Tăng trưởng lợi nhuận của công ty đại chúng chậm lại
Báo cáo của FiinPro Data Digest 2 ( FiinGroup) mới công bố cho thấy, doanh thu thuần của khối doanh nghiệp phi tài chính tăng trưởng ở mức 4,2%, trong khi lợi nhuận sau thuế tăng trưởng ở mức 9,3% trong năm 2019.
Số liệu được tổng hợp từ 899 công ty đại chúng đã công bố kết quả kinh doanh đến ngày 11/2/2020 và đại diện cho 97,6% tổng vốn hóa của ba sàn HOSE, HNX và UPCOM.
Chất lượng lợi nhuận của các công ty đại chúng đang đi xuống, đây là năm đầu tiên kể từ sau giai đoạn khủng hoảng 2008 – 2012, chỉ số quan trọng về chất lượng lợi nhuận như EBIT (lợi nhuận trước thuế và lãi) và EBITDA (lợi nhuận trước thuế, lãi và khấu hao) tăng trưởng ở mức âm 1,5% và âm 1,1%.
Trong bối cảnh suy giảm chung của toàn thị trường, vẫn còn một số ngành duy trì tăng trưởng tốt, bao gồm công nghệ thông tin và ô tô, phụ tùng.
Video đang HOT
Một số ngành được đánh giá là duy trì tốc độ tăng trưởng năm 2019 như dược phẩm, hàng cá nhân và gia dụng, xây dựng và vật liệu và viễn thông.
Báo cáo nhận định ngành ngân hàng vẫn duy trì tăng trưởng lợi nhuận hai con số.
Cụ thể, 18 ngân hàng ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận sau thuế ở mức 29,3% năm 2019, chủ yếu nhờ cải thiện biên lãi ròng ở mức 30 điểm phần trăm lên 3,4% từ mức 3,1% năm 2018 và tăng trưởng thu nhập từ phí dịch vụ ( 30,7%).
Theo FiinGroup, tăng trưởng EPS nhóm VN30 năm 2020 dự báo ở mức 15,3%. Đây là mức cao so với thực tế đạt 3% năm 2019 (giới phân tích dự báo trước đó 5,4% và kế hoạch của doanh nghiệp là âm 1,2%).
Tuy nhiên, con số dự báo này chủ yếu được thực hiện trước khi có sự xuất hiện của dịch Covid-19.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Thêm cá nhân bị xử phạt do vi phạm công bố thông tin khi giao dịch cổ phiếu VLA
Thanh tra UBCKNN vừa ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với bà Nguyễn Thu Hà với mức phạt 31,25 triệu đồng.
Nguyên nhân do bà Hà báo cáo không đúng thời hạn khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu đang lưu hành có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng.
Cụ thể, ngày 24/7/2019, bà Hà mua 24.000 cổ phiếu VLA của Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển công nghệ Văn Lang làm tăng tỷ lệ sở hữu từ 4,47% lên 6,69% và trở thành cổ đông lớn của Công ty. Tuy nhiên, đến ngày 05/9/2019, Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội mới nhận được báo cáo của bà Hà.
Đây là cá nhân thứ 3 bị Ủy ban xử phạt sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và có mức phạt thấp nhất. Trước đó, ông Đặng Hoàng Tuấn bị phạt 80 triệu do lỗi công bố thông tin về giao dịch cổ phiếu DST; còn ông Kim Ngọc Nhân, Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP CMVIETNAM (CMS - sàn HNX) bị phạt 67,5 triệu đồng khi giao dịch cổ phiếu CMS.
Trên thị trường, sau khi lập đỉnh vào giữa tháng 5/2019 tại 21.000 đồng/CP và giữ mức giá này trong hơn 2 tháng, cổ phiếu VLA đã lao dốc. Trong phiên 24/7/2019, cổ phiếu VLA đã giảm 9,35% về mức giá sàn 12.600 đồng/CP và bà Hà đã phải chi hơn 302 triệu đồng để mua vào lượng cổ phiếu trên.
Hiện cổ phiếu VLA đứng tại mức giá 13.300 đồng/CP, mức giá này được giữ trong hơn nửa tháng qua (từ 22/1/2020).
Kết thúc năm 2019, Công ty ghi nhận doanh thu 10,1 tỷ đồng, giảm 21,64% so với năm trước; tuy nhiên lợi nhuận sau thuế tăng nhẹ 3,64% lên 1,14 tỷ đồng. Năm 2020, VLA đặt mục tiêu doanh thu 11 tỷ đồng, lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt 1,1 tỷ đồng và 0,9 tỷ đồng.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
FIT, PXL: "Quán quân" tăng trưởng lợi nhuận nhờ... thu nhập khác Theo số liệu của Vietstock, 898 doanh nghiệp niêm yết đã tạo ra hơn 201.000 tỷ đồng lãi ròng trong năm 2019, tăng 13% so với năm 2018. Trong đó, một số doanh nghiệp có mức tăng trưởng lợi nhuận thần tốc, nhưng lại không nhờ hoạt động kinh doanh lõi. Ảnh Shutterstock. CTCP Tập đoàn F.I.T (FIT) dẫn đầu trong bảng thống...