Tăng trưởng GDP thấp nhất 27 năm: Chuyên gia Trung Quốc nói do cắt giảm sản xuất dư thừa
Chuyên gia Trung Quốc cho rằng tăng trưởng GDP chậm lại là do nỗ lực của chính phủ trong việc cắt giảm sản xuất dư thừa và tái cân bằng nền kinh tế dịch vụ.
(Ảnh: Reuters)
Không phải Trung Quốc, chính Mỹ chịu tổn thất kinh tế lớn hơn do thương chiến kéo dài hơn một năm qua, chuyên gia Trung Quốc cho biết.
“Nền kinh tế Trung Quốc đang dịch chuyển từ tăng trưởng nhanh sang môi trường chất lượng cao”, Bi Jiyao, Phó Chủ tịch Viện nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô Trung Quốc hôm 18/7 nói trong một hội thảo ở New York. “Mỹ đã mất thị phần ở Trung Quốc vào tay các nước châu Á và chỉ còn là đối tác thương mại thứ ba của Bắc Kinh”.
Vị chuyên gia này cho rằng, tăng trưởng GDP của Trung Quốc chậm lại là do nỗ lực của chính phủ trong việc cắt giảm sản xuất dư thừa và tái cân bằng nền kinh tế dịch vụ, chứ không hẳn là vì chiến tranh thương mại.
Ông Bi cảnh báo rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump sai lầm khi nghĩ tăng trưởng kinh tế chậm lại sẽ buộc Bắc Kinh phải nhượng bộ.
Video đang HOT
Tuyên bố được ông Bi đưa ra sau khi Cục Thống kê Quốc gia (NBS) Trung Quốc hôm 15/7 cho biết tăng trưởng kinh tế nước này chỉ đạt 6,2% quý II so với 6,4% quý I, mức thấp nhất trong 27 năm. “Tăng trưởng 1% kinh tế có thể tạo ra hai triệu cơ hội việc làm trong các thành phố, đủ để đáp ứng nhu cầu của người tìm việc”, ông nói, lưu ý thêm rằng tỷ lệ thất nghiệp của nước này hiện là 5,1%.
Ngoài đề cập đến sự mất mát thị trường với một số doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc, ông Bi không đưa ra bằng chứng cho thấy chiến tranh thương mại ảnh hưởng đễn Mỹ thay vì Trung Quốc, theo SCMP.
Không lâu sau khi Trung Quốc đưa ra dữ liệu kinh tế ngày 15/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói trong một trạng thái trên mạng xã hội Twitter: “Các thuế quan Mỹ đang có tác động lớn đến những công ty muốn bỏ Trung Quốc đến các nước không thuế quan. Hàng nghìn công ty đang rời đi. Đây là lý do Trung Quốc muốn có thỏa thuận với Mỹ, và ước gì họ đã không phá vỡ thỏa thuận ban đầu”.
(Nguồn: SCMP)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Trung Quốc 'soi' hệ thống chống tàu ngầm Paket của Nga
Các chuyên gia Trung Quốc đánh giá cao khả năng của hệ thống Paket của Nga và khẳng định rằng, Hoa Kỳ khó đạt mục tiêu trong cuộc đối đầu với Nga.
Tờ báo Trung Quốc Sohu đánh giá rằng, hệ thống tên lửa chống tàu Paket của Nga không có tương tự trên thế giới. Các tác giả của Sohu đã thu hút sự chú ý đến việc Nga rất chú trọng đến việc phát triển đội tàu chiến đấu của mình, đặc biệt trang bị cho nó những công nghệ tiên tiến và tinh vi nhất, được thiết kế để chống lại kẻ thù.
Hệ thống chống ngầm Paket của Nga.
Một trong những cải tiến thú vị nhất trong những năm gần đây là hệ thống tên lửa chống tàu ngầm Paket, được thiết kế để tiêu diệt tàu ngầm ở khu vực gần, cũng như đẩy lùi các cuộc tấn công bằng ngư lôi.
Hệ thống Paket là một hệ thống chống ngầm và chống ngư lôi phổ biến đầu tiên trên thế giới, trang bị cho các tàu Nga những hệ thống này sẽ tăng đáng kể tiềm năng chiến đấu của chúng. Các biện pháp phòng vệ tương tự đang được phát triển ở Hoa Kỳ và một số quốc gia châu Âu, nhưng dường như chúng còn kém xa, các nhà báo của Trung Quốc nói.
Hệ thống Paket có thể được sử dụng riêng hoặc là một phần của tổ hợp chống ngầm của hải quân Nga. Nó có kích thước rất nhỏ gọn cho phép tích hợp nó vào hầu hết các loại tàu. Hiện tại, nó được trang bị cho các tàu hộ tống của dự án 20380 và tàu khu trục dự án 22350. Hệ thống này bao gồm hệ thống điều khiển Paket-E, bệ phóng CM-588, mô-đun chiến đấu (MTT và M-15) và trạm thủy âm Packet-AE.
Hê thống này được trang bị ngư lôi chống ngầm MTT và ngư lôi chống ngư lôi M-15. Công dụng đầu tiên dùng để tiêu diệt tất cả các loại tàu ngầm ở độ sâu 600 mét với khoảng cách lên tới 20 km. Khối lượng đầu đạn của nó là 60 kg và tốc độ di chuyển lên tới 50 hải lý. Công dụng thứ hai là dùng để tiêu diệt ngư lôi ở tầm bắn tới 1.400 mét và độ sâu 800 mét.
Sản phẩm mới này có thể hoạt động cả ở chế độ tự động và bán tự động. Hệ thống Paket có khả năng phát hiện, giám sát và cũng có thể tự phân loại các mục tiêu.
Các chuyên gia Trung Quốc đã lưu ý rằng, cho đến nay ngư lôi là một trong những vũ khí quân sự đáng gờm nhất trong hải quân. Trong trường hợp này, các phương tiện bảo vệ chống lại mối đe dọa này không phải lúc nào cũng có thể bảo đảm bảo vệ đáng tin cậy cho tàu. Hiện tại, có hai cơ chế chính để chống lại cuộc tấn công bằng ngư lôi. Đầu tiên là đánh lừa đầu đạn bằng cách tạo giả âm thanh và nhiễu điện tử vô tuyến, thứ hai liên quan đến việc tiêu diệt trực tiếp mối đe dọa với sự trợ giúp của vũ khí trên tàu.
"Cả hai phương pháp này đều rủi ro cao, vì ngư lôi hiện đại có khả năng chống nhiễu radar tốt. Vì vậy, công nghệ do Nga đề xuất với việc sử dụng ngư lôi chống ngư lôi rất hứa hẹn", chuyên gia Trung Quốc cho biết.
Các nhà phân tích của Sohu tin chắc rằng, việc triển khai hệ thống Paket sẽ làm tăng khả năng sống sót của tàu mặt nước Nga và cũng tạo ra một vấn đề lớn cho các đối thủ tiềm năng. Đặc biệt, đối với Hoa Kỳ, ngư lôi của họ sẽ vô cùng khó khăn để đạt được mục tiêu trong cuộc đối đầu với Nga.
Nguyễn Giang
Theo Datviet
Tin thế giới : Venezuela lạm phát vượt quá một trăm nghìn phần trăm Lần đầu tiên sau ba năm, ngân hàng Trung ương Venezuela công bố báo cáo về tỷ lệ lạm phát ở nước này, theo đó trong năm 2018, lạm phát đạt 130.060%, còn vào tháng 4 năm nay đã ghi nhận chỉ số 33,8%. Trong tài liệu do Ngân hàng Trung ương của đất nước phát hành có nêu rõ rằng trong tháng...