Tăng tốc bán hàng, Hòa Phát đối diện sức ép thu nợ
Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG, sàn HoSE) tiếp tục gây ấn tượng bởi sản lượng bán hàng tăng mạnh, nhưng tín hiệu lạc quan đó cũng đi kèm sức ép trong hoạt động thu nợ.
Con số các khoản phải thu ngắn hạn của Hòa Phát đang tăng tốc rất nhanh
Tăng tốc bán hàng
Tháng 11/2020, Hòa Phát cho biết, Công ty đạt sản lượng thép thô 552.000 tấn, tăng 68% so với cùng kỳ; tổng lượng phôi thép và thép xây dựng thành phẩm bán ra đạt 514.000 tấn. Lũy kế 11 tháng, Công ty đạt sản lượng gần 5,2 triệu tấn thép thô, gấp đôi so với cùng kỳ năm 2019; tiêu thụ trên 3 triệu tấn thép xây dựng thành phẩm, tăng 23,7% so với cùng kỳ.
Trong 11 tháng đầu năm 2020, Hòa Phát xuất khẩu 480.000 tấn thép xây dựng thành phẩm, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ. Thị trường xuất khẩu thép xây dựng của Công ty gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Canada, Australia, Campuchia, Lào, Malaysia, Đài Loan, Indonesia, Ghana. Ngoài ra, Hòa Phát còn xuất khẩu gần 1,6 triệu tấn phôi vuông để sản xuất thép xây dựng.
Lãnh đạo Công ty cho biết, thời gian qua, Hòa Phát ưu tiên sản xuất thép cuộn cán nóng (HRC) tại Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất. Do vậy, thành phẩm thép xây dựng chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Nếu có nhiều sản phẩm hơn, sản lượng bán hàng thép xây dựng của Công ty trong tháng 11 có thể cao hơn mức kỷ lục đạt được trong tháng 9/2020.
Sức ép hoạt động thu nợ
Video đang HOT
Những tín hiệu lạc quan là vậy, song sự bùng nổ nhanh về doanh số và lưu lượng hàng hóa thường đi kèm với những yêu cầu khó khăn hơn trong kiểm soát các hoạt động tài chính.
Sự bùng nổ nhanh về doanh số và lưu lượng hàng hóa thường đi kèm với những yêu cầu khó khăn hơn trong kiểm soát các hoạt động tài chính.
Hiện tại, rủi ro thu nợ chưa xuất hiện rõ ràng trong báo cáo tài chính của Hòa Phát. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho của Công ty tại thời điểm cuối tháng 9/2020 là khoảng 38,5 tỷ đồng, tăng không đáng kể so với mức hơn 37,1 tỷ đồng tại thời điểm đầu năm.
Song việc kiểm soát rủi ro thu nợ trong bối cảnh doanh số bán hàng tăng đang là thách thức cho Hòa Phát. Hiện có những khoản chưa đến thời hạn, nên chưa trích lập dự phòng. Nhưng khi lưu lượng bán hàng tăng nhanh, thì Công ty phải chấp nhận tăng quy mô các khoản hàng phải cho khách nợ tiền, dẫn đến việc đòi nợ trở nên bận rộn hơn, nếu không kiểm soát chặt chẽ, việc phát sinh nợ quá hạn rất dễ gia tăng.
Thực tế, áp lực đối với Hòa Phát cũng gia tăng trong việc theo dõi công nợ. Điều đó được thể hiện ở con số các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty đang tăng tốc rất nhanh. Số dư tại ngày 30/9/2020 đã tăng tới 63,7% so với đầu năm. Riêng phải thu ngắn hạn của khách hàng trong giai đoạn này cũng tăng tới hơn 50%.
Số dư các khoản phải thu tăng lên đồng nghĩa với việc Hòa Phát phải chấp nhận bị khách hàng chiếm dụng vốn nhiều hơn. Điều này tuy phù hợp với sự gia tăng doanh số, nhưng ít nhiều cũng khiến Công ty phải tăng vay tài chính để “nuôi” phần vốn bị khách hàng chiếm dụng. Các khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn có mức tăng 42,5% trong 9 tháng đầu năm, chi phí lãi vay theo đó đã tăng 137% so với cùng kỳ.
Thu lãi vài trăm tỷ mỗi năm, vì sao Hòa Phát vẫn quyết thoái vốn mảng nội thất 'gà đẻ trứng vàng'?
Sử dụng lượng nhân sự ngang ngửa mảng ống thép và hơn nhiều mảng nông nghiệp, nhưng nội thất hiện đóng góp chỉ 2% trong cơ cấu doanh thu của Tập đoàn Hòa Phát.
Tập đoàn Hòa Phát vừa quyết định cơ cấu lại mô hình tổ chức, theo đó chia ra 4 Tổng công ty trực thuộc Tập đoàn phụ trách các lĩnh vực khác nhau gồm: Tong cong ty Gang Thep, Tong cong ty Ong thep va Ton ma mau, Tong cong ty Phát triển Nong nghiep, Tong cong ty Phát triển Bat đong san.
Một điểm đáng chú ý là Hòa Phát sẽ thoái vốn khỏi ngành nội thất trong năm 2021. Lý do được đưa ra vì ngành này mang tính chất thủ công kinh tế gia đình, sử dụng nhiều lao động phổ thông không phù hợp mô hình sản xuất quy mô lớn, sử dụng máy móc hiện đại tiên tiến của Tập đoàn.
Trên thực tế, hoạt động kinh doanh nột thất của Hòa Phát đã tồn tại được 25 năm. Năm 2015, công ty này đầu tư hàng loạt nhà máy sản xuất trên khắp cả nước. Thời điểm hiện tại, CTCP Nội thất Hòa Phát có khoảng hơn 2.000 nhân sự, 4 chi nhánh và hệ thống phân phối trên cả nước. Bên cạnh đó, sản phẩm cũng được công ty xuất khẩu đi các thị trường Châu Á, Trung Đông và Đông Âu...
Các sản phẩm chính của Nội thất Hòa Phát tập trung vào nội thất văn phòng, két bạc, bàn ghế ăn gia đình làm từ ống thép - inox, nội thất giáo dục và công trình công cộng... Nhìn chung đây là các sản phẩm có sử dụng một phần nguyên liệu sắt, thép vốn từ thế mạnh của Tập đoàn.
Tại báo cáo thường niên 2019, Hòa Phát cho biết liên tục dẫn đầu thị phần nội thất văn phòng với hàng loạt dự án lớn. Trong khi mảng nội thất gia dụng từng tăng trưởng tới 46% trong năm 2018.
Doanh thu nội thất Hòa Phát giữ ổn định quanh mức 1.800 tỷ đồng trong nhiều năm trở lại đây. Lợi nhuận ròng từ 250 - 300 tỷ đồng mỗi năm, Nội thất Hòa Phát nằm trong nhóm các công ty hiệu quả nhất ngành tại Việt Nam.
Năm ngoái, lợi nhuận của công ty con Hòa Phát chỉ xếp sau AA Corporation, đơn vị chuyên bán nội thất cao cấp trong nước và xuất khẩu. Thực tế, sức tăng trưởng của AA Corporation hết sức mạnh mẽ trong những năm gần đây. 2019, công ty thu về gần 2.800 tỷ đồng doanh thu, lãi sau thuế 329 tỷ đồng, tăng lần lượt 38% và 19%.
Nhưng so với các doanh nghiệp có cùng cơ cấu sản phẩm như Nội thất Xuân Hòa và Nội thất 190 thì Nội thất Hòa Phát bỏ rất xa, doanh thu gấp 2 - 3 lần đối thủ, còn lợi nhuận thâm chí còn vượt trội hơn. Nội thất 190 năm ngoái doanh thu 866 tỷ đồng, lãi sau thuế 60 tỷ đồng. Xuân Hòa doanh thu 557 tỷ đồng, lãi 79 tỷ đồng.
Điều này một phần đến từ việc biên lãi gộp của Nội thất Hòa Phát tốt hơn, khoảng 24% so với 20% của Xuân Hòa và 11% của nội thất 190.
Đầu tư vào mảng nội thất chỉ khoảng 400 tỷ đồng, nhưng trong 4 năm gần nhất, Hòa Phát thu lãi về hơn 1.000 tỷ đồng. Nói không ngoa, đây cũng chính là một mảng kinh doanh "gà đẻ trứng vàng" và là mơ ước của nhiều doanh nghiệp.
Cơ cấu nhân sự của Hòa Phát tính đến hết năm 2019. Nguồn: Hòa Phát
Tuy nhiên xét về cơ cấu, ngành nội thất chỉ chiếm khoản 2% tỷ trọng doanh thu của Tập đoàn. Trong khi dùng tới hơn 2.000 nhân sự, số này ngang ngửa với mảng ống thép và hơn nhiều so với kinh doanh nông nghiệp.
Thị phần ống thép của Hòa Phát tăng trưởng mạnh trong 5 năm gần đây, cuối năm 2019 đạt khoảng 32% xây chắc vị trí số 1 nội địa. Trong khi đó, mảng nông nghiệp cũng tăng tới 172% trong năm ngoái. 9 tháng đầu năm nay, nông nghiệp Hòa Phát tiếp tục tăng trưởng đột phá, doanh thu gần 8.000 tỷ đồng và lợi nhuận ròng khoảng 1.350 tỷ đồng.
Như vậy, việc tiêu tốn nguồn nhân lực lớn và đóng góp tỷ trọng không đáng kể có thể là nguyên nhân chính dẫn đến quyết định thoái vốn mảng nội thất của ông Trần Đình Long và các cộng sự. Cho dù phải thừa nhận Nội thất Hòa Phát vẫn là một doanh nghiệp béo bở, hở ra chắc chắn sẽ có nhiều ông lớn trong ngành nhòm ngó.
Hòa Phát thành lập 4 tổng công ty, thoái vốn ngành nội thất trong năm 2021 Theo thông báo mới nhất của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hóa Phát (HoSE: HPG), HĐQT tập đoàn quyết định cơ cấu lại mô hình tổ chức với các tổng công ty phụ trách từng lĩnh vực hoạt động. Tập đoàn Hòa Phát sẽ thoái vốn khỏi ngành nội thất trong năm 2021. Cụ thể, Hòa Phát sẽ thành lập 4 tổng...