Tăng vốn hơn 2.800 tỷ, FE Credit quyết giữ ‘ngôi vua’ cho vay tiêu dùng
Ông Kalidas Ghose, Tổng giám đốc FE Credit, cho biết: “Việc tăng vốn điều lệ nhằm đẩy mạnh chiến lược phát triển kinh doanh để tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu của FE Credit…”
Tăng vốn khủng thêm hơn 2.800 tỷ, FE Credit đặt mục tiêu tiếp tục là ‘đầu tàu’ cho vay tiêu dùng. (Ảnh minh hoạ)
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới đây đã ban hành Quyết định số 1864/QĐ-NHNN chấp thuận việc sửa đổi nội dung về mức vốn điều lệ tại Giấy phép thành lập và hoạt động của Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (gọi tắt là VPBFC – thương hiệu FE Credit) từ 4.474 tỷ đồng lên 7.328 tỷ đồng.
Ông Kalidas Ghose, Tổng giám đốc FE Credit cho biết: “Việc tăng vốn điều lệ nhằm đẩy mạnh chiến lược phát triển kinh doanh để tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu của FE Credit. Nguồn vốn điều lệ sau khi tăng sẽ tích cực tác động đến hoạt động của công ty cũng như góp phần nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu; củng cố nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở vật chất; đảm bảo tiền đề tăng trưởng an toàn, bền vững; đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp”.
Đợt tăng vốn của FE Credit được thực hiện không lâu sau khi ngân hàng mẹ VPBank hoàn tất phần lớn các kế hoạch tăng vốn đã đề ra tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2018. Việc tăng vốn “khủng” cho thấy ngân hàng mẹ VPBank vẫn tiếp tục mong muốn FE Credit trở thành “đầu tàu” trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng.
Được biết Moody’s Investors Service (Moody’s) mới đây cũng đã chính thức công bố mức xếp hạng tín nhiệm CFR (Corporate family rating – Đánh giá tín nhiệm dựa trên mối tương quan với các thành viên trong cùng tập đoàn) ở mức B2 đối với FE Credit. Đây là mức xếp hạng tương đương với các tổ chức tài chính trong nước cũng như nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam.
Video đang HOT
Trong năm 2017, FE Credit đã đóng góp vào khoảng 50% thu nhập ròng của VPBank, liên tục dẫn đầu thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam cũng với gần 50% thị phần.
Bên cạnh kỳ vọng đối với việc FE Credit sẽ duy trì sự ổn định tín dụng trong vòng 12 – 18 tháng tới, Moody’s cũng đánh giá khả năng sinh lời là thế mạnh quan trọng của FE Credit với lợi nhuận trung bình trên giá trị tài sản vào khoảng 5,8% trong ba năm qua (2015 – 2017).
Tỷ suất sinh lời trên tài sản của FE Credit vào khoảng 32% trong năm 2017. Tỷ suất cao như vậy nhằm bù đắp cho chi phí tín dụng và chi phí hoạt động cao.
Việc giữ lại toàn bộ thu nhập từ năm 2015 đã giúp công ty cải thiện vốn hóa của mình mặc dù vẫn giữ mức tăng trưởng nhanh. Vào cuối năm 2017, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của FE Credit tăng từ 12,2% (năm 2016) lên 14,8%.
Là đơn vị dẫn đầu thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam, FE Credit hiện đang cung cấp dịch vụ vay tiêu dùng cá nhân với các sản phẩm cho vay tiền mặt, vay mua xe máy, thiết bị điện tử gia dụng và trở thành công ty tài chính tiên phong trong việc phát hành sản phẩm thẻ tín dụng tại Việt Nam.
Đến nay, FE Credit đã phục vụ gần 10 triệu khách hàng, hợp tác với hơn 8.400 đối tác tại hơn 12.200 điểm bán hàng trên toàn quốc.
Bảo Duy
Theo vietnamfinance.vn
Siết sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn: Không nên giãn để bảo toàn an toàn về thanh khoản
Hiệp hội bất động sản TPHCM (HoREA) vừa có kiến nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho phép các NH tiếp tục được sử dụng tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn tối đa 45% trong năm 2019. Kiến nghị trên nhận được nhiều ý kiến trái chiều.
Theo số liệu của NHNN, tính đến tháng 6/2018, cho vay bất động sản chỉ tăng 2,19%, mức tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây.
Bất động sản vẫn sống dựa vào vốn ngân hàng
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho rằng việc siết vốn nói trên là chưa cần thiết, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển ổn định của thị trường bất động sản. Lý lẽ ông Châu đưa ra là, không chỉ DN bất động sản cần nguồn vốn vay trung, dài hạn từ NH để hoạt động kinh doanh, mà ngay cả vốn huy động trước từ khách hàng cũng có phần không nhỏ từ vốn vay NH. Tuy nhiên, do nguồn vốn huy động tiết kiệm ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động, nên các NH chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của thị trường bất động sản.
Theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản, tùy theo quy mô diện tích dự án, chủ đầu tư phải có vốn chủ sở hữu 15% hoặc 20% vốn đầu tư, còn lại 80-85% nhu cầu vốn thì chủ yếu dựa vào nguồn vốn tín dụng NH và vốn huy động từ khách hàng. Ngoài ra, việc tìm kiếm nguồn vốn thay thế từ các quỹ đầu tư bất động sản và thị trường chứng khoán vẫn chưa khả quan, vì cho đến nay, bên cạnh vài quỹ đầu tư tài chính nước ngoài, cả nước mới chỉ có 1 quỹ đầu tư bất động sản với số vốn điều lệ rất nhỏ chỉ có 50 tỷ đồng, nên chưa huy động được nguồn vốn nhàn rỗi rất lớn trong nước và cũng chưa đáp ứng được nhu cầu vốn rất lớn của thị trường bất động sản.
Cũng cần nói thêm, trước đây, lẽ ra quy định tỷ lệ đối đa 40% vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn đã được áp dụng từ năm 2018 nhưng việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn quá nhanh sẽ gây khó khăn, áp lực cho các NH nên NHNN đã giãn lộ trình thực hiện sang đầu năm 2019 để NH có thời gian chuẩn bị.
Không thể không cẩn trọng
Giám đốc một NHTM CP ở TPHCM nêu quan điểm: Tín dụng các NH thời gian qua có thể "núp bóng" cho vay tiêu dùng để chảy vào thị trường bất động sản. Và đó là lý do NHNN có lộ trình siết lại tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn trong gian đoạn tới. Ngành NH không nên giãn và hoãn lộ trình siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn để hạn chế rủi ro về thanh khoản, cũng như hạn chế việc các NH đẩy mạnh vốn vào bất động sản, làm gia tăng rủi ro hoạt động ngân hàng,
TS Trương Huy Mai nhận định, việc hạn chế "room" tăng trưởng tín dụng của ngành NH trong năm nay phần nào cho thấy NHNN muốn hướng dòng vốn vào các lĩnh vực an toàn và loại dần tín dụng ra khỏi lĩnh vực bất động sản. Hiện thị trường bất động sản vẫn tăng trưởng, chưa xuất hiện dấu hiệu bong bóng. Tuy nhiên, xét theo phân khúc, nếu như phân khúc trung bình - có nhu cầu rất lớn - đang thiếu cung thì ở phân khúc cấp cao lại có dấu hiệu dư cung, song giá vẫn không giảm.
Theo số liệu của NHNN, tính đến tháng 6/2018, cho vay bất động sản chỉ tăng 2,19%, mức tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây. Tỷ trọng cho vay bất động sản chiếm 7,5% tổng dư nợ nền kinh tế, con số này cũng thấp hơn rất nhiều so với những năm trước. Chính vì vậy nhiều chuyên gia đặt câu hỏi, con số dư nợ cho vay bất động sản tại các NH hiện nay liệu đã phản ánh đúng với thực tế số vốn họ đã cho vay vào lĩnh vực này? Bài học nợ xấu mà ngành NH đang ra sức xử lý hiện nay chính là đã cho doanh nghiệp bất động sản vay quá nhiều. Vì vậy, với Chỉ thị 04/CT-NHNN vừa được ban hành sẽ là "thước đo" cho các DN trong sử dụng vốn vay, nhất là bất động sản.
GIA MIÊU
Theo laodong.vn
FE CREDIT tăng vốn khủng, tương đương một ngân hàng cỡ trung Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam mới đây đã ban hành Quyết định số 1864/QĐ-NHNN chấp thuận việc tăng vốn điều lệ của Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE CREDIT) từ 4.474 tỷ đồng lên 7.328 tỷ đồng. FE CREDIT là công ty con do VPBank sở hữu 100% vốn điều lệ. Với mức vốn...