Tăng trưởng kinh tế Bà Rịa-Vũng Tàu chưa tương xứng với tiềm năng
Phát biểu khai mạc tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu lần thứ VI, nhiệm kỳ 2015-2020, ông Ngô Văn Dụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư cho rằng tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế về du lịch, thương mại, dịch vụ của tỉnh.
Khách quốc tế đến Bà Rịa-Vũng Tàu bằng tàu biển – Ảnh: N.L
5 năm qua, mặc dù đối mặt với nhiều thách thức nhưng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã nỗ lực khắc phục khó khăn, đạt được những thành quả quan trọng. Có 56/71 chỉ tiêu đạt và vượt so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ V đề ra. Kinh tế phát triển đúng định hướng, hệ thống cảng biển được đầu tư mạnh mẽ, thu hút nhiều dự án chất lượng cao… Tuy nhiên trong thời gian qua, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vẫn còn 15/71 chỉ tiêu chủ yếu đạt thấp so với nghị quyết. Phát triển cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng, du lịch chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh. Nhiều dự án chậm triển khai nhưng chưa được thu hồi, công nghiệp hỗ trợ chậm phát triển, cải cách hành chính chưa đạt yêu cầu, môi trường đầu tư chậm được cải thiện…
Phát biểu chỉ đạo đại hội, ông Ngô Văn Dụ hoan nghênh, chúc mừng các kết quả quan trọng mà Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã đạt được trong nhiệm kỳ qua. Theo ông Dụ, Bà Rịa-Vũng Tàu là tỉnh nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía nam, có vị trí quan trọng trong khu vực miền Đông Nam bộ, nhưng hiệu quả và chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa cao, vẫn còn 15/71 chỉ tiêu về phát triển kinh tế – xã hội chưa đạt hoặc đạt thấp so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ V. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm; tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế về du lịch, thương mại, dịch vụ của tỉnh. Chất lượng một số quy hoạch còn thấp, chưa đồng bộ. Công nghiệp tuy đã phát triển nhưng chưa xác định được sản phẩm công nghiệp chủ lực để thu hút, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ. Môi trường đầu tư chưa được cải thiện nhiều, thu hút vốn đầu tư nước ngoài có biểu hiện chững lại, còn nhiều dự án đầu tư triển khai chậm, vốn thực hiện thấp. Công tác quản lý đất đai, khai thác tài nguyên, khoáng sản ở một số nơi thiếu chặt chẽ, gây thất thoát; ô nhiễm môi trường chậm được khắc phục. Hạ tầng giao thông kết nối chưa đồng bộ, khai thác công suất hệ thống cảng biển còn thấp. Chưa phát huy mạnh, hiệu quả, bền vững thế mạnh về du lịch, dịch vụ. Việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp còn ít; thiếu sự liên kết giữa các khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Video đang HOT
Ông Ngô Văn Dụ cũng lưu ý tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tập trung rà soát, quy hoạch lại không gian du lịch hợp lý, xác định rõ đẳng cấp du lịch của tỉnh để phát triển du lịch sinh thái, tâm linh. Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cần xây dựng TP.Vũng Tàu là đô thị loại 1, là trung tâm du lịch, dịch vụ và hàng hải, phát triển cảng và khai thác dịch vụ dầu khí của cả nước; phát triển Côn Đảo thành khu du lịch quốc gia hiện đại, đặc sắc tầm cỡ khu vực và quốc tế, gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh, khu vực phòng thủ vững chắc, tạo tiềm lực bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo.
“Tỉnh cần hỗ trợ ngư dân đóng mới, nâng cấp tàu cá, tăng thêm tàu dịch vụ hậu cần, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ, gắn với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước ta…”, ông Dụ lưu ý.
Nguyễn Long
Theo Thanhnien
Việt Nam có nền tảng cơ bản phát triển thị trường phái sinh'
Các chuyên gia tham dự Hội thảo về Quản lý rủi ro do tạp chí Asia Risk tổ chức ngày 9/9 tại Singapore cho rằng thị trường tài chính Việt Nam đang có tiềm năng rất lớn cũng như có nền tảng cơ bản để phát triển các sản phẩm phái sinh.
Ông Đỗ Ngọc Quỳnh (phải) nhận giải thưởng "Ngân hàng Việt Nam xuất sắc của năm" do Tạp chí Asia Risk trao cho BIDV. (Ảnh: Mỹ Bình-Lê Hải/Vietnam )
Các chuyên gia cho rằng nền kinh tế Việt Nam đang tiến tới những bước phát triển về chiều sâu và có độ mở ngày càng lớn. Và quá trình phát triển của thị trường trên cơ sở tái cấu trúc nền kinh tế đã tạo nền tảng cơ bản cho việc phát triển thị trường tài chính phái sinh trong thời gian tới.
Theo Giám đốc Ban Kinh doanh vốn và tiền tệ Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Đỗ Ngọc Quỳnh, các sản phẩm phái sinh là những công cụ giúp cho các cơ quan quản lý và các tổ chức trên thị trường, các thành viên có thể linh hoạt, chủ động hơn trong việc quản trị rủi ro cũng như xây dựng các kịch bản phòng ngừa rủi ro trước những diễn biến của thị trường quốc tế và trong nước.
Giám đốc khu vực của Asia Risk Harjeet Singh cho rằng tuy Việt Nam tham gia thị trường phái sinh muộn, nhưng chưa hẳn đã là một điều bất lợi do có thể học hỏi kinh nghiệm từ các các quốc gia trên thế giới cũng như khu vực.
Nhận định về tình hình thị trường trong năm 2016, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và chiến lược nguồn vốn Ngân hàng OCBC của Singapore bà Selena Ling cho rằng những biến động khó lường sẽ tiếp tục chi phối và tác động lên bức tranh tài chính toàn cầu do ảnh hưởng từ kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, giá cả hàng hóa trên thế giới giảm, các điều kiện về tài chính thắt chặt... đòi hỏi sự cần thiết phải xây dựng những phương thức quản lý rủi ro hiệu quả hơn, trong đó có đổi mới thị trường phái sinh và thị trường chứng khoán ở các nước Đông Nam Á.
Các chuyên gia đã đưa ra những phương pháp quản trị rủi ro mới, các ứng dụng phần mềm quản trị rủi ro cũng như các kiến nghị hoàn thiện khung pháp lý, cơ sở hạ tầng, quy trình giao dịch... để nâng cao hiệu quả của thị trường tài chính khu vực châu Á.
Tại hội thảo lần này, BIDV là ngân hàng được Tạp chí Asia Risk trao giải thưởng "Ngân hàng Việt Nam xuất sắc của năm"./.
Theo Vietnam Plus
TPP không chỉ toàn màu hồng với Việt Nam Việt Nam được cho là nước hưởng lợi lớn nhất từ TPP, song đối với các đơn vị sản xuất, vẫn còn nhiều thách thức phải vượt qua. Theo tính toán của bộ phận nghiên cứu kinh tế thuộc Economist, trong một thập kỷ qua, chi phi tiên lương lao động sản xuất tại Việt Nam (bao gôm cả phúc lợi) đã tăng...