Tăng tốc sản xuất khẩu trang y tế
Trong khi Covid-19 lây lan trong cộng đồng mà chưa xác định ra nguồn lây, các đơn vị sản xuất khẩu trang được yêu cầu tăng tốc.
Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố chỉ đạo các Sở, ngành triển khai sản xuất khẩu trang y tế, đôn đốc các đơn vị sản xuất khẩu trang y tế, trang thiết bị phòng, chống dịch trên địa bàn, ổn định sản xuất, kinh doanh, nguồn nguyên liệu, sẵn sàng đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường theo hướng chủ động, không để xảy ra tình trạng khan hiếm.
Khẩu trang y tế được ưu tiên cung cấp cho các bệnh viện, cơ sở y tế và cộng đồng để phục vụ nhu cầu phòng, chống dịch bệnh, xét nghiệm sàng lọc.
Video đang HOT
Bộ cũng kêu gọi tăng cường kiểm tra, kịp thời xử lý nghiêm theo quy định đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh lợi dụng tình hình dịch bệnh để găm hàng, gây khan hiếm giả tạo, tăng giá bất hợp lý tác động tiêu cực đến thị trường, tâm lý người dân.
Hiện có 68 doanh nghiệp sản xuất khẩu trang y tế, quần áo phòng hộ chống dịch. Một số doanh nghiệp dệt may cũng bắt đầu chuyển hướng nhập dây chuyền sản xuất các mặt hàng này như May 10, TNG…
Theo thống kê của Cục Công nghiệp, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp khoảng 8 triệu khẩu trang vải kháng khuẩn mỗi ngày, bình quân Việt Nam có khả năng sản xuất ít nhất 200 triệu chiếc khẩu trang mỗi tháng, hoàn toàn đủ năng lực cung cấp cho các cơ sở y tế, bệnh viện, cộng đồng để phục vụ nhu cầu phòng dịch.
Khoa cơ khí ĐH Bách Khoa TP.HCM chế tạo thành công máy làm khẩu trang y tế
Nhóm giảng viên đến từ khoa Cơ khí, ĐH Bách khoa - ĐHQG TP.HCM mới đây vừa công bố chế tạo thành công hệ thống máy sản xuất khẩu trang y tế.
Theo đó, thông tin này vừa được PGS-TS Nguyễn Hữu Lộc, Trưởng khoa Cơ khí, ĐH Bách khoa, ĐHQG TP.HCM xác nhận với báo Sài Gòn Giải Phóng. Hệ thống máy sản xuất khẩu trang y tế này hiện đã được đưa vào chạy thử nghiệm thành công và khoa sẵn sàng chuyển giao cho các doanh nghiệp để tiến hành sản xuất đại trà.
Ngay từ khi tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp vào đầu tháng 2/2020, khoa đã họp khẩn các giảng viên chủ chốt để triển khai dự án thiết kế và chế tạo máy sản xuất khẩu trang y tế nhằm đưa vào phục vụ cho cộng đồng.
PGS.TS Nguyễn Hữu Lộc (ngồi) thử máy hàn quai siêu âm đơn điểm, bên máy tạo thân khẩu trang y tế. Ảnh: T.H/Báo Tuổi Trẻ
"Đây là một nhiệm vụ cấp thiết vì phải đảm bảo sao cho tiết kiệm thời gian và tối ưu chi phí nhất có thể. Phương án được lựa chọn là thiết kế máy tự động tạo thân khẩu trang y tế (phần xếp ly hình chữ nhật) và hàn quai siêu âm đơn điểm", ông Lộc thông tin cho báo Tuổi Trẻ biết thêm.
Qua quá trình họp bàn cũng như thống nhất, phương án được các cán bộ giảng viên của khoa lựa chọn là thiết kế máy tự động tạo thân khẩu trang y tế (phần xếp ly hình chữ nhật) và hàn quai siêu âm đơn điểm. Năng suất một máy tự động tạo thân có thể đạt tối đa 90 cái/phút, trong khi năng suất máy hàn quai siêu âm đơn điểm chỉ đạt 15 cái/phút. Do đó, để đảm bảo năng suất đồng bộ, 1 máy tạo thân sẽ đi kèm với 6 máy hàn quai siêu âm.
Được biết, hệ thống này đều có thể tạo ra được khẩu trang y tế từ 3 đến 5 lớp tùy vào số cuộn vải đưa vào. Một trong các lớp vải này là lớp vải lọc hay còn gọi là vải kháng khuẩn. Ưu điểm vượt trội của thiết kế này chính là chỉ sử dụng một hệ siêu âm, so với các thiết kế trước đây phải sử dụng đến 2 hệ siêu âm tần số 20kHz.
Theo PGS-TS Nguyễn Hữu Lộc, nếu có thêm thời gian và kinh phí, nhóm nghiên cứu tin rằng hệ thống hàn quai khẩu trang y tế tự động sẽ được thực hiện trong thời gian sớm nhất nhằm tăng năng suất sản xuất khẩu trang trong thời điểm hiện nay.
Nhật Minh (Tổng hợp)
Vật liệu thay thế lớp màng lọc trong khẩu trang y tế Bộ Y tế, Bộ Công Thương đã giao cho đơn vị chức năng, đánh giá, thử nghiệm khẩu trang sử dụng vải không dệt 3 lớp thay thế lớp màng vi lọc đang khan hiếm trên thị trường. Sản xuất khẩu trang y tế. Theo đó, Viện Trang thiết bị và Công trình y tế (Bộ Y tế) báo cáo kết quả thử...