Tăng trích lập dự phòng, Sacombank đã hoàn thành 55% kế hoạch lợi nhuận năm
Do trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tăng tới 49,6% so với cùng kỳ năm trước nên kết thúc 6 tháng đầu năm, Sacombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế giảm nhẹ 2,3%.
Ảnh minh họa.
Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – Sacombank (mã STB) vừa công bố BCTC hợp nhất quý II/2020.
Theo đó, tính đến ngày 30/6, tổng tài sản của ngân hàng đạt gần 481,9 nghìn tỷ đồng, tăng 6,24% so với đầu năm.
Cho vay khách hàng tăng trưởng 4,95%, lên mức 310,7 nghìn tỷ đồng vào cuối tháng 6 trong khi tiền gửi khách hàng tăng 6,33% so với đầu năm, lên 426,2 nghìn tỷ đồng.
Các mảng kinh doanh chính trong kỳ của ngân hàng có sự tăng trưởng khá tốt, trong đó, thu nhập lãi thuần tăng 22,3% so với cùng kỳ, đạt 5.477 tỷ đồng.
Video đang HOT
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ cũng tăng 2,5%, lên 1.419 tỷ đồng; hoạt động kinh doanh ngoại hối báo lãi tăng 35,5%, đạt hơn 298 tỷ đồng.
Riêng hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư của ngân hàng trong kỳ có lợi nhuận sụt giảm khá mạnh, lỗ 33 tỷ đồng, so với mức lãi 25 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.
Lãi thuần từ hoạt động khác cũng giảm mạnh từ mức 730 tỷ đồng xuống còn 181 tỷ đồng, tương đương mức giảm 75,2%.
Tổng thu nhập hoạt động trong kỳ của ngân hàng đạt 7.344 tỷ đồng, tăng 7,3% trong khi chi phí hoạt động chỉ tăng 2,7%, ở mức 4.451 tỷ đồng giúp Sacombank thu về khoản lợi nhuận thuần trước chi phí dự phòng hơn 2.994 tỷ đồng, tăng 19,4% so với cùng kỳ.
Dù vậy, do trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tăng tới 49,6% so với cùng kỳ năm trước nên kết thúc 6 tháng đầu năm, Sacombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế 1428 tỷ đồng, giảm nhẹ 2,3% so với kết quả đạt được cùng kỳ 2019.
Tính đến cuối tháng 6/2020, tổng nợ xấu nội bảng của Sacombank ở mức 6.682 nghìn tỷ đồng, tăng 16,6% so với đầu năm. Trong đó, nợ nhóm 3 tăng tới 186%, lên 851 tỷ đồng, nợ nhóm 4 cũng tăng 31,5%, lên 543 tỷ đồng.
Tỷ lệ nợ xấu/cho vay của ngân hàng theo đó tăng lên 2,15%, so với mức 1,94% hồi đầu năm.
Năm 2020, Sacombank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 2.573 tỷ đồng, giảm 20% so với năm 2019; tổng tài sản dự kiến đạt 498,4 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 10%; tổng huy động đạt 457,2 nghìn tỷ đồng, tăng 10%; tổng dư nợ tín dụng 329,4 nghìn đồng, tăng trưởng 11% và kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.
Như vậy, với kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm, Sacombank đã hoàn thành 55% kế hoạch lợi nhuận năm.
Sacombank báo lãi trước thuế gần 1.000 tỷ trong quý 1/2020
Lợi nhuận trước thuế quý 1/2020 của Sacombank đạt 988 tỷ đồng, sụt giảm nhẹ 7% so với cùng kỳ năm 2019. Sự sụt giảm này chủ yếu do lãi từ hoạt động khác giảm mạnh và chi phí dự hoạt động tăng mạnh.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - STB) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 1/2020, ghi nhận lợi nhuận trước thuế quý 1 sụt giảm 7% so với cùng kỳ, đạt 988 tỷ đồng.
Lợi nhuận ngân hàng sụt giảm chủ yếu do lãi từ hoạt động khác giảm mạnh và chi phí dự hoạt động tăng mạnh.
Cụ thể, các mảng kinh doanh chính của ngân hàng vẫn có lãi khả quan. Trong đó, thu nhập lãi thuần quý 1 đạt 2.840 tỷ đồng, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2019, lãi từ hoạt động dịch vụ tăng 12,3% đạt 721 tỷ đồng, lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 106% đạt 233 tỷ đồng.
Trong khi đó, lãi từ hoạt động khác sụt giảm mạnh 76,6% so với cùng kỳ, chỉ đạt 71 tỷ đồng. Trước đó, các nguồn thu hoạt động khác của Sacombank trong quý 1/2019 chủ yếu đến từ việc xử lý, thu hồi nợ xấu.
Trong khi tổng thu nhập hoạt động quý 1 của Sacombank tăng 9,7% đạt 3.883 tỷ, thì chi phí hoạt động tăng tới 21% lên 2.478 tỷ đồng. Trong đó, chi cho nhân viên tăng 10% lên 1.279 tỷ.
Chi phí dự phòng quý 1 của Sacombank giảm nhẹ 3% so với cùng kỳ xuống 417 tỷ đồng. Theo đó, lợi nhuận trước thuế quý 1 của ngân hàng giảm 6,9% xuống còn 988 tỷ.
Cuối tháng 3, tổng tài sản của Sacombank đạt 459.076 tỷ đồng, tăng 1,21% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 3,47% đạt 306.299 tỷ đồng, huy động tiền gửi khách hàng tăng 1,21% đạt 405.709 tỷ.
Nợ xấu nội bảng của ngân hàng ở mức 6.046 tỷ đồng, tăng hơn 300 tỷ so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay cũng tăng từ 1,94% lên 1,97%.
Ngọc Bích
Lo nợ xấu, VietinBank, BIDV... ồ ạt rao bán đất cầm cố VietinBank, BIDV, Techcombank, Sacombank... liên tục thông báo bán nhiều bất động sản bảo đảm với giá từ vài tỷ đến cả trăm tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (ViettinBank, mã CTG) vừa thông báo bán nhiều tài sản bảo đảm với giá cao nhất lên gần 200 tỷ đồng. Theo đó, ngày 1/7, VietinBank thông báo bán đấu giá...