“Tăng tốc” nâng độ tuổi nghỉ hưu
Dự thảo Bộ luật Lao động lần hai đã đề xuất tăng tốc độ nâng tuổi nghỉ hưu từ 3 tháng/năm lên 6 tháng/năm. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia và người lao động tỏ ra không đồng tình với phương án này.
Nam 62, nữ 60 tuổi nghỉ hưu
Lao động làm công việc nặng nhọc sẽ được giữ nguyên độ tuổi về hưu (ảnh chụp công nhân xây dựng tại Thường Xuân, Thanh Hóa). Ảnh: Minh Nguyệt
Việc tăng tuổi nghỉ hưu sẽ tác động tiêu cực tới nền kinh tế. Việt Nam đang bước vào cánh mạng 4.0, phần lớn doanh nghiệp sẽ sử dụng máy móc thay cho lao động chân tay. Rõ ràng, lao động già, sức khỏe yếu năng suất lao động sẽ giảm, ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp do vậy đương nhiên doanh nghiệp cũng không mong muốn tăng tuổi nghỉ hưu”. Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long
Theo tôi, lao động khối hành chính, sự nghiệp có thể phải tăng tuổi nghỉ hưu đầu tiên, tiếp đó là viên chức quản lý, những người làm chuyên môn nghiệp vụ tại các doanh nghiệp sẽ tăng tuổi nghỉ hưu cùng công chức. Những lao động trực tiếp sản xuất sẽ là đối tượng tăng tuổi nghỉ hưu sau cùng”. Ông Phạm Minh Huân –
nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTBXH
Video đang HOT
Theo Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) lần 2 đang lấy ý kiến từ tháng 4 đến tháng 6.2017, Bộ LĐTBXH đưa ra 2 phương án tăng tuổi nghỉ hưu. Phương án 1: Giữ như hiện hành, tuổi nghỉ hưu của nam là đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi. Phương án 2 (tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình): Áp dụng từ ngày 1.1.2021, mỗi năm tăng thêm 6 tháng cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.
So với dự thảo lần 1 là lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu mỗi năm thêm 3 tháng, điểm mới của dự thảo lần này là tuổi nghỉ hưu mỗi năm tăng thêm 6 tháng. Nếu như trước đây, nữ phải mất 20 năm mới đạt tuổi nghỉ hưu ở tuổi 60 và nam mất 8 năm để đạt tuổi nghỉ hưu ở tuổi 62 thì theo phương án mới lộ trình tăng được đẩy nhanh hơn, nữ chỉ mất 10 năm và nam chỉ mất 4 năm. Thời gian áp dụng tuổi nghỉ hưu 62 cho nam giới từ năm 2025 và tuổi 60 cho nữ giới từ năm 2031.
Lý giải về sự thay đổi này, ông Doãn Mậu Diệp – Thứ trưởng Bộ LĐTBXH cho biết, trong nhiều lần tổ chức hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia, có ý kiến cho rằng, tăng 3 tháng/năm lắt nhắt, khó khăn cho cơ quan BHXH thực hiện giải quyết các chế độ. Cũng có ý kiến đề nghị tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình 1 năm tăng 1 tuổi, áp dụng từ ngày luật có hiệu lực. Vì có những ý kiến trái chiều nên Bộ LĐTBXH quyết định chọn phương án mỗi năm tăng 6 tháng, dung hòa giữa các ý kiến.
“Việc tăng tuổi nghỉ hưu sẽ đảm bảo cân đối quỹ BHXH, góp phần cân bằng thời gian đóng – hưởng. Hơn nữa, tuổi thọ bình quân của người Việt tăng lên nhiều so với giai đoạn trước, tốc độ già hóa dân số nhanh nên việc tăng tuổi nghỉ hưu để ứng phó với xu hướng già hóa dân số và thiếu hụt lao động” – ông Diệp nói.
Khá bất ngờ trước đề xuất đẩy nhanh lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu, ông Vũ Quang Thọ – Viện trưởng Viện Công nhân – Công đoàn cho rằng, tuyệt đại đa số công nhân được khảo sát gần đây nhất (20.4) đều không đồng ý với phương án mới này và họ đều muốn được nghỉ hưu theo phương án hiện hành. “Có lao động còn nói với tôi, nếu chính sách nhà nước ưu đãi, tiến bộ hơn thì xin cho chúng tôi nghỉ hưu sớm hơn”- ông Thọ nói.
Còn về lộ trình, ông Thọ cho rằng Bộ LĐTBXH quá vội vàng khi đưa ra phương án trên. Bởi mỗi năm Việt Nam có hơn 200.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp, trong khi nền kinh tế vừa bước qua khủng hoảng, đang trong quá trình hồi phục. Nếu tăng tuổi nghỉ hưu sẽ gây tác động rất lớn. “Về cơ bản tôi vẫn ủng hộ tăng tuổi nghỉ hưu nhưng phải đảm bảo được chất lượng lao động. Nhất là trong điều kiện “cách mạng 4.0″, nếu không đủ trình độ, lao động có thể bị thải loại” – ông Thọ nói.
Ảnh hưởng đến kinh tế
Xung quanh nội dung tăng tuổi nghỉ hưu đang được Bộ LĐTBXH lấy ý kiến, nhiều lao động đã phản đối kịch liệt.
Chị Nguyễn Thị Toán (35 tuổi, công nhân Công ty Giày da HongFu Thanh Hóa) cho rằng rất khó để lao động chấp nhận được đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu. “Chúng tôi là lao động tay chân, một ngày làm 8 tiếng chưa kể tăng ca (có thể lên tới 10-12 tiếng) đã mệt mỏi lắm rồi, chắc gì đã làm được đến 55 tuổi, nói gì đến 60 tuổi. Nghe nói tăng tuổi nghỉ hưu, lao động như chúng tôi ai cũng oải” – chị Toán nói.
Ông Mai Đức Chính – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động cho biết, quan điểm nhất quán của đơn vị này là kiến nghị để không tăng tuổi nghỉ hưu với khu vực làm việc trực tiếp. Các nước tăng bởi họ làm tự động hóa nhiều, còn ở mình chủ yếu lao động cơ bắp. Nhiều lao động nữ làm ở khu vực da giày, dệt may, thủy hải sản… làm sao làm được tới tuổi nghỉ hưu. “Ban soạn thảo đưa ra những lý do tăng tuổi nghỉ hưu chưa thuyết phục. Theo tôi cần cân đối nhiều mặt về kinh tế và xã hội. Đây là câu chuyện dài, còn phải bàn nhiều” – ông Chính nói.
Theo ông Phạm Minh Huân – nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTBXH, thực tế rất nhiều nước khi tăng tuổi nghỉ hưu đều phải thực hiện giãn lộ trình. Có nước vài năm tăng một tuổi, có nước mỗi năm chỉ tăng 1 tháng. Điều đó, giúp họ giảm bớt tác động với các vấn đề kinh tế – xã hội.
Theo phân tích sẽ có khoảng 4 triệu lao động trong khu vực hành chính, sự nghiệp sẽ tăng tuổi nghỉ hưu trước. 9 triệu lao động làm việc trực tiếp còn lại sẽ tăng sau. “Lý do của BHXH về việc lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu dài, mỗi năm chỉ 3 tháng sẽ khó khăn cho việc giải quyết chế độ là không hợp lý. Điều này hoàn toàn có thể được giải quyết nếu chúng ta có một bản đánh giá tác động đến thị trường lao động, đến việc làm” – ông Huân nêu ý kiến.
Ông Huân ví dụ, trong khu hành chính lẽ ra mỗi năm sẽ ra khỏi bộ máy 20.000 người, nhưng vì lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu rút ngắn, 20.000 người không về hưu, do vậy việc làm cho người trẻ sẽ hạn chế.
Theo Danviet
Sửa đổi Bộ Luật Lao động: Cần cân nhắc kỹ!
Phải có đánh giá cụ thể, tính toán kỹ lưỡng và có lộ trình thí điểm thực hiện khi sửa đổi luật để không gây xáo trộn quá mức khi đưa luật vào cuộc sống.
Bộ Luật Lao động (BLLĐ) ra đời vào tháng 6-1994, đã trải qua 4 lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 2002, 2006, 2007 và 2012 nhưng đến nay vẫn bộc lộ nhiều bất cập. Bên cạnh đó, xu thế hội nhập sâu rộng của Việt Nam đòi hỏi BLLĐ phải tiếp tục được hoàn thiện. Trên cơ sở đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã xây dựng dự án sửa đổi, bổ sung BLLĐ và đang tổ chức lấy ý kiến góp ý rộng rãi. Dự kiến tháng 1-2017, dự án được trình lên Chính phủ và tháng 4-2014 sẽ trình Quốc hội phê duyệt.
Tăng tuổi nghỉ hưu: Phải có lộ trình
Trong dự án sửa đổi, bổ sung BLLĐ lần này, vấn đề được nhiều người lao động (NLĐ) quan tâm nhất chính là đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu lên 58 hoặc 60 tuổi đối với nữ và 62 tuổi đối với nam. Thực ra, vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu đã từng được đặt ra nhiều lần trong quá trình soạn thảo luật trước đây nhưng không được Quốc hội thông qua. Đến nay, dù viện dẫn rất nhiều lý do nhưng đề xuất này tiếp tục vấp phải những ý kiến trái chiều, thậm chí có không ít ý kiến cho rằng nếu làm không khéo sẽ dẫn đến phản ứng như NLĐ đã làm với điều 60 Luật BHXH vừa qua.
Việc nâng tuổi nghỉ hưu cần phải được tính toán kỹ và phù hợp với từng nhóm đối tượng lao động
Không đồng tình tăng tuổi nghỉ hưu là ý kiến chung của đội ngũ cán bộ Công đoàn. Ông Nguyễn Thành Đô, Chủ tịch Công đoàn các KCX-KCN TP HCM, cho biết phần lớn doanh nghiệp (DN) ở những ngành thâm dụng lao động thường tìm cách sa thải hoặc cho công nhân (CN) lớn tuổi nghỉ việc với lý do năng suất lao động kém trong khi DN phải chi trả thêm nhiều chế độ khác như thâm niên, phúc lợi, khen thưởng... Mất việc ở độ tuổi 40-45 nên CN rất khó tìm việc và không thể tham gia đóng BHXH. Do vậy, buộc họ chờ 15-20 năm để hưởng lương hưu là không khả thi. Từ thực tế ấy, ông Đô kiến nghị cần có lộ trình thí điểm tăng tuổi hưu ở các khu vực lao động khác nhau và có đánh giá cụ thể trước khi đưa nội dung này vào luật.
Ông Trần Văn Triều, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật LĐLĐ TP HCM, cho biết theo khảo sát của Viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật - Bảo hộ lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam), tình trạng sức khỏe của NLĐ không mấy khả quan. Cụ thể, NLĐ trẻ tuổi có khả năng cao mắc các bệnh về tim mạch, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa... Đây là hệ quả tất yếu của việc đa số NLĐ hiện nay phải làm việc liên tục, tăng ca nhiều giờ trong điều kiện ô nhiễm bụi, tiếng ồn, cường độ lao động nhanh, sức lực bỏ ra nhiều. "Nhiều CN nói với tôi rằng họ rất khó có thể tiếp tục làm việc đến 60-62 tuổi vì không đủ sức khỏe. Hơn nữa, với cách tính lương hưu khá thấp như hiện nay cộng với thời gian hưởng bị thu hẹp không đủ bù cho thời gian đã cống hiến nên NLĐ sẽ không mặn mà với chế độ hưu trí" - ông Triều băn khoăn.
Hài hòa lợi ích
BLLĐ hiện hành quy định số giờ làm thêm tối đa của NLĐ không được quá 4 giờ/ngày, 30 giờ/tháng và 200 giờ/năm, trường hợp đặc biệt không quá 300 giờ/năm. Tại dự thảo sửa đổi, bổ sung BLLĐ lần này, số giờ làm thêm được đề xuất tăng lên không quá 12 giờ/ngày (gồm cả thời gian làm việc và thời gian làm thêm, tối đa 600 giờ/năm) và DN phải bố trí cho NLĐ nghỉ bù nếu huy động NLĐ làm thêm giờ liên tục trong 5 ngày.
Góp ý đề xuất này, ông Giang Văn Nam, Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật LĐLĐ TP, bày tỏ: "Hiện nay, việc làm thêm giờ thường không là tự nguyện mà đó là phần công việc NLĐ buộc phải làm để đủ sống. Khảo sát thực tế cho thấy thời gian làm thêm giờ của NLĐ luôn cao hơn quy định của pháp luật, có trường hợp lên đến 1.000 giờ/năm. Trong khi đó, nhà nước chưa có quy định chất lượng bữa ăn giữa ca cho NLĐ nên ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tái tạo sức lao động, nhất là khả năng duy trì nòi giống. Do vậy, khi điều chỉnh cần hài hòa lợi ích giữa NLĐ và DN theo hướng thời gian làm thêm càng tăng thì tăng thêm số tiền phải trả cho NLĐ. "Nếu số giờ làm thêm dưới 200 giờ thì trả như quy định hiện hành; số giờ làm thêm từ 200-300 giờ thì nhân thêm hệ số 1,5 (so với tiền lương làm thêm dưới 200 giờ); thời gian làm thêm từ giờ thứ 300-400 thì nhân thêm hệ số 2"- ông Nam đề xuất.
Cùng có kiến nghị tăng giờ làm thêm đồng thời phải tăng tiền công tương ứng cho NLĐ, bà Trần Thị Như Phương, Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật Hội Liên hiệp Phụ nữ TP HCM, cho rằng không nên dùng cách bố trí ngày nghỉ bù thay cho việc trả lương tăng ca theo một số ý kiến đề xuất vì NLĐ tăng ca là để tăng thu nhập. "Hơn nữa, nếu sử dụng phương án nghỉ bù thì ai sẽ là người giám sát việc thực hiện của DN để bảo đảm quyền lợi cho NLĐ?" - bà Phương đặt vấn đề.
(Theo Người Lao Động)
Hai phương án tuổi nghỉ hưu Theo đề xuất của Bộ Lao động, tuổi nghỉ hưu có thể giữ như hiện hành (nữ 55 tuổi, nam 60) hoặc tăng lên 60-62 tuổi. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có tờ trình Chính phủ dự án sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lao động. Trong đó, Bộ đưa ra hai phương án tuổi nghỉ hưu:...