Tăng vốn mạnh dễ… rơi khỏi sàn
Với quy định mới về niêm yết cổ phiếu sau hợp nhất, sáp nhập, hoán đổi cổ phần, DN có nguy cơ phải chuyển sàn nếu không đáp ứng được tiêu chuẩn về tài chính sau khi thực hiện tăng vốn dưới các hình thức này.
Để được niêm yết ngay, DN bị sáp nhập phải cơ bản đáp ứng được các điều kiện tài chính như niêm yết mới
Tăng vốn trên 50% có thể phải chuyển sàn
Ngày 18/12/2015, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 202/2015/TT-BTC hướng dẫn về việc niêm yết trên Sở GDCK, có hiệu lực từ ngày 1/3/2016.
Ngoài việc hướng dẫn chi tiết điều kiện niêm yết với các công ty đại chúng thông thường, Thông tư 202 quy định điều kiện niêm yết đối với các DN hợp nhất, nhận sáp nhập, các DN phát hành cổ phiếu để hoán đổi lấy cổ phần, phần vốn góp tại DN khác, hoặc khoản nợ của tổ chức phát hành đối với chủ nợ.
Theo đó, đối với DN phát hành cổ phiếu để sáp nhập, hoán đổi khoản nợ của tổ chức phát hành đối với chủ nợ, thì thay vì được niêm yết như trước, từ 1/3/2016 sẽ phụ thuộc vào nhiều trường hợp, bao gồm đặc điểm của DN bị sáp nhập, DN hợp nhất, quy mô tăng vốn do phát hành dưới các hình thức này và tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) sau phát hành.
Đáng chú ý, sẽ có nhiều trường hợp DN bị hủy niêm yết bắt buộc nếu không đáp ứng quy định về tài chính và có quy mô vốn điều lệ tăng thêm quá lớn.
Cụ thể, trong trường hợp DN đang niêm yết trên HOSE thực hiện sáp nhập với DN chưa niêm yết, hoặc niêm yết trên HNX mà công ty bị sáp nhập không đáp ứng được các điều kiện về tài chính giống như một DN mới trên HOSE, trong khi DN sáp nhập có ROE dương, hoặc ROE của DN sau sáp nhập đạt 5% trở lên, hoặc ROE của DN bị sáp nhập dương và lớn hơn ROE của DN nhận sáp nhập, đồng thời vốn điều lệ sau sáp nhập tăng quá 50% vốn điều lệ trước phát hành, thì DN sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc trong vòng 6 tháng.
Video đang HOT
Trong trường hợp DN bị hủy niêm yết bắt buộc trên HOSE, nhưng đáp ứng được điều kiện niêm yết trên HNX như đối với DN thực hiện sáp nhập khi đang niêm yết trên HNX, thì được quyền đăng ký niêm yết trên HNX.
Ngoài trường hợp phát hành cổ phiếu để hoán đổi lấy cổ phần, phần vốn góp tại DN khác, hoặc hoán đổi nợ của chủ nợ tại DN, DN thực hiện phát hành cũng có nguy cơ bị hủy niêm yết nếu ROE sau phát hành nhỏ hơn 5%, đồng thời phát hành làm tăng trên 50% vốn điều lệ thực góp trước khi phát hành.
Như vậy, với quy định mới, các DN thực hiện tăng vốn thêm trên 50% vốn điều lệ trở lên thông quá hoán đổi cổ phần, sáp nhập, nếu không đáp ứng được quy định niêm yết sau các nghiệp vụ này, sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc.
Trong trường hợp không đáp ứng được các điều kiện niêm yết, nhưng tăng vốn không quá 50% vốn điều lệ, thì DN được niêm yết bổ sung phần vốn phát hành sau 1 năm kể từ ngày hoàn tất việc phát hành để hoán đổi, sáp nhập.
Nguy cơ “lách luật”
Trong thời gian qua, nhiều NĐT lo ngại hiện tượng một số DN tăng vốn “ảo” thông qua hình thức sáp nhập với DN khác, ví dụ trường hợp CTCP Đá Spilit (mã SPI). Với chiêu sáp nhập, trong đó tỷ lệ sáp nhập lên tới 1:3,5 cho cổ phiếu của DN mới thành lập, có giá trị sổ sách xấp xỉ 10.000 đồng/CP, SPI đã thực hiện tăng vốn thành công thêm hơn 101 tỷ đồng, gấp 4 lần vốn điều lệ trước đó, mà vẫn tiếp tục được niêm yết trên HNX.
Các quy định của Thông tư 202 nêu trên sẽ ngăn chặn nguy cơ hàng kém chất lượng bùng nổ trên sàn, vì về cơ bản, để được niêm yết ngay, DN bị sáp nhập phải cơ bản đáp ứng được các điều kiện tài chính như niêm yết mới, trong đó ROE được coi là thước đo quan trọng để xem xét DN được tiếp tục niêm yết (toàn bộ hay bổ sung phần phát hành sau 1 năm), hay hủy niêm yết.
Tuy nhiên, “bộ lọc” của Thông tư 202 có thể để lọt DN kém chất lượng trên sàn.
Thực tế, CTCP Tư vấn Thương mại Đầu tư và Địa ốc Hoàng Quân (mã HQC) là một trường hợp điển hình của DN tăng vốn chủ yếu bằng hình thức hoán đổi cổ phần. Diễn biến giá cổ phiếu HQC phần nào phản ánh góc nhìn của thị trường với chất lượng các đợt tăng vốn này và chất lượng hoạt động hiện tại của DN. Nhưng câu hỏi từ trường hợp HQC là, nếu một DN khác không đáp ứng được yêu cầu về ROE, nhưng lựa chọn chia nhỏ các đợt phát hành theo hình thức hoán đổi cổ phần, hoặc sáp nhập để không rơi vào trường hợp bị hủy niêm yết bắt buộc, thì cơ quan quản lý sẽ áp dụng tiêu chí so sánh riêng lẻ cho từng đợt, hay hồi tố tiêu chuẩn 50% vốn điều lệ cho các đợt phát hành (thông qua các hình thức hoán đổi, sáp nhập) thực hiện gần nhau?
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Vì sao BIDV 'phủ sóng' truyền thông 2015?
Trong năm 2015, BIDV trở thành điểm nhấn truyền thông của ngành ngân hàng với tần suất xuất hiện liên tục trên báo chí. Đặc biệt, đây là ngân hàng có tỷ lệ tin xấu ở mức thấp nhất trong TOP 3 ngân hàng.
Ngân hàng có ít tin xấu nhất
Theo thống kê và phân tích của Media Tenor - Công ty hàng đầu trong lĩnh vực phân tích các nội dung truyền thông, trong năm 2015, thông tin và nhận định về ngân hàng chiếm nhiều nhất trong các ngành kinh tế trên các phương tiện truyền thông chính thống của Việt Nam và quốc tế.
Trong đó, BIDV trở thành Ngân hàng có ít thông tin xấu nhất trong TOP 3 ngân hàng. Theo Media Tenor, BIDV có tần suất và tỷ lệ nhận định truyền thông tương đối đồng đều nhờ các vụ sáp nhập diễn ra thuận lợi và sự đóng góp tích cực của các ngân hàng này trong quá trình cơ cấu lại hệ thống ngân hàng do Ngân hàng nhà nước khởi xướng.
BIDV sáp nhập thành công MHB vào tháng 5 năm 2015
Đặc biệt, trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2015, tần suất xuất hiện thông tin BIDV trên các phương tiện truyền thông tăng vượt trội về số lượng với tỷ lệ tin xấu ở mức thấp nhất trong TOP 3 ngân hàng. Hầu hết các thông tin giai đoạn này phản ánh về kết quả kinh doanh của BIDV cũng như hoạt động xúc tiến đầu tư mạnh mẽ của ngân hàng sang các thị trường mới như: Nga, Đài Loan, Nhật Bản... Ngoài ra, dư âm của đợt sáp nhập MHB thành công cũng làm lượng tin phản ánh về BIDV được tăng cường.
Dấu ấn thương vụ sáp nhập &'thần tốc'
Lý giải về độ "phủ sóng" của BIDV trên mặt báo, Media Tenor cho hay yếu tố làm nên hiện tượng BIDV trong năm 2015 chính là nhờ các thương vụ sáp nhập diễn ra thuận lợi và sự đóng góp tích cực của đơn vị này trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng - một hoạt động do Ngân hàng Nhà nước khởi xướng từ năm 2011 và dự kiến kết thúc vào cuối năm 2015.
Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi theo chuyên gia nghiên cứu truyền thông Nguyễn Thu Hiền (Media Tenor Việt Nam), hoạt động M&A và xu hướng phát triển ngành ngân hàng đang là hai trong số các chủ đề được báo chí quan tâm nhiều nhất. Kéo theo đó, các vấn đề liên quan như: nhân sự chủ chốt, giá cổ phiếu ngân hàng, nợ, kết quả kinh doanh hay chiến lược sản phẩm... cũng được chú ý không kém.
Tương đồng với kết quả phân tích của Media Tennor, số liệu tổng hợp từ 150 website và 200 đầu báo giấy trong nước và quốc tế trong năm 2015 của Công ty Truyền thông TVPlus cũng cho thấy BIDV là ngân hàng dẫn đầu trong số các ngân hàng có lượng thông tin phản ánh trên báo chí với 11.200 tin, bài.
Trong đó, chỉ tính riêng thương vụ sáp nhập MHB vào BIDV diễn ra trong tháng 5/2015 đã thu hút tới 800 bài viết đăng tải trong khoảng thời điểm sáp nhập. Đặc biệt, thương vụ sáp nhập này còn trở thành điểm nhấn và dẫn chứng trong nhiều bài báo về sau.
Từ câu chuyện về thứ hạng của BIDV có thể thấy công chúng ngày càng quan tâm tới các vụ sáp nhập diễn ra thuận lợi, trong đó, điển hình là thương vụ sáp nhập MHB vào BIDV. Đây là giao dịch sáp nhập tiên phong trong Đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng giai đoạn 2 năm 2015.
Và với những nỗ lực trong hoạt này, BIDV được Diễn đàn M&A Việt Nam (tổ chức 6/8/2015) đánh giá là Thương vụ sáp nhập tiêu biểu năm 2015. Việc được trao tặng giải thưởng thương vụ sáp nhập tiêu biểu 2015 đã một lần nữa khẳng định sức hút thông tin mạnh mẽ từ hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động sáp nhập nói riêng trong thế giới truyền thông.
Theo đại diện BIDV, năm 2015, toàn bộ quá trình thực hiện công tác sáp nhập MHB vào BIDV được thực hiện trong vòng 55 ngày kể từ khi Ngân hàng Nhà nước có quyết định thành lập Ban chỉ đạo sáp nhập MHB vào BIDV và chỉ trong vòng 1 tháng kể từ khi Thống đốc NHNN có quyết định 589/QĐ-NHNN chấp thuận sáp nhập MHB vào BIDV. Đến hết ngày 22/5/2015, thương hiệu MHB chính thức chấm dứt hoạt động. Trong hai ngày thứ bảy, chủ nhật (23-24/5/2015), BIDV đã tiến hành chuyển đổi toàn bộ nhận diện thương hiệu của Hội sở chính, 44 chi nhánh, 187 phòng giao dịch của MHB trên toàn quốc theo đúng nhận diện của BIDV. Từ ngày 25/5/2015, toàn bộ các chi nhánh của MHB trước đây, nay hoạt động với tư cách là chi nhánh của BIDV. Sau sáp nhập, mạng lưới kênh phân phối mở rộng lên gần 1.000 điểm mạng lưới trên cả nước với tổng số lao động là gần 24.000 cán bộ, nhân viên.
Mai Phương
Theo_VietNamNet
SHN đề xuất thay đổi phương án phát hành cổ phiếu hoán đổi Chỉ trong một thời gian ngắn, SHN đã thu được khoản lợi nhuận "khổng lồ" lên tới 253 tỷ đồng từ việc "lướt sóng" cổ phần của CTCP Sapa Hưng Yên và CTCP Tân Hoàng Cầu. CTCP Đầu tư Tổng hợp Hà Nội (mã SHN - HNX) vừa công bố việc bổ xung đính chính bản CBTT số 18 ngày 01/12/2015. Theo đó,...