Tăng tốc giải ngân hơn 30.000 tỷ đồng vốn các dự án giao thông
Năm 2022, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) được giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước tổng số 50.328 tỷ đồng.
Theo rà soát của Vụ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ GTVT), 6 tháng đầu năm 2022, ngành Giao thông đã giải ngân các dự án hạ tầng được khoảng 17.200 tỷ đồng, đạt 34,2% kế hoạch, nhưng khối lượng vốn giải ngân 6 tháng cuối năm 2022 còn khá lớn, lên tới khoảng 33.100 tỷ đồng (65,8%), chủ yếu nằm tại các công trường dự án đang triển khai.
Xác định áp lực này, Bộ GTVT đã có nhiều văn bản đôn đốc, yêu cầu các đơn vị chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm, các dự án phải hoàn thành trong năm 2022 như: Dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020, cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ, sân bay Nội Bài, sân bay Tân Sơn Nhất, các dự án đường sắt cấp bách…
Công trường thi công dự án thành phần cao tốc Nghi Sơn-Diễn Châu.
Nhằm bảo đảm phân bổ, giải ngân hết kế hoạch năm 2022, Vụ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã tham mưu Bộ GTVT yêu cầu các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án giao thông tăng tốc thi công, nhất là đối với các dự án đang “ì ạch” như các dự án thành phần cao tốc Bắc Nam đoạn Diễn Châu-Bãi Vọt, Nghi Sơn-Diễn Châu, Vĩnh Hảo-Phan Thiết… Với các dự án này, Bộ GTVT yêu cầu lãnh đạo điều hành cần quyết liệt hơn nữa, cắt cử nhân lực, thiết bị “thiện chiến” nhất để quản lý, điều hành tại hiện trường, kiên quyết cắt chuyển khối lượng với nhà thầu yếu kém và tập trung giải cứu tiến độ các gói thầu chậm.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Bộ GTVT yêu cầu các đơn vị xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết cho tất cả các dự án khởi công mới theo hướng cụ thể theo các mốc tiến độ hoàn thiện thủ tục đầu tư, mốc tiến độ thực hiện đầu tư và bao gồm dự kiến nhu cầu sử dụng vốn năm 2022, sớm trình lãnh đạo Bộ chấp thuận, để làm cơ sở đôn đốc và điều hành tổng thể kế hoạch vốn.
Tuy nhiên, theo đại diện các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án giao thông, hiện nay, giá nhiên, nguyên vật liệu đầu vào “leo thang” cao đang làm khó các nhà thầu, trong khi việc công bố chỉ số giá của địa phương không phản ánh kịp thực tế, ảnh hưởng lớn đến năng lực tài chính của nhà thầu và tiến độ thi công các dự án. Vì vậy, các dự án đề xuất các cấp có thẩm quyền sớm nghiên cứu chính sách đặc thù cho lĩnh vực xây dựng cơ bản, đặc biệt là các dự án trọng điểm quốc gia sử dụng vốn đầu tư công để bảo đảm tiến độ giải ngân.
Bộ Giao thông vận tải giải ngân đạt gần 40% trong 6 tháng đầu năm
Thông tin tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2022 của Bộ Giao thông Vận tải vào sáng 28/6, tại Hà Nội, ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ Giao thông vận tải) cho biết, năm 2022, Bộ Giao thông vận tải được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước là 50.328 tỷ đồng; gồm: 4.877 tỷ đồng vốn nước ngoài và 45.451 tỷ đồng vốn trong nước.
Tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Túy Loan. Ảnh minh họa: Huy Hùng/TTXVN
Tính đến nay, Bộ Giao thông vận tải đã phân bổ chi tiết cho các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án tổng số 45.343 tỷ đồng, đạt 90,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Trong đó, phân bổ toàn bộ 4.877 tỷ đồng (đạt 100%) vốn nước ngoài và 40.466 (đạt 89%) vốn trong nước. Còn lại 4.985 tỷ đồng vốn trong nước chưa phân bổ kế hoạch, Bộ Giao thông Vận tải dự kiến bố trí cho 12 dự án thành phần đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 sau khi có quyết định phê duyệt dự án đầu tư và được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch trung hạn vốn thực hiện.
Dự kiến, đến hết tháng 6/2022, Bộ Giao thông vận tải giải ngân khoảng 17.200 tỷ đồng, đạt 39,8% kế hoạch đã giao chi tiết và đạt 34,2% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao, gồm: 1.843 tỷ đồng vốn nước ngoài, đạt 37,8% và 15.357 tỷ đồng vốn trong nước, đạt 33,8% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao.
"Dù giải ngân gặp khó khăn trong quý đầu tiên, song từ tháng 3/2022 đến nay, các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án cùng các cơ quan, đơn vị ngành giao thông đã nỗ lực, đưa kết quả giải ngân luôn cao hơn mức giải ngân trung bình của cả nước từ 5 - 7%.
Để có được kết quả này, Bộ trưởng và các Thứ trưởng đã chủ trì họp hàng tuần và gắn trách nhiệm người đứng đầu trong giải ngân vốn đầu tư công; quán triệt thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, yêu cầu các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án tranh thủ thời tiết thuận lợi tại các địa phương, tăng ca, tăng kíp, tăng mũi thi công", ông Huy cho hay.
Cũng theo lãnh đạo Vụ Kế hoạch và Đầu tư, khối lượng giải ngân trong 6 tháng cuối năm 2022 còn rất lớn, khoảng 33.100 tỷ đồng.
Nhận thức được nhiệm vụ quan trọng này, Bộ Giao thông vận tải đã đề ra nhiều giải pháp, có nhiều văn bản đôn đốc, yêu cầu thủ trưởng các đơn vị chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện, đẩy mạnh giải ngân tại các dự án có kế hoạch còn lại lớn, đặc biệt là tại các dự án trọng điểm, các dự án phải hoàn thành trong năm 2022 như: các dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất, các dự án đường sắt cấp bách, Tân Vạn - Nhơn Trạch, tuyến tránh Long Xuyên, dự án kết nối giao thông Tây Nguyên, Kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc, Tuyến tránh Quốc lộ 1A qua Cà Mau, Tuyến tránh phía Đông thành phố Buôn Ma Thuột...
Để bảo đảm phân bổ, giải ngân hết kế hoạch năm 2022 được Thủ tướng Chính phủ giao, theo ông Nguyễn Danh Huy, các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án cũng cần lưu ý đẩy nhanh tiến độ các dự án đang thực hiện; rà soát, đề xuất nhu cầu bổ sung kế hoạch năm 2022 cho các dự án đang thực hiện từ nguồn vốn kế hoạch năm 2022 chưa phân bổ của Bộ.
Đối với các dự án khởi công mới, có dự kiến sử dụng kế hoạch vốn năm 2022 nhưng đến nay chưa hoàn thiện thủ tục phê duyệt dự án đầu tư, các đơn vị căn cứ tiến độ hoàn thiện thủ tục và kết quả rà soát lại nhu cầu sử dụng vốn trong năm 2022 để đề xuất điều hòa, điều chỉnh lại từ kế hoạch năm đã giao cho các dự án khác của đơn vị.
"Quá trình điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh hiệp định, gia hạn hiệp định các dự án ODA, các Ban Quản lý dự án phụ trách cần có sự trao đổi với các Cục, Vụ chuyên môn của Bộ Giao thông vận tải để sớm hoàn thiện hồ sơ, đảm bảo tiến độ giải ngân", ông Nguyễn Danh Huy đề nghị.
Nhiều chủ đầu tư 'cán đích' giải ngân, ngành Giao thông tiếp tục được giao vốn lớn Hết tháng 12/2021, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã giải ngân được gần 37.171 tỷ đồng, đạt 85,6% kế hoạch giao. Dự kiến hết tháng 1/2022, Bộ sẽ tiếp tục giải ngân tối thiểu hơn 4.400 tỷ đồng để giải ngân đạt tối thiểu 96%, đáp ứng mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 63/CP của Chính phủ. 10 đơn vị...