Tanh bành bờ biển miền Trung
Cả một dải đất ven biển miền Trung sở hữu tiềm năng du lịch lớn nhất nước đang chịu sức ép ô nhiễm ghê gớm từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt. Một trong những tác động nhãn tiền ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe hàng triệu người là ô nhiễm do khai thác quặng titan.
Kỳ 1: Hội chứng kỷ lục
Titan là vật liệu không thể thiếu đối với ngành công nghiệp hàng không và vũ trụ. Titan và sản phẩm của chúng trở nên đắt hàng trong khoảng chục năm lại đây. Nhiều địa phương miền Trung nuôi ý chí thoát nghèo từ titan.
Người nghèo cũng bị cuốn vào bẫy titan bằng việc đi mót lại quặng để kiếm sống qua ngày. Ảnh: QD.
Giấc mơ hồng
Theo KS Trương Đức Chính, Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam ( Vinacomin), nước ta đứng thứ 11 thế giới về trữ lượng quặng titan. Trong số 14 triệu tấn trữ lượng đã xác định, trên chín triệu tấn là sa khoáng titan phân bố dọc các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đổ vào, chủ yếu trải từ Hà Tĩnh vào đến Bà Rịa – Vũng Tàu.
Gần đây, theo thông tin từ Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, vùng nam Trung bộ từ Ninh Thuận đến bắc Bà Rịa-Vũng Tàu, phát hiện nguồn tài nguyên titan trong tầng cát đỏ, với đánh giá sơ bộ trên 200 triệu tấn khoáng vật nặng. Ước tính lạc quan mới nhất lên đến 650 triệu tấn. Đây là một con số khổng lồ nếu so với tổng trữ lượng titan đã xác định của toàn thế giới chỉ là 1.400 triệu tấn.
Điều này mang lại triển vọng Việt Nam sẽ trở thành cường quốc titan trong bảng xếp hạng các nước có trữ lượng quặng titan trên thế giới.
Theo phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn 2007 – 2015, định hướng đến năm 2025, các vùng thuộc khu vực hoạt động khoáng sản titan gồm Thái Nguyên, vùng Thanh Hóa – Hà Tĩnh, vùng Quảng Trị- Thừa Thiên Huế, vùng Bình Định- Phú Yên, và vùng Bình Thuận- Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tuy nhiên, theo Th.S Phạm Quang Tú, Phó Viện trưởng Viện Tư vấn Phát triển (CODE): “Cần phân biệt khái niệm giữa tài nguyên và trữ lượng. Con số công bố kia chỉ mới là dự báo tài nguyên. Với những điều kiện khó khăn trong khai thác như tầng quặng sâu, các dải quặng phân bố không đồng đều, hàm lượng biên thấp nên, về lý thuyết, trữ lượng có thể khai thác vẫn có thể bằng không”, Th.S Tú nói.
“Vậy mà, lợi dụng điều này, mấy ông thầy dùi cứ nói Việt Nam ta có nhiều titan, nên đề nghị cho khai thác và bán ra ngoài để thu ngoại tệ, và rằng không lo hết titan đâu, vẫn còn 650 triệu tấn trên tầng cát đỏ kia kìa. Sự thực có thể hoàn toàn không phải như vậy. Rất có thể sau khi “xơi hết nạc để xuất khẩu”, chúng ta sẽ chỉ còn phần xương xẩu không thể khai thác, hoặc khai thác nhưng không mang lại hiệu quả kinh tế”.
Video đang HOT
“Chúng ta hay mắc bệnh nói vống”, GS.TSKH Đặng Trung Thuận – Chủ tịch Hội Địa hóa chất VN, nhận xét. “Chính vì sự không rõ ràng, sự mập mờ trong tài nguyên và trữ lượng nên mới dẫn đến nói vống. Tôi từng chứng kiến có vị bộ trưởng nói vống con số tài nguyên và trữ lượng một số khoáng sản được dư luận đặc biệt quan tâm gần đây mà sởn gai ốc. Với titan, bản thân con số 650 triệu tấn từng được công bố mập mờ bằng cụm từ “tài nguyên- trữ lượng”.
Thực tế, tài nguyên có thể cực lớn nhưng trữ lượng nhiều khi lại bằng không.
Háo hức múc phần nạc
Năm 2009, nhóm nghiên cứu của CODE và Trung tâm Con người&Thiên nhiên (PanNature) khảo sát ở Bình Định, tỉnh có hoạt động khai thác titan trên tầng cát đen lớn nhất nước.
Tại đây, họ gặp một phiên dịch tiếng Trung đồng thời làm tiếp thị cho một doanh nghiệp Trung Quốc. “Cô phiên dịch nói ta có bao nhiêu titan với hàm lượng nói trên họ cũng mua, mua hết, mua tuốt”, ông Tú cho hay.
Phong trào đào titan phát triển như vũ bão.
Những năm 2008-2009, thời điểm đào xúc titan rầm rộ nhất, mỗi năm tỉnh Bình Định khai thác trên dưới 800.000 tấn, chưa kể khai thác lậu không khai báo . Riêng con số không chính thức ấy cũng đã cao gấp nhiều lần số lượng được phép khai thác vào năm 2015 mà Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho Quy hoạch titan toàn quốc.
Hậu quả của việc nhắm đến khúc nạc titan trên tầng cát xám, ngon ăn, dễ đào là tanh bành nhiều bãi biển miền Trung. Hội chứng người người, nhà nhà đua nhau khai thác titan để lại những hậu quả khôn lường.
Từ năm 2010, sản lượng quặng titan tại Bình Định đã chiếm 70% tổng sản lượng toàn quốc. Năm 2012, theo ông Nguyễn Văn Thắng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Bình Định, sản lượng khai thác chế biến titan của Bình Định lên đến 450.000 tấn. Năm 2013, sản lượng dự kiến vẫn không dưới 400.000 tấn.
Cả trung ương lẫn địa phương đều hối hả vào việc. Cấp địa phương, UBND tỉnh Bình Định đã cấp 36 giấy phép cho khai thác trên diện tích tổng cộng 656 ha. Cấp trung ương, Bộ Tài nguyên&Môi trường cấp 7 giấy phép nhưng tổng diện tích được khai thác khoảng 1.129 ha.
Không thua kém hàng xóm, ngày 19/3/2013, UBND tỉnh Ninh Thuận cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Cổ phần Vinaminco Ninh Thuận để thực hiện dự án đầu tư công trình khai thác và tuyển quặng sa khoáng titan-zircon Sơn Hải tại thôn Sơn Hải 2, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam của tỉnh này, trên diện tích 1.200 ha, thời gian hoạt động dự án là 30 năm kể từ ngày được cấp chứng nhận đầu tư.
Khai thác ào ạt titan để lại những hậu quả khôn lường cho cả dải ven biển miền Trung.
Dọc các bãi biển miền Trung, công trường khai thác titan mọc lên như nấm. Lấy titan trên nền cát đen quá dễ, chỉ cần bóc lớp cát lên là đã lộ quặng. Theo GS.TSKH Đặng Trung Thuận, tại tỉnh Bình Định, đào cát xuống vài mét là đã động đến quặng và có thể khai thác đến độ sâu 10-16 m.
Tại tỉnh Hà Tĩnh, sa khoáng còn nằm ở vị trí nông hơn, cách mặt đất cát chỉ 2-4 m. Của trời cho ấy bỗng chốc trở thành “cuộc chơi” của các doanh nghiệp chỉ giỏi kiếm tiền cho bản thân với sự ủng hộ và bật đèn xanh của nhiều cấp.
Titan trở thành cái bẫy khiến tất cả các bên cứ “sôi lên sùng sục”, từ doanh nghiệp, chính quyền, đến cộng đồng địa phương. Nhiều vùng quê yên ả bao năm qua, chỉ vì titan mà khắp nơi xảy ra nhiều chuyện khóc dở mếu dở.
Ông Thời – Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ (Bình Định) – chua xót: “Khai thác titan về chủ trương chắc chắn phải thông. Nhưng được cái gì, mất cái gì? Xin báo cáo với các đồng chí là mất thì nhiều mà được chẳng bao nhiêu. Mất đầu tiên là mất lòng dân”.
Tại cuộc trao đổi về tăng cường minh bạch và quản lý nguồn thu của hoạt động khai khoáng tổ chức ngày 20/3/2013 ở tỉnh Bình Định, ông Thời nói tiếp: “Quá trình khai thác, môi trưởng bị ảnh hưởng rất nhiều. Mất rừng, mất tài nguyên. Ảnh hưởng đến môi trường, đến sức khỏe như các đồng chí đã nghiên cứu. Dân không được hưởng lợi gì. Dẫn đến bức xúc trong dân, dẫn đến không tin trong đảng bộ. Mất thứ hai là cả tuyến biển dài 36 km, dải rừng nhiều năm tuổi đã bị phá. Lớp thực bì không còn nữa”.
Kỹ sư Trương Đức Chính, Tập đoàn Vinacomin, nhận định: Khai thác, tuyển sa khoáng ven biển đơn giản và dễ đem lại lợi nhuận cao. Điều đó khiến hoạt động này tràn lan ở nhiều tỉnh ven biển miền Trung.
“Rồi buôn bán lậu quặng titan ra nước ngoài với giá rẻ, chặt phá rừng phòng hộ ven biển, huỷ hoại môi trường” – kỹ sư Chính nói – “Tình trạng trên cho thấy những bất cập trong quy hoạch, quản lý vĩ mô đối với khai thác chế biến thô và xuất khẩu quặng titan”.
“Tiền mất tật mang, không thu được gì hết trọi. Công nhân làm ở đây cũng không được đóng bảo hiểm. Tôi cho rằng quy hoạch tổng thể không chuẩn. Quy hoạch chi tiết không bài bản. Thăm dò không chính xác. Cứ khoanh vùng như thế rồi doanh nghiệp đến xin khai thác”.
Ông Lê Minh Tuấn,
Chánh Văn phòng BCĐ Phòng chống Tham nhũng tỉnh Bình Định
(Còn nữa)
Theo Dantri
Những lỗi chính tả tiếng Anh ngớ ngẩn ở sân bay Tân Sơn Nhất
Những tấm biển báo tiếng Anh đầy lỗi chính tả và dịch thuật xuất hiện ngay tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, TP.HCM.
Ngay tại địa điểm được cho là nơi sử dụng thứ ngôn ngữ quốc tế này nhiều nhất, du khách có thể phát hiện khá nhiều... lỗi.
Tấm biển "Thông tin" tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất được viết sai chính tả phần tiếng Anh là "Infomation", thay vì "Information". Sau khi được báo giới và cộng đồng mạng phản ánh, phần hướng dẫn tiếng Anh đã được bôi trắng vào hôm 19.3. Tuy nhiên, đó chưa phải là lỗi duy nhất trong cụm biển hướng dẫn này
Nhiều cư dân mạng cho rằng gần như tất cả phần hướng dẫn tiếng Anh trên năm biển hướng dẫn trên đều ít nhiều chứa các lỗi sai khác nhau. Cụ thể, hướng dẫn "Lên máy bay" - "To Planes" được nhiều người cho rằng là một cách dịch ngớ ngẩn không tuân theo quy tắc nào. Thông thường, để hướng dẫn hành khách nơi ra máy bay, các sân bay quốc tế khác chỉ đơn giản dùng từ "Departures". "Excess Counter" hẳn cũng đặt ra một vấn đề hóc búa với các hành khách nước ngoài khi họ muốn thanh toán phí hành lý quá cước. Các vị khách nước ngoài đó có thể nhanh chóng tìm được nơi họ cần với cụm từ "E xcess Baggage Payment"
"Đổi ngoại tệ" - "Foreign Exchange" không hẳn là một cách dịch sai. Song người ta thường dùng "Currency Exchange" hơn là "Foreign Exchange" tại các sân bay quốc tế. Trong khi đó, "Quầy bán vé" - "Ticketing Counter" cũng là một cách dịch đầy "sáng tạo" của đơn vị chịu trách nhiệm lắp đặt các biển hướng dẫn. Quầy bán vé chỉ đơn giản là "Ticket Counter"
Lỗi này cũng xuất hiện tại các biển hướng dẫn khác tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
Và ở những nơi khác
Theo soha
Chìm tàu Vinacomin 03, 14 thuyền viên được cứu sống 1h57 ngày 20/3, Đài Thông tin Duyên hải Đà Nẵng thu được điện báo động cấp cứu bằng phương thức gọi chọn số (DSC) trên kênh 70 VHF từ tàu Vinacomin 03 có mã MMSI 574000630, thuộc Công ty cổ phần Vận tải thủy - Vinacomin, Quảng Ninh với tính chất không xác định. Dữ liệu vị trí có tọa độ: 18-29N 106-41E,...