Tăng vốn ngân hàng quốc doanh: Đường đi đã tỏ
Không còn “mù sương” như trước, đường tăng vốn của các ngân hàng quốc doanh giờ đây đã sáng tỏ.
Tăng vốn ngân hàng quốc doanh: Đường đi đã tỏ
Kỳ họp Quốc hội lần này, Chính phủ dự kiến sẽ trình thông qua việc bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ( Agribank). Dự kiến, sáng 8/6, Thống đốc Lê Minh Hưng thừa ủy quyền của Thủ tướng sẽ trình bày tờ trình về vấn đề này trước toàn thể Quốc hội. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh sẽ tiếp nối với phần trình bày báo cáo thẩm tra.
Theo nội dung báo cáo thẩm tra, thẩm quyền quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Agribank là của Thủ tướng Chính phủ.
Tuy nhiên, về nguyên tắc, quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Agribank sẽ bao gồm nội dung về nguồn tăng vốn, việc quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Agribank từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước sẽ không phù hợp với việc “không sử dụng ngân sách Nhà nước để cấp vốn điều lệ cho tổ chức tín dụng thương mại” quy định tại Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội về Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016 – 2020.
Do đó, Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, việc Quốc hội xem xét, chấp thuận bổ sung vốn điều lệ cho Agribank từ nguồn ngân sách Nhà nước sẽ tạo cơ sở pháp lý cho Thủ tướng Chính phủ quyết định về việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Agribank.
Video đang HOT
“Cái gật đầu” từ Thường trực Ủy ban Kinh tế cho thấy con đường tăng vốn cho Agribank đã rộng mở. Với vai trò đặc thù, hỗ trợ các đối tượng chính sách, vùng đặc biệt khó khăn, thực hiện các chính sách, chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới, góp phần xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ các đối tượng yếu thế…, Agribank dường như đang được “ưu ái” tăng vốn hơn so với 3 ngân hàng quốc doanh còn lại.
Trên thực tế, tình huống của Agribank hiện cũng ngặt nghèo nhất trong số các ngân hàng quốc doanh khi tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II nằm sâu dưới chuẩn (thời điểm 31/3/2020 chỉ đạt 6,9%, không đảm bảo yêu cầu vốn tối thiểu 8% theo quy định).
Như vậy, nhiều khả năng ít nhất trong năm nay, 3 ngân hàng quốc doanh còn lại gồm VietinBank, Vietcombank và BIDV sẽ phải “tự lo” chuyện tăng vốn mà không dựa vào hầu bao ngân sách.
Chia sẻ tại đại hội đông cổ đông thường niên tổ chức gần đây, Chủ tịch VietinBank Lê Đức Thọ đã nêu khá rõ lộ trình tăng vốn trước mắt của ngân hàng, đó là giữ lại toàn bộ lợi nhuận năm 2017, năm 2018 và sẽ tiếp tục đề xuất thực hiện tương tự trong năm 2019.
Người đứng đầu VietinBank nhấn mạnh ngân hàng đủ vốn để cung ứng cho nền kinh tế. Tỷ lệ CAR theo Basel II của ngân hàng này hiện đã ở mức 8,6%, cao hơn yêu cầu tối thiểu 8%.
“Cửa” tăng vốn từ nguồn ngân sách khá hẹp nên có một số ý kiến cho rằng VietinBank sẽ thí điểm hạ tỷ lệ sở hữu tối thiểu của Nhà nước để phát hành riêng lẻ. Tuy nhiên, ông Lê Đức Thọ đã khẳng định rằng “hiện nay chưa có và tôi chưa nắm được thông tin nào của vấn đề này”.
Đối với Vietcombank, sau thương vụ phát hành riêng lẻ thành công cho hai đối tác nước ngoài đầu năm 2019, thu về khoảng 6.000 tỷ đồng, ngân hàng này đang có kế hoạch tăng vốn đầy tham vọng.
Theo tài liệu gửi đến các nhà đầu tư mới đây, Vietcombank đang có kế hoạch tăng vốn thêm khoảng 23.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2019 – 2021. Cùng với đó, giữ lại khoảng 23.000 tỷ đồng lợi nhuận trong giai đoạn 2018 – 2021.
Vietcombank có kế hoạch tăng vốn đầy tham vọng
Theo kế hoạch, vốn tự có (bao gồm vốn điều lệ và vốn thặng dư, lợi nhuận giữ lại, quỹ dự trữ và vốn khác) của Vietcombank sẽ đạt 109.000 tỷ đồng thời điểm cuối năm 2020 và lên đến 140.000 tỷ đồng thời điểm cuối năm 2021.
Trong khi đó, BIDV, sau thương vụ tăng vốn đình đám thu về trên 20.000 tỷ đồng, dự định sẽ tiếp tục tăng vốn trong giai đoạn 2020 – 2021.
Theo Nghị quyết đại hội đồng cổ đông thông qua hồi tháng 3 vừa qua, trong hai năm này, BIDV sẽ chào bán cổ phiếu ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ 341,5 triệu cổ phiếu, tương đương khoảng 8,5% số cổ phiếu đang lưu hành tại thời điểm 31/12/2019.
Đối tượng phát hành đối với hình thức chào bán cổ phần ra công chúng là tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài. Còn đối với hình thức chào bán cổ phần riêng lẻ, chào bán cho các nhà đầu tư đáp ứng tiêu chí là nhà đầu tư tổ chức trong và ngoài nước có tiềm lực tài chính, có thể bao gồm một hoặc một số cổ đông hiện hữu của BIDV, tối đa không quá 100 nhà đầu tư.
Không còn “mù sương” với đầy những phỏng đoán mơ hồ, đường tăng vốn của các ngân hàng quốc doanh giờ đây đã sáng tỏ.
VietinBank (CTG) có kế hoạch tăng vốn tự có từ nguồn lợi nhuận tích lũy
Sáng nay (23/5), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, mã chứng khoán CTG - sàn HOSE) tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2020 với các mục tiêu chính trong hoạt động kinh doanh được đặt ra như: Dư nợ tín dụng tăng 4% - 8,5%; Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư tăng trưởng phù hợp với sử dụng vốn, cân đối với tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng, dự kiến 5 - 10%; Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng dưới 2%.
Thông tin tại ĐHCĐ cho biết, năm 2019, tốc độ cải thiện hiệu quả của Ngân hàng đã cao hơn nhiều lần tốc độ tăng trưởng quy mô; tổng tài sản hợp nhất của VietinBank đến 31/12/2019 đạt 1,24 triệu tỷ đồng, tăng 6,6% so với năm 2018 và vượt kế hoạch ĐHĐCĐ đề ra.
Lợi nhuận trước thuế riêng lẻ năm 2019 đạt 11.461 tỷ đồng, đạt 127% kế hoạch ĐHĐCĐ đề ra; Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 11.781 tỷ đồng, đạt 124% kế hoạch ĐHĐCĐ đề ra; Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 37,4% so với 2018. Quản lý tốt chất lượng tăng trưởng, tỷ lệ nợ xấu kiểm soát ở mức 1,2%.
Đối với năm 2020, VietinBank xác định nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện có kết quả toàn diện các nhiệm vụ đề ra tại phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020, cải thiện hiệu quả sinh lời, tiếp tục đổi mới cơ cấu kinh doanh, cơ cấu khách hàng, chú trọng quản lý chất lượng tăng trưởng, kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ nợ xấu;
Hoàn thiện chiến lược phát triển VietinBank giai đoạn 2021 - 2030 và kế hoạch kinh doanh trung hạn 2021 - 2023. Một số định hướng trọng tâm là phát triển mạnh theo chiều sâu, tăng trưởng gắn với cải thiện mạnh mẽ về hiệu quả. Tiếp tục cơ cấu lại danh mục tín dụng, tăng tỷ trọng phân khúc khách hàng SME và bán lẻ, đa dạng cơ cấu doanh thu. Quản trị tài chính, chi phí vốn hiệu quả.
Về phương án tăng vốn điều lệ, khai thác tối đa các biện pháp để tăng vốn tự có như: lợi nhuận tích lũy nội bộ, chia cổ tức bằng cổ phiếu, đề xuất phát triển các kênh tăng vốn mới, phát hành trái phiếu thứ cấp, nâng cao hiệu quả đầu tư, góp vốn, kiểm soát tốt tốc độ tăng trưởng và cơ cấu tài sản có rủi ro. VietinBank triển khai và đáp ứng Basel II ngay khi được tăng vốn.
VietinBank cho biết, Ngân hàng tự có từ nguồn lợi nhuận tích lũy và việc này đang được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoàn chỉnh các thủ tục pháp lý để thực hiện. Trong bối cảnh đó, VietinBank tiếp tục định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2020 với tốc độ hợp lý, đảm bảo tuân thủ hạn mức tăng trưởng tín dụng theo điều hành của NHNN, đáp ứng kịp thời, đầy đủ các nhu cầu vốn và dịch vụ ngân hàng chính đáng của nền kinh tế.
Đại hội cổ đông MSB: Lợi nhuận tăng 12%, chia cổ tức 10%, "dọn" sạch nợ tại VAMC Tại ĐHCĐ của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) diễn ra sáng nay (22/5)đã thông qua tất cả các báo cáo, tờ trình, kế hoạch. Theo đó, năm 2020, MSB đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 12%, chia cổ tức 10%, hoãn niêm yết lên sàn HoSE và chọn thời điểm thích hợp để lên sàn UPCOM. f Báo cáo...