Tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2019 bắt đầu “thấm” xung đột?
Các cuộc khảo sát đối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ tiếp tục cho thấy sự lạc quan về kinh tế trong năm tới, nhưng những rạn nứt cũng bắt đầu được hình thành ở Mỹ và các nơi khác trên thế giới, trong đó cuộc xung đột thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump được xem là nguồn gây quan ngại lớn nhất.
Ảnh minh họa
Theo AFP, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm tới sẽ đạt khoảng 3,7% nhưng tăng trưởng tại 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc bắt đầu hạ nhiệt. “Sự bất ổn và tác động tại Trung Quốc bắt đầu được chú ý. Một số nhà sản xuất ở Trung Quốc cho biết họ cảm thấy đang bước vào giai đoạn chững lại và họ đã bắt đầu bị tổn thương do chi phí xuất khẩu tăng cao và tình trạng dư thừa”, ông Todd Fagley – CEO của Công ty MedSource Labs – cho biết.
Sự phục hồi của Mỹ sẽ trở thành giai đoạn phục hồi dài nhất trong lịch sử nhưng mức tăng nhờ việc cắt giảm thuế trong năm ngoái ở nước này đang bắt đầu giảm dần. Lãi suất tăng và sự thiếu hụt lao động đang ảnh hưởng đến thị trường nhà ở ở nước này. Cùng với đó, cuộc xung đột thương mại giữa Mỹ và các nước cũng đe dọa làm suy yếu sự tăng trưởng, cản trở đầu tư và khiến lạm phát gia tăng.
“Động lực tăng trưởng nhiều khả năng đã đạt đỉnh trong quý 2. Tuy nhiên, Mỹ nhiều khả năng sẽ chứng kiến sự chững lại trong tăng trưởng ngắn hạn”, các nhà kinh tế của S&P Global Ratings nhận định. Cùng với đó, một số những vấn đề dự kiến cũng sẽ nổi lên tại Mỹ trong năm tới, như sự gia tăng những khoản vay của các công ty có nợ nhiều, gánh nặng nợ vay của các sinh viên và tác động của việc tăng lãi suất mua nhà.
Mối nguy hiểm trung tâm đối với triển vọng kinh tế toàn cầu là xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc do khả năng lan tỏa ra phần còn lại của thế giới. Tranh chấp thương mại Mỹ – Trung có nguy cơ làm chệch hướng, đình trệ hoặc mất hàng trăm tỉ USD thương mại toàn cầu. Cùng với đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đang đe dọa đánh thuế đối với các mặt hàng ô tô nhập khẩu. IMF cảnh báo rằng sự tiếp tục leo thang những đe dọa đánh thuế lẫn nhau có thể khiến tăng trưởng kinh tế toàn cầu mất 0,8% điểm.
“Điều đó là rất quan trọng vì thương mại là động lực chính của tăng trưởng”, Giám đốc quản lý IMF Christine Lagarde cho hay. Theo IMF, tăng trưởng của Mỹ sẽ giảm từ 2,9% xuống còn 2,5% trong năm tới. Trong khi đó, tăng trưởng của Trung Quốc được dự báo sẽ giảm khoảng 0,5% còn tăng trưởng của Ấn Độ sẽ được giữ vững.
Mặc dù có nhiều quan chức và giới chức điều hành các công ty đồng tình với những phàn nàn của Chính phủ Mỹ về chính sách thương mại của Trung Quốc, trong đó đáng chú ý là chính sách buộc chuyển giao công nghệ, nhưng họ cũng lo ngại về chiến lược được đánh giá là mạnh mẽ của ông. Các doanh nghiệp, nông dân… hiện đã bắt đầu “ngấm” nỗi đau. “Các loại thuế đã tác động tiêu cực đến kinh tế”, ông Jake Colvin – Phó chủ tịch Hội đồng thương mại nước ngoài của Mỹ – nói.
Trong khi đó, châu Âu cũng sẽ phải đối mặt với những biến động kinh tế và chính trị. Theo dự báo, tăng trưởng của Anh – nước vốn vẫn chưa hoàn toàn hồi phục sau khủng hoảng tài chính – sẽ chỉ đạt khoảng 1,5%. Bóng ma Brexit cũng được dự báo sẽ có tác động tiêu cực tới tăng trưởng của nước này. IMF ước tính việc Anh ra khỏi EU có thể khiến sản lượng sản xuất của nước này giảm từ 5 đến 8% điểm trong dài hạn và có thể giảm tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế của nước này từ 2,5 đến 4%.
Còn nước Pháp trong bối cảnh những cuộc biểu tình rầm rộ đã buộc Tổng thống Emmanuel Macron phải rút lại nhiều dự định chính sách, ảnh hưởng đáng kể đến ngân sách có thể ảnh hưởng đến tăng trường kinh tế.
Video đang HOT
Tâm An
Theo baophapluat.vn
Kinh thế thế giới 2019 "căng go" trước hàng loạt rủi ro chính trị
Những hành vi không thể đoán trước của các chính phủ có thể khiến quan hệ quốc tế xấu đi là một trong số những rủi ro chính trị lớn nhất đối với nền kinh tế thế giới trong năm 2019 - theo hãng tin Bloomberg.
Hãng tin Bloomberg chỉ ra một vài rủi ro chính trị có thể khiến con đường tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm tới bị chệch " đường ray":
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
Theo đánh giá của hãng tin Bloomberg, cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là mối đe dọa lớn nhất đối với kinh tế toàn cầu. Ngay cả khi thỏa thuận " 90 ngày đình chiến" đã được ký kết tại cuộc gặp bên lề hội nghị thượng đỉnh G20, Mỹ và Trung Quốc dường như vẫn bị " khóa" trong một cuộc chiến tranh lạnh kinh tế trường kỳ.
Nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump thực thi lời cảnh báo áp thuế bổ sung đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2019 của Trung Quốc sẽ " bốc hơi" 1,5%. Trong trường hợp đó, tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc sẽ chỉ còn khoảng 5% cho dù Bắc Kinh tung ra các biện pháp nhằm làm dịu bớt cú sốc sụt giảm tăng trưởng.
Căng thẳng tại Italy
Chính phủ Italy đã bị " kìm chặt" trong cuộc tranh cãi với Liên minh châu Âu về khoản chi tiêu ngân sách mạnh tay. Trong báo cáo rà soát hàng năm về kế hoạch ngân sách của các nước trong Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), Ủy ban Châu Âu (EC) nêu rõ ngân sách của Italy không tuân thủ các giới hạn của Liên minh châu Âu (EU).
Mâu thuẫn giữa EU và Italy vẫn không hạ nhiệt. Ảnh: Reuters
Ngoài ra, mâu thuẫn hiện nay giữa các đảng trong liên minh cầm quyền của Italy có thể khiến liên minh này sụp đổ trước khi diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 5 năm tới, đẩy Italy vào cuộc hỗn loạn chính trị. Thậm chí Chính phủ Italy vẫn tồn tại được, thì nước này vẫn phải " nghênh đón" với sức ép lớn về tài chính khi lợi tức trái phiếu chính phủ Italy 10 năm đã ở mức cao nhất trong vòng 4 năm qua.
Tất cả những căng thẳng trên đã khiến giới đầu tư và các quan chức EU cảm thấy bất an về tương lai của đất nước tháp nghiêng Pisa.
Chính trị Mỹ
Tại nền kinh tế lớn nhất thế giới, việc Đảng Dân chủ tiếp quản Hạ viện có thể làm " tê liệt" các chương trình nghị sự của Tổng thống Donald Trump, mở đường cho các cuộc điều tra không có hồi kết về chính quyền của ông Trump, về chiến dịch tranh cử tổng thống và cả đế chế kinh doanh của gia đình ông.
Điều này đồng nghĩa với khả năng nước Mỹ hai năm tới sẽ rơi vào tình cảnh bế tắc chính sách. Vì vậy, hãy quên đi việc có thêm những kế hoạch cắt giảm thuế hay tăng đầu tư cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, nguy cơ đóng cửa Chính phủ Mỹ cũng dần hiện hữu.
Một Hạ viện do Đảng dân chủ kiểm soát thậm chí có thể khởi động việc luận tội Tổng thống Trump nhưng quyền quyết định cuối cùng vẫn thuộc về Thượng viện do Đảng Cộng hòa thống trị.
Anh rời EU (Brexit)
Một rào cản lớn nữa đối với kinh tế thế toàn cầu năm 2019 đó là cuộc " ly hôn" giữa Anh và EU. Bức tranh chính trị nhiều vết rạn nứt hiện nay của Anh đang " ngáng đường" tiến trình nước này rút khỏi " mái nhà chung" EU. Sau nhiều tranh cãi, nước Anh vẫn chưa thể thống nhất được kế hoạch Brexit và đứng trước nguy cơ thay đổi thủ tướng, thậm chí thay đổi chính phủ.
Tiến trình Brexit vẫn chưa đạt được thỏa thuận. Ảnh: Reuters
Theo ước tính của Bloomberg Economics, một Brexit không có thỏa thuận cho tương lai đồng nghĩa với việc GDP của Anh trong năm 2030 sẽ giảm 7% so với thời điểm Anh là thành viên của EU. Thậm chí, khi Anh rời EU nhưng vẫn là một phần trong liên minh hải quan với khối này thì GDP của nước này vẫn sụt giảm khoảng 3%.
Năm bầu cử
Năm 2019 là năm sẽ chứng kiến các cuộc bầu cử của một số nền kinh tế lớn mới nổi, với những tác động lớn đến lập trường chính sách và ổn định thị trường. Hàng loạt các quốc gia sẽ tổ chức bầu cử vào năm tới đó là Argentina, Ấn Độ, Indonesia, Nam Phi và Nigeria.
Trong số các nền kinh tế phát triển lớn, Canada và Australia là hai nước sẽ tổ chức bầu cử năm tới. Tuy nhiên, khả năng có sự dịch chuyển chính sách mạnh mẽ ở hai nước này sau bầu cử là thấp.
Cuộc chiến giá dầu
Chuỗi giá dầu giảm đã đẩy chính trị tại vùng Trung Đông trở lại " tâm điểm". Quan hệ của Mỹ và Iran sẽ là chìa khóa của vấn đề, cũng như quyết tâm của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và đồng minh trong việc cắt giảm sản lượng khai thác dầu.
Mối quan hệ giữa Mỹ với Saudi Arabia cũng là một vấn đề đang được chú ý. Tổng thống Trump từng tuyên bố sẽ không để vụ nhà báo Jamal Khashoggi chết gây tổn hại quan hệ giữa hai nước, đồng thời cảnh báo nếu quan hệ giữa Washington và Riyadh bị phá vỡ, giá dầu sẽ " tăng vọt"
Châu Á
Năm nay, Triều Tiên chuyển sang theo đuổi ngoại giao, nhưng khu vực Đông Á vẫn tiềm ẩn một số rủi ro dai dẳng như vấn đề Đài Loan, căng thẳng Biển Đông và tranh chấp lãnh thổ trên biển Hoa Đông.
Khủng bố
Khủng bố luôn là một nỗi lo " đau đáu" của toàn thế giới. Giám đốc Viện nghiên cứu Quốc tế Hoàng gia Anh (Chatham House), ông Robin Niblett nhận định: " Mối nguy lớn nhất không liên quan tới một quốc gia cụ thể nào, đó là nguy cơ tấn công khủng bố quy mô lớn".
Theo ông, cuộc tấn công có thể xảy ra dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả trong không gian mạng, gây hậu quả nghiêm trọng đối với kinh tế thế giới. Theo thống kê của Đại học Maryland (Mỹ), năm 2017 đã xảy ra 10.900 vụ tấn công khủng bố, khiến 26.400 người thiệt mạng.
Kim Nai (Theo Bloomberg)
Phiên 5/12: Chỉ số VN-Index mất điểm đáng tiếc Thị trường chứng khoán Mỹ mấy đến 800 điểm trong phiên hôm qua đã khiến cho nhà đầu tư trong nước cũng hoảng loạn theo. Những phút bất an chỉ diễn ra trong thời gian ngắn đầu phiên sáng, sau đó thị trường tiếp tục nhận được dòng tiền. Chỉ thiếu may mắn cuối phiên chiều VN-Index đã mất sắc xanh. Bước vào...