòng mẹ, cánh cửa cuộc đời như đã khép, nhưng bằng nghị lực phi thường, ông lại là người đi tiên phong trong việc trồng rừng trên vùng cát trắng ở Quảng Bình.
Nhìn vào căn nhà mới khang trang giữa vùng cát trắng ở xã Quảng Xuân (Quảng Trạch, Quảng Bình), ai cũng thán phục tài tính toán làm ăn và sự liều lĩnh của lão mù Võ Văn Bế. "Xây nhà để vợ con ở cho mát mẻ. Ai cũng khen nhà to, nhà đẹp, tôi nghe thì biết vậy chứ có nhìn được đâu", ông Bế mở đầu câu chuyện.
Là con thứ ba trong gia đình có 5 anh chị em, bố mẹ cậu bé Bế đã khóc ròng khi đến tuổi tập đi, Bế cứ vấp vào các vật dụng trong nhà ngã dúi, đưa tay qua mắt không thấy chớp. Tuổi thơ của Bế là những ngày ở trong bóng tối, sống khép mình. Đi chăn bò giúp bố mẹ thì nhiều lần để bò lạc, hay có khi mải chăn không biết trời tối, nửa đêm cả nhà nháo nhác đi tìm...
Ngày ngày ông Bế vẫn ra khu cát trắng tiếp tục trồng rừng. Ảnh: Văn Nguyễn.
Đến tuổi trưởng thành, cả nhà ngạc nhiên khi Bế thông báo lấy vợ. Rồi cả xóm nhỏ xôn xao khi thấy Bế vác cuốc ra giữa đồng cát trắng hì hục đào hố... trồng rừng. Người đầu tiên phản đối là vợ ông: "Anh bị mù sao trồng được cây. Đồng cát trắng quê mình từ trước đến giờ đã có ai trồng được rừng đâu?". Hàng xóm lắc đầu động viên Bế kiếm công việc phù hợp nhưng ông nhất quyết: "Tôi đã tính kỹ rồi. Tôi sẽ trồng được rừng".
Những nhát cuốc đầu tiên với ông Bế vô cùng khó khăn, đào mỗi nơi mỗi hố. Ông nhờ vợ căng dây cho thẳng rồi lần theo dây để cuốc hố trồng cây nhưng làm được một vài đoạn vợ chán bỏ đi làm đồng. Khi về, bà bất ngờ thấy khoảng rộng mênh mông cát hồi sáng giờ "mọc" đầy cây xanh. Bà Trần Thị Cúc, vợ ông đã bật khóc khi thấy bàn chân trái của ông bê bết máu do chính tay ông cuốc phải.
Vừa băng bó vết thương cho chồng, bà vừa hỏi ông sao trồng được nhiều cây, ông Bế bảo sau khi vợ đi làm, mình ông mày mò đo đếm khoảng cách rồi tiếp tục cuốc đất, trồng cây. Sợ vợ chê chồng không làm được việc gì nên có cuốc nhầm vào chân ông vẫn gắng làm. Bà Cúc nghe xong phục chồng lắm!
Chỉ tay vào bàn chân trái chi chít vết thương, ông Bế thật thà: "Có hôm vết cuốc sâu, đau đến cả tháng trời nhưng tôi vẫn giấu vợ, sợ nói ra rồi vợ lại cản".
Không chỉ tự tay trồng rừng, ông Bế còn băm khoai, rau và nấu cám lợn. Ảnh: Văn Nguyễn.
Năm đầu tiên, tỷ lệ cây sống chỉ đếm trên đầu ngón tay bởi đất khô cằn, gió cát. Cây này chết ông Bế lại hì hục trồng cây khác. Ông trồng xen kẽ trên diện tích 3 ha đồi cát nhiều loại cây như phi lao, tràm hoa vàng, keo tai tượng. "Đồng cát mình không giống như nơi khác, hè đến là gió cát. Mình trồng phi lao giúp chống bão cát, chư đỡ cho những loài cây khác", ông Bế giải thích.
Muốn mở rộng diện tích rừng nhưng thiếu vốn, ông Bế nghĩ cách trồng cây keo giống. Mùa hè, ông thuê trẻ trong làng đi nhặt quả keo về gỡ lấy hạt ươm cây. Trưa vắng người, hai vợ chồng lại đi lấy phân trâu về phơi khô, đập nhỏ để chăm bón cho cây.
Nhờ vào sự tần tảo của hai vợ chồng, đồi cây ngày một xanh tốt. Ngoài trồng rừng, vợ chồng ông Bế còn nuôi thêm đàn bò, lợn, trồng rau xanh, đảm bảo cuộc sống gia đình khá sung túc. Riêng rừng cây, ông bảo để cho xanh tốt, lúc nào thực sự cần tiền mới bán.
Thấy ông Bế ăn nên làm ra, nhiều người dân vùng cát cũng học trồng rừng. Không nhìn thấy thành quả lao động của mình nhưng ông Bế lại nhìn thấy được tương lai của quê mình đang thay da đổi thịt khi những rừng cây trên đồi cát ngày một sinh sôi.
Nhờ chiếc đài nhỏ mà ông Bế tiếp cận được thông tin phục vụ cho việc trồng rừng và phát triển kinh tế gia đình. Ảnh: Văn Nguyễn.
Nói về bí quyết làm kinh tế, lão mù Võ Văn Bế tâm sự: "Mình không xem được tivi, không đọc được chữ nên mọi thông tin đều phải nghe đài. Nhờ đó mình biết được cây gì mang lại hiệu quả kinh tế cao, kỹ thuật chăm sóc từng loại cây hay nghe kể về những gương làm kinh tế giỏi để học hỏi kinh nghiệm".
Ông Phạm Xuân Hữu, Chi hội trưởng Hội người mù xã Quảng Xuân, cũng không ngớt lời khen ông Võ Văn Bế: "Bị khiếm thị nhưng ông luôn làm gương cho hội viên và cả những người sáng mắt về nghị lực sống và phát triển kinh tế gia đình".
Ngồi bên chồng, bà Cúc khẽ bảo thực tình ngày lấy ông cũng chỉ mong có được đứa con rồi chồng ở nhà trông con, vợ ra đồng làm thuê cuốc mướn mong có bữa cơm rau mắm chứ không nghĩ sẽ có đồng ra đồng vào như bây giờ, con cái được học hành tử tế. Còn ông Bế, ở tuổi 48 đầu đã ngả màu hoa râm vì suy nghĩ nhiều nhưng điều ông hạnh phúc nhất là 3 đứa con may mắn không bị mù như cha. Ông bảo đó là ba cục vàng mà trời đã ban cho ông.
Theo VNExpress
Em phải làm gì khi nhớ anh! Lần đầu tiên nhìn thấy anh đó là một buổi liên hoan ngoài trời, lúc đó em phải chịu trách nhiệm nướng thịt cho mọi người. Anh đã đứng bên em cùng làm. Em không biết tại sao nhưng trong lòng em âm thầm cảm ơn anh đã giúp đỡ. Thời gian trôi qua, chúng ta làm việc bên nhau có bao vui...