Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc gặp khó vì xung đột thương mại với Mỹ
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang chứng kiến tốc độ tăng trưởng ở mức trì trệ nhất trong gần một thập niên, dấu hiệu cho thấy áp lực kinh tế từ căng thẳng thương mại Mỹ – Trung đã có hiệu lực.
Giới chuyên gia cho rằng đã đến lúc Trung Quốc cần dựa vào nội lực phát triển từ người tiêu dùng trong nước
REUTERS
Mức tăng trưởng GDP của Trung Quốc chỉ đạt 6,5% trong quý 3 năm 2018 so với cùng kỳ năm trước, tức mức thấp nhất trong 9 năm qua, theo số liệu của Cục Thống kê Quốc gia (NBS)
Như vậy, kể từ đầu năm đến nay, GDP của Trung Quốc liên tục giảm, từ 6,8% trong quý 1, xuống 6,7% vào quý 2 và đến quý 3 chỉ còn 6,5%.
Video đang HOT
Tuy nhiên, phát ngôn viên NBS Mao Shengyong vẫn tỏ ra lạc quan khi nói rằng “Dù đối mặt với môi trường cực kỳ phức tạp ở nước ngoài và nhiệm vụ đầy khó khăn trong nỗ lực tiến hành cải cách và phát triển trong nước”, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc nhìn chung vẫn ổn định.
Cuộc xung đột thương mại với Mỹ ập đến trong thời điểm kinh tế Trung Quốc đối mặt với khó khăn vì nỗ lực của chính quyền Bắc Kinh trong việc xử lý núi nợ công khổng lồ, siết chặt tín dụng và chỉ số đầu tư vào cơ sở hạ tầng sụt giảm.
AFP dẫn lời giới phân tích dự đoán rằng tốc độ tăng trưởng chậm chạp có thể đánh dấu sự kết thúc của cái gọi là sự thận trọng trong nỗ lực điều tiết tài khóa của Bắc Kinh.
Nội các Trung Quốc đã tỏ dấu hiệu sẽ tăng cường các biện pháp ủng hộ và thúc đẩy tốc độ thông qua các dự án cơ sở hạ tầng trong những tháng tới.
Thụy Miên
Theo thanhnien.vn
Kinh tế Trung Quốc giảm tốc nhẹ do xung đột thương mại và giảm nợ
Tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm nhẹ trong quý 2, trong bối cảnh Bắc Kinh đẩy mạnh chiến dịch giảm nợ và căng thẳng thương mại leo thang Trung-Mỹ đe dọa triển vọng xuất khẩu.
Theo Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý 3 ngày 10/10 của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), kinh tế Trung Quốc trong quý 2/2018 tăng trưởng 6,7% (yoy), thấp hơn mức tăng trưởng của các quý trước đó (6,8%). Sự giảm tốc của nền kinh tế có thể là hệ quả của chiến dịch giảm nợ của Bắc Kinh, cũng như tới từ căng thẳng thương mại Mỹ- Trung. Theo chuyên gia Iris Pang thuộc ngân hàng ING, Trung Quốc cần thu hẹp chiến dịch giảm nợ và dùng nhiều hơn các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng như tăng thanh khoản thông qua cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc như đang thực hiện thời gian qua.
Nguồn: FRED, CEIC
Các chỉ báo về đầu tư toàn xã hội cũng ghi nhận mức thấp kỷ lục. Cụ thể, tuy đầu tư tư nhân vào tài sản cố định trong quý 3 cao hơn cùng kỳ năm ngoái, tổng đầu tư tài sản cố định của toàn xã hội tăng thấp kỷ lục vào quý 3, chỉ đạt 5,3% (yoy, ytd) vào tháng Tám, kém khá xa so với mức 7,8% cùng kỳ năm 2017.
Tăng trưởng sản xuất công nghiệp quý 3/2018 cũng ghi nhận mức thấp hơn cùng kỳ năm 2017, chỉ đạt 6,5% (yoy, ytd) vào tháng 8 so với mức 6,7% của năm 2017. Cùng với đó, chỉ số PMI Quý 3 cũng có xu hướng giảm so với quý trước đó, nhưng vẫn đủ duy trì trên mức 50 điểm và đánh dấu chuỗi 26 tháng mở rộng liên tiếp của khu vực sản xuất. Đối với khu vực dịch vụ, chỉ số NMI quý 3 vẫn duy trì ổn định ở mức cao trong biên độ 54 - 55 điểm.
Điều oái ăm là thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ liên tiếp phá kỷ lục mức thặng dư một tháng và đạt 31 tỷ USD vào tháng 8. Nguyên do có thể vì các bên đối tác đẩy nhanh giao dịch mua bán trước khi các mức thuế mới được Mỹ áp dụng. Việc thặng dư thương mại đạt kỷ lục có thể trở thành cái cớ để Tổng thống Trump tiếp tục leo thang cuộc chiến thương mại nhằm tăng sức mặc cả trên những khía cạnh khác.
Trong khi đó, thị trường ngoại hối tiếp tục chứng kiến đồng CNY mất giá so với đồng USD. Tỷ giá CNY/USD đã chính thức phá mốc 6,8 CNY/USD vào cuối tháng 7 và kết thúc quý 3 ở mức 6,888 CNY/USD. Đây là giá trị thấp nhất của đồng CNY sau 15 tháng. Việc dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã giảm về mức 3.087 tỷ USD vào tháng 9, mức thấp nhất trong 14 tháng, dường như cho thấy các yếu tố thị trường nắm vai trò chủ chốt trong diễn biến của đồng CNY trong bối cảnh đồng USD mạnh lên trên toàn cầu.
Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã ba lần cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc để tăng thanh khoản trong hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Gần đây, thay vì sử dụng từ "giảm nợ", PBoC chuyển sang dùng cụm từ "giảm nợ theo cơ cấu" - một sự thay đổi cho thấy nhà chức trách bớt mạnh tay trong vấn đề cắt giảm nợ trong nền kinh tế.
Các chuyên gia kinh tế của ngân hàng Nomura dự báo PBoC sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm ít nhất một lần nữa trong năm nay và có thể sẽ tăng cường bơm vốn trực tiếp vào nền kinh tế.
Việc Ngân hàng PBoC giảm dự trữ ngoại hối là chính sách bảo vệ đồng CNY một cách thụ động, chứ không phải chủ động phá giá đồng tiền làm vũ khí cho chiến tranh thương mại.
Khánh Linh
Theo antt.vn
Lãi suất tiền đồng năm 2019 sẽ tăng Đó là dự báo của ông Phạm Hồng Hải - Tổng giám đốc HSBC Việt Nam tại buổi hội thảo "Việt Nam - Tăng trưởng bền vững trong bối cảnh thế giới bất ổn" ngày 11.10. Lãi suất dự báo tăng Theo ông Hải, môi trường lãi suất thấp hiện diễn ra nhưng qua năm 2019 khó có thể giữ được trước áp...