Tăng tuổi nghỉ hưu: Cần cân nhắc kỹ
Theo Bộ LĐ-TB-XH, việc kéo dài tuổi nghỉ hưu sẽ giúp người lao động cống hiến nhiều hơn, giảm áp lực cho quỹ BHXH.
“Việc kéo dài tuổi nghỉ hưu là cần thiết nhưng cần phải cân nhắc và có lộ trình vì nó tác động rất lớn đến lực lượng lao động và nền kinh tế”. Đây là ý kiến của ông Carlos Galian, chuyên gia của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại hội thảo lấy ý kiến nội dung hướng dẫn khoản 2 và khoản 3 điều 187 Bộ Luật Lao động về tuổi nghỉ hưu do Bộ LĐ-TB-XH tổ chức tại TPHCM ngày 28/1.
Nên tăng tuổi nghỉ hưu cho cả nam và nữ
Việc tăng tuổi nghỉ hưu được quy định tại khoản 3 điều 187 Bộ Luật Lao động sửa đổi năm 2012. Theo đó, người lao động (NLĐ) có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, NLĐ làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 năm so với quy định (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và bảo đảm điều kiện về thời gian đóng BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH).
Cần cân nhắc khi tăng tuổi nghỉ hưu đối với người lao động trực tiếp sản xuất
Video đang HOT
Phương án kéo dài tuổi nghỉ hưu được Bộ LĐ-TB-XH đưa ra là thực hiện cho cả lao động nam và nữ, hoặc chỉ thực hiện đối với nữ. Đa số đại biểu đề nghị nên kéo dài độ tuổi nghỉ hưu cho cả lao động nam và nữ. Bà Lê Thị Mỹ Phượng, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH Đồng Nai, cho rằng nên điều tiết tăng tuổi nghỉ hưu cho tất cả các đối tượng chứ không chỉ riêng nữ giới. Thực tế, tuổi nghỉ hưu của nam và nữ ở Việt Nam còn khá thấp so với nhiều nước trên thế giới nên việc tăng tuổi nghỉ hưu của cả nam và nữ là phù hợp.
Về đối tượng tăng tuổi nghỉ hưu là NLĐ làm công tác quản lý, nhiều ý kiến cho rằng nên thực hiện đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ có hệ số lãnh đạo từ 0,7 trở lên thay vì phương án 0,9 hoặc 1,3. Bởi thực tế những người có hệ số 0,7 trở lên là không nhiều. Ngoài ra, không nên đưa các đối tượng khác vào diện trên, chẳng hạn thành viên hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc và kiểm soát viên các tổng công ty Nhà nước, các tập đoàn kinh tế Nhà nước…
Nên có lộ trình tịnh tiến
Về lộ trình kéo dài tuổi nghỉ hưu, Bộ LĐ-TB-XH đưa ra hai phương án là kéo dài ngay thêm 5 năm hoặc kéo dài có lộ trình. Nhiều ý kiến cho rằng trước mắt, chỉ nên tăng tuổi nghỉ hưu cho cả nam và nữ lên 2 năm là phù hợp, sau đó mới có phương án tăng tiếp. Ông Carlos Galian khuyến cáo cần duy trì sự bền vững của hệ thống quỹ lương hưu, đồng thời cần phải xem xét đến những tác động đối với NLĐ.
“Tăng tuổi hưu cũng giống như lái con tàu lớn, không thể bẻ ngoặt tay lái mà phải chuyển bánh từ từ. Ở quê hương Tây Ban Nha của tôi, tuổi nghỉ hưu cho cả nam lẫn nữ là 65. Chính phủ cân nhắc tăng tuổi nghỉ hưu lên 67, chỉ có 2 năm nhưng lộ trình phải kéo dài đến 20 năm vì thay đổi có tác động rất lớn đến người dân”- ông Carlos Galian dẫn chứng.
Ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, nhận định Việt Nam đang ở thời kỳ “dân số vàng” nhưng quá trình già hóa dân số sẽ rất nhanh nên việc điều chỉnh để tận dụng hiệu quả nguồn lao động cao tuổi là điều cần thiết. Tăng tuổi nghỉ hưu là yếu tố quan trọng góp phần làm ra nhiều của cải cho xã hội, giúp NLĐ cống hiến nhiều hơn, làm giảm áp lực lương hưu cho quỹ BHXH. Song, cần phải cân nhắc nhiều yếu tố khác vì tăng thời gian làm việc cho người lớn tuổi cũng đồng nghĩa với việc những người trẻ bị giảm cơ hội việc làm. Mặt khác, ở một số lĩnh vực NLĐ chưa hẳn đã muốn tăng thời gian làm việc, chẳng hạn NLĐ trực tiếp sản xuất, nếu đã lớn tuổi thì tay yếu, mắt kém, hiệu quả làm việc không cao.
“Do đó, việc tăng thêm tuổi nghỉ hưu sẽ không chỉ tạo áp lực cho NLĐ mà còn tạo gánh nặng cho cả đơn vị sử dụng lao động do phải trả lương cao nhưng nhận lại hiệu quả lao động thấp” – ông Huân nói.
Không thể “nước đôi”
Theo nhiều đại biểu, việc tăng tuổi nghỉ hưu phải là bắt buộc chứ không thể “nước đôi”. Không nên quy định nếu người sử dụng lao động có nhu cầu thì NLĐ mới được kéo dài thời gian làm việc hoặc phụ thuộc vào ý chí của NLĐ khi muốn kéo dài thời gian làm việc hay không. Bởi lẽ, đã quy định thành luật là phải rõ ràng, không nên phụ thuộc vào ý chí chủ quan vì có thể làm phát sinh nhiều vấn đề rối rắm.
Theo 24h
Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu của lãnh đạo lên 5 năm
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến về việc tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động có trình độ chuyên môn cao, người làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt lên 5 năm so với quy định hiện nay.
Trao đổi với VnExpress sáng 31/1, Vụ trưởng Bảo hiểm xã hội Trần Thị Thúy Nga cho biết cơ quan này đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu cho cả nam và nữ. Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị chỉ tăng cho nữ, vì hiện nay tuổi nghỉ hưu của lao động nữ là 55, kém 5 năm so với lao động nam. Về lộ trình, Vụ Bảo hiểm xã hội đề nghị 2 phương án, một là tăng ngay thêm 5 năm làm việc, hai là tăng theo lộ trình. Thời điểm áp dụng tăng tuổi nghỉ hưu bắt đầu từ 1/1/2014.
Việc tăng tuổi nghỉ hưu cho một số người lao động nằm trong dự thảo Bộ luật lao động sửa đổi đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp giữa năm 2012. Biện pháp này nhằm giảm áp lực cho quỹ bảo hiểm xã hội và phù hợp với xu thế tuổi thọ người dân gia tăng.
Theo đánh giá của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), chế độ hưu trí của Việt Nam còn nhiều bất cập, thể hiện ở tuổi về hưu sớm và một bộ phận lao động được phép về hưu trước tuổi quy định. Chuyên gia ILO tại Việt Nam từng nhận định quỹ lương hưu sẽ bắt đầu thâm hụt từ năm 2020 và hoàn toàn cạn kiệt vào năm 2029. Để tránh tình trạng này, ILO khuyến nghị cần tăng dần tuổi nghỉ hưu và sửa đổi cách tính lương hưu để giảm tỷ lệ chi trả.
Điều 187, Bộ Luật Lao động được Quốc hội thông qua ngày 16/8/2012, có hiệu lực từ 1/5/2013 quy định người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm so với quy định trên. Quốc hội giao Chính phủ quy định chi tiết điều này.
Theo VNE
Hơn 43% lao động nước ngoài không giấy phép Thông tin từ Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB-XH) cho biết, tính đến tháng 12/2012, lực lượng lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam ước tính có hơn 70,3 ngàn người. Tuy nhiên, có hơn 43% trong số này không có giấy phép lao động. Số được cấp phép là những lao động có đủ điều kiện được doanh nghiệp, tổ...