Tăng tuổi nghỉ hưu: Chuyên gia muốn quy định linh hoạt
Bộ LĐ-TB&XH đưa ra hai phương án về tuổi nghỉ hưu, trong đó có phương án từ 1.1.2021 sẽ tăng tuổi nghỉ hưu lên đến 62 (đối với nam) và 60 ( đối với nữ) đã gặp phải những phản ứng trái chiều từ các chuyên gia.
Một số chuyên gia cho rằng không nên đưa vào luật, số khác lại cho rằng tăng nhưng vận dụng hình thức linh hoạt, không quy định cứng ngắc để phù hợp nhu cầu từng đối tượng.
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, mọi chính sách đều hướng tới bảo đảm quyền lợi cho người lao động (Ảnh: khoảnh khắc Thủ tướng về thăm và ăn bữa cơm cùng công nhân ở Đồng Nai – Hồ Văn)
Phải làm điều tra xã hội học
Trả lời phóng viên Dân Việt về phương án tăng tuổi nghỉ hưu, TS Nguyễn Minh Hòa, nguyên Trưởng bộ môn Đô thị học, Đại học KH-XH&NV TP.HCM, cho rằng một dự luật hay quy định nào đưa ra mà có tác động lớn đến số đông người lao động trước hết phải có dự án điều tra xã hội học về tác động hai chiều của vấn đề. Về tăng tuổi hưu, có người muốn nghỉ sớm, có người muốn kéo dài.
“Theo tôi, người dân thì không cần lắm việc này, chỉ cán bộ công chức, lãnh đạo… muốn mà thôi”, TS Hòa cho biết.
Theo các chuyên gia, lao động nữ hầu hết đều không muốn tăng tuổi nghỉ hưu.
Cụ thể hơn, TS Hòa cho rằng mỗi nhóm làm công việc khác nhau thì có nguyện vọng khác nhau. Như nhóm lao động hành chính, văn phòng thì có thể muốn kéo dài tuổi hưu, trong khi nhóm lao động tay chân, lao động sản xuất ở các lĩnh vực nặng nhọc thì muốn về đúng tuổi (60 và 55), thậm chí muốn về sớm hơn.
“Theo tôi, tăng tuổi nghỉ hưu chỉ nên khuyến khích, không nên cứng nhắc đưa vào luật. Ai còn sức khỏe, có nhu cầu tiếp tục làm việc thì đáp ứng nguyện vọng cho họ kéo dài tuổi hưu, ai không muốn cũng để họ về hưu đúng tuổi. Như ở Nhật và một số nước tiến tiến khác họ đang áp dụng mô hình linh hoạt này. Việt Nam ta đang bước vào giai đoạn già hóa dân số, không nên quy định cứng ngắc về tăng tuổi nghỉ hưu”, TS Hòa nói.
Video đang HOT
Cũng theo TS Hòa, việc tăng tuổi hưu có thể do lo vỡ quỹ, điều này cũng thể hiện bộ máy quản lý quỹ làm việc không hiệu quả, không cân đối được nguồn quỹ. Thứ hai, bộ máy quản lý quỹ cũng cồng kềnh, mỗi năm phải tiêu tốn số tiền khá lớn cũng là vấn đề cần được giải quyết.
Cùng quan điểm trên, chuyên gia Lê Văn Thành, nguyên trưởng phòng Nghiên cứu văn hóa-xã hội, Viện Nghiên cứu và Phát triển TP.HCM, cho rằng không nên quy định cứng ngắc độ tuổi nghỉ hưu mà phải linh hoạt.
“Phải chia nhóm, ví dụ như lao động chân tay nên nghỉ sớm ở tuổi 50, nghề giáo viên, cán bộ y tế … thì nghỉ ở độ tuổi 60 là hợp lý. Ở nữ cũng vậy, chỉ có thể cao nhất là phương án 58 tuổi, còn cá nhân tôi cho rằng phụ nữ nên nghỉ đúng ở độ tuổi 55 là hợp lý. Tuy nhiên, theo tôi phải thực hiện theo xu hướng mở, ai có nguyện vọng thì đáp ứng theo nguyện vọng của họ, không nên quy định cứng mà phải uyển chuyển”, ông Thành chia sẻ.
Doanh nghiệp muốn thay thế lao động trẻ, khỏe
Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM cho rằng Việt Nam đang hội nhập sâu, cơ hội việc làm ngày càng mở rộng. Vì thế, việc tăng tuổi nghỉ hưu có thể để phù hợp xu thế và phát triển của nền kinh tế.
Các chuyên gia cho rằng lao động tay chân trong lĩnh vực thâm dụng lao động như da giày, may mặc… đến 50 tuổi là đã hết sức khỏe làm việc.
“Tuy nhiên, vận dụng phải linh hoạt, phải tùy vào từng nhóm đối tượng, từng lĩnh vực công việc khác nhau. Phải tính đến việc, tăng tuổi hưu một năm thì thị trường lao động mất cơ hội nghề nghiệp của cả một thế hệ. Ngoài ra, cũng phải tính đến các doanh nghiệp trong lĩnh vực thâm dụng lao động, sản xuất nặng nhọc như dệt may, da giày… thì họ cần sự thay thế nguồn lao động trẻ khỏe hơn, đáp ứng sản xuất kinh doanh của họ. Hơn nữa, nhóm lao động trong lĩnh vực này cũng muốn nghỉ sớm, không ai muốn tăng tuổi hưu. Việc tăng tuổi chỉ phù hợp với nhóm lao động văn phòng, hành chính, công chức”.
Cũng theo ông Tuấn, tăng tuổi hưu phải theo xu hướng tiệm cận với sự phát triển của thị trường lao động, sự phát triển của nền kinh tế. “Không nên quy định cứng ngắc mà có thể linh hoạt khung thời gian. Ví dụ, trong khoảng 5-10 năm khi vận dụng chính sách này thì cần linh hoạt ai có nhu cầu nghỉ sớm nên cho nghỉ, ai muốn kéo dài tuổi hưu thì đáp ứng. Trong khoảng thời gian đó cũng sẽ kiểm nghiệm được hiệu quả của chính sách này để tiếp tục thực thi hay ngưng lại”, ông Tuấn đề xuất.
Còn chuyên gia Lê Văn Thành cho rằng, ở cấp độ quản lý, lãnh đạo, nên chấm dứt và nghỉ ở độ tuổi 60 (nam) và 55 (nữ). Nếu có ở lại theo quy định tuổi 62 và 60 chỉ giữ làm chuyên gia, tham mưu vì đằng sau họ còn cả một thế hệ trẻ, năng động, cần tạo cơ hội nghề nghiệp cho thế hệ kế tiếp. Nếu cứ khăng khăng quy định nghỉ hưu tuổi 62 và 60 có thể làm mất cơ hội nghề nghiệp, việc làm của thế hệ kế tục.
Theo Danviet
Hàng triệu lao động nữ bị giảm lương hưu
Từ 1.1.2018 sẽ bắt đầu áp dụng lộ trình thay đổi cách tính tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu theo luật Bảo hiểm xã hội 2014. Cách tính này sẽ khiến hàng triệu lao động nữ bị giảm lương hưu.
Đồ họa: Du Sơn.
Hụt 10% tiền lương
Theo quy định hiện hành, người lao động (NLĐ) đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) 15 năm được hưởng lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Sau khi đạt tỷ lệ 45%, cứ mỗi năm đóng BHXH, NLĐ nữ được tính thêm 3%, còn NLĐ nam được tính thêm 2%. Trong khi đó, từ ngày 1.1.2018 sẽ bắt đầu áp dụng lộ trình thay đổi cách tính tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu tại khoản 2, điều 56, luật BHXH năm 2014.
Cụ thể, từ năm 2018 trở đi thì 15 năm đóng BHXH được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, NLĐ nữ được tính thêm 2%. Như vậy, NLĐ nữ đủ 55 tuổi nghỉ hưu, thay vì chỉ cần có đủ 25 năm đóng BHXH là được hưởng tỷ lệ tối đa 75% như trước, thì từ năm 2018 trở đi phải có đủ 30 năm đóng BHXH mới được hưởng tối đa 75%.
Đối với NLĐ nam, nghỉ hưu năm 2018 để được hưởng mức 45% phải đóng đủ 16 năm. Tức NLĐ nam nghỉ hưu trong năm 2018 phải đủ 31 năm đóng BHXH, nghỉ hưu năm 2019 phải có đủ 32 năm, nghỉ năm 2020 phải có đủ 33 năm, nghỉ năm 2021 phải đủ 34 năm và nghỉ từ năm 2022 trở đi phải đủ 35 năm đóng BHXH mới được hưởng tỷ lệ tối đa là 75% (so với trước năm 2018, chỉ cần có đủ 30 năm đóng BHXH là được hưởng tỷ lệ tối đa 75%).
Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, cho hay với cách tính trên, từ năm thứ 16 trở đi thay vì được cộng 3% như trước đây, NLĐ nữ chỉ được cộng 2%. Như vậy, NLĐ nữ sẽ bị hụt mất 10% tổng quỹ tiền lương hưu. "Mong muốn của chúng ta là đảm bảo sự công bằng, có đóng có hưởng, đóng cao hưởng cao, đóng thấp hưởng thấp. Trước đây, chúng ta đang ưu tiên NLĐ nữ, giờ chúng ta lại điều chỉnh mà không có lộ trình, nên đã tác động ngay đến lương hưu của phụ nữ. Những năm đầu NLĐ nữ chưa đóng BHXH đạt 30 năm, sẽ phải chịu thiệt lương khi nghỉ hưu", ông Lợi nói.
Ông Phạm Lương Sơn, Phó giám đốc BHXH VN, thừa nhận với quy định này, ngay cả NLĐ có ngày sinh trong tháng 12, khi đã đủ 25 năm đóng BHXH đối với nữ và 30 năm đối với nam sẽ bắt đầu nghỉ hưu từ 1.1.2018, họ phải chịu cách tính tiền lương hưu từ năm 2018 là quá thiệt thòi. Nhiều người, chỉ sau 1 đêm thiệt 10% lương hưu!
Không công bằng và thiếu nhân văn với lao động nữ
Phó trưởng ban Quan hệ LĐ (Tổng liên đoàn LĐ VN) Lê Đình Quảng ước tính, có khoảng 50.000 NLĐ sẽ về hưu từ năm 2018. Trong đó, có 21.000 NLĐ nữ có số năm đóng BHXH dưới 30 năm. "Trong quan hệ lao động, phụ nữ luôn chịu nhiều thiệt thòi, vừa phải làm việc nước, việc nhà, đảm đương thiên chức làm mẹ. Đến khi về hưu, luật quy định nam giới có lộ trình, còn nữ giới giảm "sốc". Quy định này không công bằng và thiếu nhân văn, đặc biệt tác động đến NLĐ nữ có thời gian đóng BHXH dưới 25 năm, có thể bị giảm đến 10% lương hưu".
PGS-TS Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học - Lao động - Xã hội, thẳng thắn: "Việc cắt giảm tỷ lệ hưởng lương hưu đối với NLĐ nữ quá đột ngột là sự bất bình đẳng không thể chấp nhận được. Đối với NLĐ nữ trong khu vực hành chính, có biên chế hoặc hợp đồng dài hạn sẽ ít chịu tác động, nhưng với NLĐ khu vực ngoài nhà nước, ký hợp đồng ngắn hạn hoặc phải thường xuyên thay đổi chỗ làm việc sẽ chịu tác động nhiều nhất của chính sách này".
Ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, cho biết tại thời điểm trình dự án luật BHXH sửa đổi năm 2014, Bộ LĐ-TB-XH đã trình phương án giãn lộ trình thay đổi cách tính lương hưu cho cả nam và nữ theo hướng giảm từ từ. Tuy nhiên, phương án giãn lộ trình cho nữ đã không được lựa chọn. "Rõ ràng khi nhìn vào thực tiễn, cách làm này không bình đẳng giữa nam và nữ. Nếu cần đi nhanh hơn có thể là 2 năm tăng 1%, giảm đột ngột như hiện nay, chắc chắn là gây "sốc" đối với NLĐ nữ", ông Huân nói.
Bà Trần Thị Thúy Nga, nguyên Vụ trưởng Vụ BHXH (Bộ LĐ-TB-XH), chia sẻ: "Những người làm chính sách lâu năm không bao giờ xây dựng luật có bước nhảy vọt. Chúng tôi đã nhìn thấy thiệt thòi cho phụ nữ và đã báo cáo Chính phủ, tiếc là không bảo vệ được quan điểm của mình".
Kiến nghị giãn lộ trình giảm lương hưu
Chỉ còn 2 tháng nữa là quy định BHXH có hiệu lực, để khắc phục những tồn tại bất cập nêu trên, ông Phạm Minh Huân kiến nghị cần phải thực hiện giãn lộ trình trong thời gian từ 10 - 20 năm. Ông Lê Đình Quảng cho biết, Đoàn chủ tịch Tổng liên đoàn LĐ VN cũng đã yêu cầu Liên đoàn LĐ các địa phương báo cáo tình hình để có những đề xuất với các cấp có thẩm quyền xem xét, vừa đảm bảo thực thi chính sách pháp luật, vừa đảm bảo quyền lợi cho NLĐ. "Quan điểm cá nhân tôi là mong muốn Quốc hội xem xét sửa đổi điều 56 và 74 của luật BHXH. Tuy nhiên, việc sửa đổi cần có lộ trình, trong khi chúng ta chỉ còn 2 tháng nữa là thực hiện, vì vậy để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ nữ, Quốc hội có thể ra nghị quyết giãn lộ trình thực hiện quy định trên", ông Quảng nói.
Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội, nhìn nhận: "Nam giới có quy định lộ trình thực hiện trong 5 năm thì nữ giới cũng kéo dài thực hiện lộ trình 5 năm hay 10 năm, để giảm sốc từ từ, đừng "phanh" bất ngờ dẫn đến phụ nữ cảm thấy hụt hẫng và thua thiệt. Điều này rất đáng để chúng ta kéo dài lộ trình thêm cho phụ nữ, để giảm bớt căng thẳng". Tuy nhiên, theo ông Lợi đến thời điểm này chưa thấy cơ quan nào đề nghị với Bộ LĐ-TB-XH nghiên cứu để báo cáo Chính phủ đề xuất. Ông Lợi cho rằng nếu Chính phủ có đề xuất, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ báo cáo Quốc hội ra nghị quyết hoặc có lộ trình để kéo dài nhằm đảm bảo lương hưu cho NLĐ nữ.
Trước những bất cập trên, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung cho biết Bộ đang nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi cách tính lương hưu theo quy định tại điều 56, điều 74 luật BHXH để hài hòa khoảng cách về giới trong thụ hưởng chính sách BHXH. Đây vấn đề cần phải làm sớm, Bộ sẽ báo cáo Chính phủ, có thể sửa đổi theo hướng thông qua một nghị quyết sửa đổi cách tính lương hưu.
Theo thống kê của BHXH VN, trong 4 năm trở lại đây, thời gian đóng BHXH bình quân của NLĐ nam là trên 32 năm, còn NLĐ nữ là 29 năm; có khoảng 68% số người nghỉ hưu được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu. Với cách tính thay đổi trên có thể ảnh hưởng đến 32% số người nghỉ hưu (chủ yếu là NLĐ nghỉ hưu sớm).
Lương hưu chênh nhau 80 lần Chiều 31.10, trao đổi với báo chí tại hội nghị trực tuyến cung cấp thông tin định kỳ tháng 10, bà Đinh Thu Hiền, Phó trưởng ban Thực hiện chính sách BHXH (BHXH VN), cho biết hiện có 3.228 người có mức lương hưu thấp hơn mức lương cơ sở 1,3 triệu đồng. Những người là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi nghỉ hưu nếu thấp hơn mức lương cơ sở sẽ được bù đủ 1,3 triệu đồng/tháng. Còn cán bộ xã không chuyên trách và những người tham gia BHXH tự nguyện không được bù thì sẽ phải chịu mức lương thực tế tính đóng.Bà Hiền cũng cho biết thêm, người hưởng mức lương hưu cao nhất hiện nay là NLĐ nam từng làm việc trong một doanh nghiệp nước ngoài ở TP.HCM. Người này có thời gian đóng tương đồng với cô giáo Trương Thị Lan (Hà Tĩnh) nhưng mức đóng lên tới 66 triệu đồng/tháng nên khi về hưu năm 2015 được hưởng mức lương hưu là 87 triệu đồng/tháng. Đến nay, sau 2 lần tăng lương, lương hưu của người này là hơn 100 triệu đồng, cao gấp 80 lần so với cô giáo Lan (lương hưu 1,3 triệu đồng/tháng).
Theo Thu Hằng (Thanh niên)
Tuổi nghỉ hưu nam được đề xuất nâng lên 62, nữ 60 Theo Bộ Lao động, nếu giữ nguyên quy định thời gian và mức đóng - mức hưởng thì về lâu dài quy hưu trí sẽ mất cân đối. Tuổi nghỉ hưu nam được đề xuất nâng lên 62, nữ 60 Theo Bộ Lao động, nếu giữ nguyên quy định thời gian và mức đóng - mức hưởng thì về lâu dài quy hưu...