Tăng vọt ca cấp cứu nặng, tử vong vì TNGT ở các tỉnh lân cận
Ghi nhận của phóng viên ANTĐ tại BV Việt Đức chiều 1-5, trong dịp nghỉ lễ 30-4, 1-5 vừa qua, số ca tai nạn được đưa vào cấp cứu, điều trị gia tăng mạnh. Đặc biệt, số trường hợp tử vong, ca nặng xin về cũng cao hơn rất nhiều so với ngày thường.
Khoa cấp cứu BV Việt Đức tăng tối đa 200% bệnh nhân mỗi ngày do nhiều ca
từ các tỉnh chuyển về Hà Nội
Nếu như những ngày trước dịp nghỉ lễ, trung bình mỗi ngày khoa Cấp cứu – BV Việt Đức tiếp nhận khoảng 70-90 bệnh nhân vào khám thì trong 5 ngày nghỉ lễ, con số này luôn ở mức 110 trở lên, ngày cao điểm có tới 150 trường hợp. Cụ thể, ngày 27-4, tổng số có 115 bệnh nhân vào khám, trong đó 42 trường hợp tai nạn giao thông (TNGT), 3 ca tử vong và nặng xin về ngày 28-4, số bệnh nhân vào khám là 137, trong đó 64 trường hợp TNGT, 31 ca chấn thương sọ não, 3 ca tử vong và nặng xin về ngày 29-4, khoa tiếp nhận 150 bệnh nhân thì trong đó có đến 70 ca do TNGT, 40 ca bị chấn thương sọ não, tử vong và nặng xin về lên đến 6 trường hợp ngày 30-4 có 110 bệnh nhân vào khám, 66 ca do TNGT, 48 ca chấn thương sọ não, 5 ca tử vong và nặng xin về…
Cử nhân điều dưỡng Ngô Xuân Tiệp, khoa Cấp cứu – BV Việt Đức cho biết, hầu hết bệnh nhân bị tử vong do TNGT đều rất trẻ, dao động từ 20-27 tuổi và đa số đều được chuyển về từ các tỉnh lân cận Hà Nội như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Hưng Yên… Nhiều trường hợp gặp TNGT hết sức thương tâm, chẳng hạn như 2 vợ chồng anh Phạm Minh D. (27 tuổi) và chị Đào Thị T. (21 tuổi), ở Bắc Ninh. Hai vợ chồng này cùng đứa con trai mới 2 tuổi đi xem hội làng về thì đâm vào cột mốc bên đường, người chồng bị đa chấn thương rất nặng, khả năng khó qua khỏi, còn người vợ cũng bị chấn thương sọ não nặng đã được chuyển vào phòng mổ. May mắn duy nhất là đứa con 2 tuổi chỉ bị xây xước trên mặt…
Theo các bác sĩ BV Việt Đức, nguyên nhân chính khiến TNGT gia tăng mạnh trong dịp nghỉ lễ lần này vẫn do người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có sử dụng bia rượu, phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách, không đội mũ bảo hiểm. Ngoài ra, số bệnh nhân bị tai nạn, bị chấn thương do đánh chém nhau… trong dịp nghỉ lễ vào cấp cứu cũng tăng cao hơn đáng kể so với ngày thường.
Theo ANTD
Video đang HOT
Y tá thiếu kinh nghiệm, bệnh nhân tử vong khi chờ nhập viện
Vụ việc xảy ra chiều 1/4, tại Bệnh viện lao và bệnh phổi trung ương (số 463 đường Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội). Người nhà bệnh nhân cho rằng nguyên nhân dẫn đến cái chết thương tâm này là do bệnh nhân không được thở ô-xy trong lúc chờ nhập viện.
Bệnh nhân xấu số là anh Vũ Thanh Bình (31 tuổi, trú tại 205 Lâm Du, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội).
Người nhà bệnh nhân Bình bức xúc, tập trung ở sân BV lao phổi TW chiều 1/4.
Chị Phạm Thị Lâm (30 tuổi), vợ bệnh nhân, cho hay, anh Bình bị bệnh lao, được người nhà đưa vào Bệnh viện hữu nghị Việt - Đức ngày 29/3. Sau khi khám tại đây, anh Bình được các bác sĩ của BV Việt - Đức chẩn đoán bị bán tắc ruột do lao và tư vấn nên chuyển sang Bệnh viện Lao và Bệnh phổi trung ương (BV lao phổi TW) để điều trị cho đúng chuyên ngành.
Ngày 1/4, anh Bình làm thủ tục ra viện tại BV Việt - Đức và được xe cấp cứu của bệnh viện này kèm một y tá đi cùng chuyển viện sang BV lao phổi TW vào khoảng 12h cùng ngày.
Theo chị Lâm, khi chuyển viện, thể trạng anh Bình vẫn bình thường, có thể trò chuyện với người nhà, không hề có dấu hiệu nguy kịch nhưng vẫn phải thở bằng bình ô-xy. Xe của BV Việt - Đức chở thẳng anh Bình tới phòng Cấp cứu tại BV lao phổi TW và được các y tá đưa vào nằm tại đây.
"Khi chồng tôi vừa vào được ít phút thì có một y tá của BV lao phổi yêu cầu đẩy chồng tôi ra phía cổng bệnh viện cách đó khoảng hơn 100m để làm thủ tục nhập viện. Tuy nhiên, y tá này không cho chồng tôi tiếp tục thở ô-xy và cũng không có y tá nào đi kèm dù tôi yêu cầu cho chồng tôi được thở ô-xy vì tôi thấy chồng thở rất yếu. Y tá này nói phải chờ làm xong thủ tục nhập viện." - chị Lâm kể lại.
Ít phút sau đó, trong lúc chờ người nhà làm thủ tục, một y tá khác yêu cầu người nhà đẩy bệnh nhân Bình về phía phòng Hồi sức cấp cứu nhưng chưa đến nơi thì anh Bình đã có biểu hiện tím tái, co giật, sùi bọt mép.
"Chồng tôi vào phòng cấp cứu không có người nhà đi kèm. Khoảng 1 tiếng sau, không thấy phía bệnh viện thông báo về tình trạng bệnh nhân, lại thấy có người ra nói là có người chết trong phòng cấp cứu, gia đình tôi rất lo lắng, xông vào đập cửa, yêu cầu các bác sĩ cho vào trong thì thấy chồng tôi đã tử vong từ bao giờ." - chị Lâm gạt nước mắt nói.
Đau đớn trước sự ra đi bất ngờ của người thân.
Theo người nhà bệnh nhân Bình, nguyên nhân dẫn đến cái chết của anh Bình là do sự chủ quan, tắc trách của đội ngũ y bác sĩ BV lao phổi TW.
"Tôi nhiều lần yêu cầu họ cho chồng tôi thở ô-xy vì thấy tại BV Việt - Đức, dù vào phòng chụp, chiếu, chồng tôi vẫn được thở ô-xy nhưng các y tá vẫn một mực yêu cầu phải làm xong thủ tục nhập viện. Chính sự chủ quan của họ đã khiến chồng tôi chết oan ức", chị Lâm nói.
Sáng 2/4, trao đổi với phóng viên, ông Đinh Ngọc Sỹ, Giám đốc BV lao phổi TƯ, cho biết, chưa thể kết luận nguyên nhân cái chết của bệnh nhân Bình.
Theo lý giải của ông Sỹ, do BV lao phổi TƯ không có bình ô-xy lưu động nên khi người nhà đưa bệnh nhân đi làm thủ tục nhập viện, y tá phải rút ống thở ô-xy ra. Ông Sỹ nhận định trường hợp của anh Bình khi được đưa đến phòng cấp cứu của BV lao phổi TW đã gần như hôn mê.
"Khi bệnh nhân phải cấp cứu, đội ngũ y bác sỹ sẽ làm tất cả những gì có thể để cứu sống bệnh nhân trước, mọi thủ tục khác như nhập viện sẽ làm sau, thậm chí có thể để đến ngay hôm sau hoàn thành", ông Sỹ khẳng định.
Cũng theo lời ông Sỹ, có thể do y tá trực lúc bệnh nhân Bình nhập viện còn thiếu kinh nghiệm, dẫn đến việc rút ông thở ô-xy để đưa bệnh nhân đi làm thủ tục nhập viện.
"Chúng tôi sẽ làm rõ trách nhiệm của kíp trực và có biện pháp xử lý phù hợp", ông Sỹ nói.
Khoảng 19h sáng nay, 2/4, thi thể anh Bình đã được chuyển tới nhà xác của Bệnh viện Việt - Đức thể theo yêu cầu của người nhà bệnh nhân. Hiện phía bệnh viện và người nhà anh Bình vẫn đang phối hợp để làm rõ, giải quyết vụ việc.
Theo Dantri
Nghi án CSGT "ra gậy", thai phụ nguy kịch nhập viện Đang phải điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang trong tình trạng chấn thương sọ não, nguy cơ hỏng thai, chị Tống Thị Sen (SN 1990) kêu cứu việc chị bị một chiến sĩ CSGT huyện Yên Dũng dùng gậy vụt thẳng vào đầu do không đội mũ bảo hiểm. Phản ánh sự việc đến báo điện tử Dân trí,...