Tăng trưởng thời Covid-19: Tại sao thị trường nội địa lại là yếu tố sống còn?
“Việt Nam sẽ phải lưu tâm nhiều hơn đến thị trường nội địa. Chính phủ cũng đề cập rất nhiều đến vấn đề này trước đây. Người Việt giờ cũng thích hàng Việt chất lượng cao”, PGS. TS. Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP. Hồ Chí Minh nói với Trí Thức Trẻ.
Đồ hoạ: Hương Xuân
Dịch Covid-19 được xem là đã bước vào giai đoạn 2. Vậy chính sách đối với dịch này ở thời điểm này có điểm gì khác với giai đoạn trước đó?
Hôm 8/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã vào Đồng bằng Sông Cửu Long họp để tháo gỡ những vấn đề khó khăn trong đầu tư hạ tầng cũng như việc chống hạn hán, xâm nhập mặn, dự báo sẽ diễn ra gay gắt hơn trong thời gian tới, đe doạ đến an ninh lương thực. Điều này có nghĩa Chính phủ đang rất quan tâm đến vấn đề lương thực, thực phẩm.
Ngay chiều hôm đó, Thủ tướng quay về Hà Nội để sáng 9/3 họp Thường trực Chính phủ, giải quyết các vấn đề liên quan đến dịch Covid-19 đang bùng phát. Chính phủ đang làm việc hết sức quyết liệt, một mặt kiểm soát dịch – với khẩu hiệu “Chống dịch như chống giặc”, mặt khác, đảm bảo rằng các tác động của dịch bệnh đến người dân được giảm thiểu tối đa.
Chúng ta ưu tiên sức khoẻ cho người dân nhưng đồng thời phải đảm bảo được an ninh lương thực, đủ nguồn cung để giữ được sự ổn định về mặt an sinh xã hội, kìm chế lạm phát.
Các cơ quan chức năng cũng đang triển khai Chỉ thị mới của Chính phủ trong việc thực thi gói hỗ trợ. Đến thời điểm hiện tại, tôi nghĩ rằng Việt Nam đã làm rất tốt trong việc phòng, chống dịch, đảm bảo an toàn cho người dân.
Còn về kinh tế, ở giai đoạn đầu, chủ yếu là Trung Quốc bị tác động vì dịch bệnh. Chính sách ứng phó của Việt Nam cũng đã xoay quanh điều này rồi. Nhưng dịch bệnh nay đã lan rộng toàn cầu, đặc biệt ở những thị trường chúng cả có nhiều quan hệ thương mại lớn như Hàn Quốc, châu Âu hay Mỹ cũng đang bị ảnh hưởng. Do vậy, hiện nay, nhiệm vụ trước mắt phải đảm bảo nguồn cung trong nước, đảm bảo cuộc sống người dân đồng thời hỗ trợ sản xuất phục vụ cho việc phòng chống dịch như khẩu trang, nước rửa tay, dụng cụ y tế…
Video đang HOT
Hệ thống ngân hàng cũng đang và sẽ tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như gia hạn, cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất. Nếu doanh nghiệp khó khăn thì ngân hàng cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Còn về mặt tài chính thì cần làm nhanh và quyết liệt Chỉ thị của Thủ tướng trong việc hoãn, gia hạn thời gian nộp thuế, phí… hay cả Nghị định 20 liên quan đến trần lãi vay, cần nhanh chóng tháo gỡ để doanh nghiệp trong nước tránh bị nặng nề thêm trong bối cảnh dịch bệnh.
Bên cạnh những động thái của Chính phủ, bộ ngành, cộng đồng cũng cần chung sức để chia sẻ những khó khăn trong dịch bệnh.
-Việt Nam đang có độ mở kinh tế rất lớn. Khi dịch bệnh lan rộng trên toàn cầu nhiều khả năng chúng ta sẽ chịu cả hai cú sốc ở cả cung và cầu. Vậy cần thêm những biện pháp gì để giảm thiểu được tác động?
Kể từ khi gia nhập Tổ chức WTO năm 2007, độ mở của kinh tế Việt Nam đã không ngừng tăng lên, từ vài chục % trên GDP đến nay đã hơn 200% GDP rồi. Những nước có độ mở lớn như vậy rất dễ bị tác động của bên ngoài. Do đó, khó khăn là không thể tránh khỏi khi các nước có quan hệ xuất nhập khẩu của Việt Nam đều đang vật lộn với dịch bệnh. Ngay cả chúng ta cũng đang trong giai đoạn cao độ chống bệnh. Nên tác động cả bên trong và bên ngoài đều có.
Tôi cho rằng trong thời gian tới, Việt Nam sẽ phải lưu tâm nhiều hơn đến thị trường nội địa. Chính phủ cũng đề cập đến vấn đề này nhiều lần trước đó. Chúng ta từng nói đến người Việt Nam ưu tiên hàng Việt Nam. Người Việt giờ cũng thích hàng Việt Nam có chất lượng cao. Vậy, làm thế nào để tự chủ được nguồn nguyên liệu? Việc thu hút FDI cũng vậy, cần có sự chọn lọc, cần quan tâm đến thị trường trong nước.
Tất nhiên, đây là quá trình dài hạn. Việc tái cấu trúc nền kinh tế sẽ không thể diễn ra trong ngày một ngày hai.
-Như vậy, có thể hiểu là trong thời gian tới, nội lực sẽ là yếu tố sống còn cho tăng trưởng của Việt Nam?
Đúng vậy. Đó là thị trường nội địa, đó là kinh tế tư nhân, kinh tế nhà nước… Đấy là đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Mặt khác, quá trình dịch bệnh nào rồi cũng sẽ kết thúc, chúng ta cần có những phương án trong và sau dịch Covid-19 sẽ phát triển như thế nào.
-Ông có thể đưa ra một ví dụ?
Thế mạnh phát triển của Việt Nam vẫn đang là dịch vụ, du lịch. Ngành du lịch của chúng ta đang tốt. Mặt khác, các hoạt động phòng chống dịch của Chính phủ Việt Nam với Covid-19 cũng đang được xem là điểm son trong mắt thế giới. Cho nên mức độ quan tâm của quốc tế với Việt Nam sau thời dịch sẽ ngày càng lớn lên. Như vậy đây sẽ là cơ hội cho ngành du lịch.
Tuy nhiên chúng ta không sử dụng điều đó ngay lúc này. Hiện tại Việt Nam không nên khuyến khích du lịch, cho dù là khách đến từ đất nước nào vì dịch bệnh đang lây lan rất nhanh, đến hơn 100 quốc gia. Lúc này, người ở đâu ở nguyên đó là tốt nhất.
Quan trọng ở đây là chúng ta cần có kịch bản để khi kiểm soát được dịch thì ngay lập tức bung ra thu hút khách. Đơn cử như khi vắng khách, việc di chuyển, đi lại đang hạn chế, chúng ta có thể có điều kiện sửa chữa, nâng cấp, xây mới hạ tầng. Ví dụ như các sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài hay Long Thành.
Theo đó, Thủ tướng, Chính phủ cần có những hỗ trợ để tháo gỡ những vướng mắc, đẩy nhanh việc phát triển hạ tầng. Luật, cơ chế mắc ở đâu thì gỡ ở đó.
Không chỉ du lịch, tôi nghĩ rằng nông nghiệp cũng là thế mạnh của Việt Nam. Cần tận dụng cơ hội để phát triển trong thời điểm này.
Cảm ơn ông!
Phương Ánh
Theo Trí thức trẻ
Chuyên gia ADB: Việt Nam cần 110 tỷ USD đầu tư hạ tầng
Donald Lambert, Chuyên gia Phát triển khu vực Tư nhân (ADB) cho rằng Việt Nam cần 110 tỷ USD đầu tư hạ tầng giai đoạn 2021-2025.
Ông Donald Lambert, Chuyên gia Phát triển khu vực Tư nhân (ADB) cho rằng Việt Nam cần 110 tỷ USD đầu tư hạ tầng giai đoạn 2021-2025. Ảnh minh họa
Trong bài phân tích vừa phát hành, ông Donald Lambert đã đưa ra ba chiến lược mấu chốt để Việt Nam có thể đạt được các mục tiêu phát triển đầy tham vọng trong những năm tới.
Liên quan tới nguồn vốn đầu tư, ADB ước tính Đông Nam Á sẽ cần đầu tư trung bình 210 tỷ đô la mỗi năm cho đến năm 2030. Riêng Việt Nam sẽ cần đầu tư 110 tỷ USD từ năm 2021 đến 2025 cho cơ sở hạ tầng và để đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững.
Dựa trên những xu hướng trong quá khứ, ADB ước tính nguồn vốn thiếu hụt dự kiến khoảng 22 tỷ USD.
22 tỷ USD trong vòng 5 năm là một con số lớn. Tuy nhiên ADB cho rằng không phải là không thể đạt được vì Việt Nam đang ở vị thế tốt hơn so với nhiều nước. Bên cạnh đó, khu vực tư nhân từ trước tới nay mới chỉ tài trợ 10% cho cơ sở hạ tầng của Việt Nam.
"Điều này có nghĩa là còn rất nhiều dư địa thu hút thêm đầu tư cho cơ sở hạ tầng cho Việt Nam và phục vụ câu chuyện tăng trường ngoạn mục", ông Donald Lambert cho hay.
Để thu hút được vốn, chuyên gia Donald Lambert đưa ra ba ba khuyến nghị chiến lược mà Việt Nam nên theo đuổi.
Chiến lược đầu tiên là sử dụng xúc tác nhiều hơn cho hỗ trợ phát triển. Điều này đòi hỏi một tư duy khác khi Việt Nam không còn là một quốc gia thu nhập thấp nữa, nhưng cũng chưa sẵn sàng tự tài trợ thông qua đầu tư tư nhân và thị trường vốn trong nước.
"Năm 2017, Việt Nam đã "tốt nghiệp" phân loại quốc gia được hỗ trợ ưu đãi của Ngân hàng Thế giới, 18 tháng sau cũng ra khỏi danh mục phân loại tương đương của ADB. ADB và các nhà tài trợ khác đang cố gắng giảm nhẹ quá trình chuyển đổi này bằng cách kết hợp các khoản viện trợ không hoàn lại với vốn vay cho Việt Nam để giảm chi phí vay vốn ròng. Năm 2019, ADB đã phê duyệt một chính sách định giá mới, mang lại lợi ích tạm thời cho các quốc gia, giống như Việt Nam, vừa ra khỏi danh mục hỗ trợ ưu đãi nhất. Biện pháp này vẫn mang tính chất tạm thời và sẽ không cung cấp mô hình tài trợ cho kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tiếp theo của Việt Nam như trước."
Theo baogiaothong.vn
Việt Nam tiếp tục đứng Top 3 về tiềm năng thị trường logistics Báo cáo Chỉ số Logistics thị trường mới nổi Agility 2020 chỉ ra, trong nhóm 6 thị trường có tiềm năng nhất, Ấn Độ và Trung Quốc vẫn dẫn đầu. Việt Nam tiếp tục đứng thứ 3 vì sự tiến bộ trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng và thị trường nội địa trong những năm gần đây, bên cạnh tăng trưởng...