Tăng trưởng đều đặn, cổ phiếu Viettel Post tăng gấp đôi sau 2 năm lên sàn
Kể từ khi lên sàn UPCom vào cuối năm 2018, cổ phiếu Viettel Post (Mã CK: VTP) luôn là một trong những cái tên “hot” trên sàn chứng khoán bởi ngành kinh doanh đặc thù, hưởng lợi từ tăng trưởng của ngành Thương mại điện tử cũng như tỷ lệ chi trả cổ tức cao qua mỗi năm.
Trong năm 2020, dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng cổ phiếu VTP duy trì xu hướng tăng và hồi phục mạnh trong giai đoạn dịch bệnh được kiểm soát. Kết thúc phiên giao dịch 30/9, thị giá VTP lên tới 111.500 đồng/cp, tăng 35% so với ngày 23/3/2020 – giai đoạn cao điểm của đại dịch Covid-19 và tăng hơn gấp đôi so với giá đóng cửa điều chỉnh của phiên giao dịch đầu tiên.
Biến động cổ phiếu Viettel Post từ khi lên sàn
Kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh, chỉ trả cổ tức cao qua các năm
Yếu tố hỗ trợ tích cực tới giá cổ phiếu VTP đến từ kết quả kinh doanh vượt trội của doanh nghiệp. Trong nhiều năm qua, Viettel Post luôn duy trì tăng trưởng kinh doanh năm sau cao hơn năm trước. Giai đoạn từ 2015 – 2019, tốc độ tăng trưởng bình quân lợi nhuận sau thuế của Viettel Post lên tới 43,3%/năm.
Video đang HOT
Năm 2019, Viettel Post ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất ở mức 7.812 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hợp nhất 380 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 58,7% và 36,2% so với năm trước đó. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 46,1%, trong khi tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) đạt 11,9%, cao hơn nhiều so với mức chung của ngành.
Nửa đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 làm gián đoạn chuỗi cung ứng và tác động tiêu cực lên nhiều ngành nghề kinh tế nhưng Viettel Post vẫn ghi nhận kết quả tích cực với doanh thu 6.799 tỷ đồng, gấp 2,3 lần cùng kỳ năm trước và lợi nhuận sau thuế 200 tỷ đồng, tăng 21%. Việc doanh thu Viettel Post tăng đột biến trong nửa đầu năm nay đến từ việc tiếp nhận hệ thống cửa hàng của Viettel Telecom.
Theo đánh giá của Công ty chứng khoán VCBS, việc nhận sở hữu thêm gần 300.000 điểm bán và 800 cửa hàng từ Viettel sẽ gia tăng mạnh mẽ độ phủ hệ thống của Viettel Post và qua đó thúc đẩy lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp chuyển phát cùng ngành, đặc biệt ở phân khúc chuyển phát liên tỉnh. Bên cạnh đó, việc tiếp nhận hệ thống này cũng mở ra cơ hội đẩy mạnh bán chéo các sản phẩm tại hệ thống điểm bán được tiếp quản, mở rộng tập khách hàng và tạo thuận lợi cho hoạt động của Voso và Mygo.
Cùng với hoạt động kinh doanh tăng trưởng, cổ tức cao cũng là yếu tố khiến VTP trở nên hấp dẫn với giới đầu tư. Những năm gần đây, Viettel Post áp dụng chính sách trả cổ tức bằng cổ phiếu kết hợp tiền mặt. Mới đây, Viettel Post đã thực hiện chi trả cổ tức năm 2019 với tỷ lệ 54,3%, bao gồm 15% tiền mặt và 39,3% cổ phiếu.
Lợi thế cạnh tranh vượt trội trong ngành
Theo Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), thương mại điện tử Việt Nam hiện đang trong giai đoạn phát triển nhanh, ổn định, kéo dài từ năm 2016 tới năm 2025. Năm 2019, theo khảo sát của VECOM, tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử đạt trên 32%. Tốc độ tăng trưởng trung bình (CAGR) cho cả giai đoạn bốn năm 2016 – 2019 khoảng 30%. Quy mô thương mại điện tử bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng năm 2019 đạt khoảng 11,5 tỷ USD. VECOM dự đoán tốc độ tăng trưởng của năm 2020 sẽ tiếp tục duy trì ở mức trên 30%, khi đó quy mô thương mại điện tử Việt Nam sẽ vượt con số 15 tỷ USD.
Sự bùng nổ của thương mại điện tử đã kéo theo đà tăng trưởng của các doanh nghiệp trong lĩnh vực chuyển phát. Viettel Post hiện là doanh nghiệp có thị phần lớn thứ 2 trong lĩnh vực bưu chính Việt Nam. Thị trường hiện có hơn 400 doanh nghiệp bưu chính đang hoạt động, nhưng trên 95% doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ với khả năng cạnh tranh thấp.
Công ty chứng khoán Phú Hưng (PHS) đánh giá Viettel Post có lợi thế vượt trội trong mảng bưu chính với các lợi thế về tối ưu quy trình giao nhận,quản lý chi phí, thời gian, chất lượng dịch vụ khi sở hữu mạng lưới chuyển phát rộng khắp, hệ thống các kho trung tâm và kho vệ tinh trên toàn quốc với 2.200 bưu cục, 300.000 cửa hàng từ Viettel Telecom, nhiều chi nhánh ở Campuchia, Myanmar.
Về phương tiện vận tải, Viettel Post hiện có gần 600 xe vận tải các loại phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa đến khắp các tỉnh thành trên cả nước. Ngoài ra, để tối ưu hóa thời gian vận chuyển, Viettel Post đã phát triển thêm tuyến tàu nhanh Bắc Nam 24h. Công ty còn sở hữu 12/22 toa của đoàn tàu container nhanh Yên Viên – Sóng Thần, giúp thời gian vận chuyển Bắc – Nam bằng đường sắt được rút ngắn khoảng 30% và chi phí vận chuyển và tiết kiệm khoảng 20% so với vận chuyển bằng đường bộ.
Bên cạnh đó, Viettel Post cũng định hướng đẩy mạnh số hóa để chuyển biến thành một doanh nghiệp logistic công nghệ. Từ năm 2019, công ty đã cho ra mắt nền tảng thương mại điện tử Voso và nền tảng thương mại đa phương thức Mygo trên cơ sở tận dụng các thế mạnh đã có của doanh nghiệp. Theo chiến lược đến năm 2025, Viettel Post sẽ trở thành doanh nghiệp chuyển phát số 1 Việt Nam dựa trên nền tảng công nghệ cao.
Với đà tăng trưởng ấn tượng trong hoạt động kinh doanh cùng nhiều ưu thế trong ngành bưu chính, Viettel Post đã thu hút sự quan tâm đặc biệt từ nhiều tổ chức trong và ngoài nước. Bên cạnh cổ đông lớn trong nước là Tập đoàn Viettel, tỷ lệ sở hữu của khối ngoại tại doanh nghiệp hiện lên tới hơn 20%.
Theo kế hoạch, ngày 11/11, Tập đoàn Viettel sẽ tiến hành đấu giá công khai 4,98 triệu cổ phiếu – tương ứng khoảng 6% cổ phần Viettel Post với mức giá khởi điểm 105.500 đồng/cp, tương ứng tổng giá trị khởi điểm hơn 526 tỷ đồng. Đây là một trong những thương vụ đấu giá cổ phần đáng chú ý nhất trong những tháng cuối năm 2020.
Sữa Mộc Châu bị phạt hơn nửa tỷ đồng vì vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán
Sau khi công bố lãi lớn, tăng trưởng 3 con số trong quý 3 năm nay, Sữa Mộc Châu dính án phạt nặng.
Ngày 20/10/2020, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) do có vị phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Cụ thể, Công ty bị phạt tiền 70 triệu đồng do báo cáo không đúng thời hạn theo quy định pháp luật. Công ty báo cáo UBCKNN không đúng thời hạn theo quy định pháp luật đối với Báo cáo tài chính năm 2018 đã được kiểm toán, Báo cáo thường niên năm 2018; Nghị quyết, Biên bản và tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019.
Công ty cũng bị phạt tiền 350 triệu đồng theo quy định do không đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán. Công ty được UBCKNN chấp thuận đăng ký công ty đại chúng từ ngày 09/09/2008. Tuy nhiên, đến nay, Công ty chưa đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán theo quy định.
Ngoài ra, phạt tiền 125 triệu đồng theo quy định do thực hiện phát hành thêm cổ phiếu nhưng không đăng ký với UBCKNN. Năm 2019, Công ty thực hiện phát hành tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông ngày 30/6/2019 để tăng vốn điều lệ từ 568.4 tỷ đồng lên 668 tỷ đồng nhưng không đăng ký với UBCKNN theo quy định.
Tổng số tiền Mộc Châu Milk bị phạt là 545 triệu đồng.
Hội đồng quản trị Sữa Mộc Châu mới đây đã thông qua Nghị quyết thực hiện đăng ký giao dịch cổ phiếu lên sàn UpCOM. Thời gian giao dịch dự kiến sau khi hoàn tất các thủ tục với Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD) và công bố thông tin theo quy định nhưng không muộn hơn ngày 30/3/2021.
Trước khi niêm yết, Mộc Châu cũng có kế hoạch tăng vốn bằng cách chào bán 39 triệu cổ phiếu cho các cổ đông chiến lược gồm GTN Foods và Vinamilk. Giá phát hành dự kiến 30.000 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị thu về tương ứng đạt 1.176 tỷ đồng.
Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCS): Lãi sau thuế quý III giảm gần 10%, đạt hơn 114 tỷ đồng Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng hóa Sài Gòn (SCSC, HoSE: SCS) vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2020. Theo đó, dù doanh thu và lợi nhuận sau thuế quý III của SCSC đều sụt giảm khoảng 10% so với cùng kỳ năm trước nhưng so với quý II năm nay, các chỉ số tài chính đã có sự tăng...