Tặng tiền, quà để dân tiêm vắc xin
Kỳ vọng tốc độ tiêm chủng nhanh sẽ giúp sớm đạt được miễn dịch cộng đồng và chấm dứt dịch bệnh, một số nước đang có nhiều sáng kiến khuyến khích người dân đi tiêm vắc xin.
Để khuyến khích người dân tiêm vắc xin COVID-19, nhiều sáng kiến được áp dụng như tặng tiền, vé tham quan bảo tàng, bánh… – Ảnh: Financial Times
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 còn phức tạp, nhiều nước đang đẩy nhanh chương trình tiêm chủng vắc xin để sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường. Các giải pháp tăng tốc lúc này chủ yếu được triển khai dưới dạng những sáng kiến khuyến khích, động viên người dân.
Phục hồi nhờ vắc xin
Mới đây, Malta là quốc gia đầu tiên trong Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố đạt miễn dịch cộng đồng. Hôm 24-5, Malta thông báo đã tiêm vắc xin COVID-19 cho ít nhất 70% dân số trưởng thành với ít nhất 1 liều và 42% dân số đã được tiêm đầy đủ.
Đúng như Bộ trưởng Y tế Chris Fearne của Malta tuyên bố “vắc xin là vũ khí của chúng ta chống lại COVID-19″, tiến độ “phủ sóng” vắc xin đã giúp giảm 95% số người phải nhập viện điều trị COVID-19 ở Malta. Trong tuần qua, nước này chỉ ghi nhận trung bình 3 ca nhiễm mới mỗi ngày.
Ở Israel, số ca nhiễm mới cũng đang giảm dần khi chương trình tiêm chủng đẩy mạnh. Bộ trưởng Y tế Yuli Edelstein cho biết kể từ ngày 1-6, nước này sẽ dỡ bỏ gần như tất cả các biện pháp hạn chế để chống dịch COVID-19. Báo Times of Israel giải thích rất ngắn gọn cho kế hoạch này là “nhờ nỗ lực tiêm chủng thành công của Israel”.
Video đang HOT
Với phần đông dân số đã tiêm vắc xin COVID-19 của Hãng Pfizer-BioNTech và khoảng 92% những người từ 50 tuổi trở lên đã tiêm ngừa hoặc đã khỏi bệnh, Israel đang dần mở cửa lại nền kinh tế sau 3 đợt phong tỏa.
Một số nước nhỏ thuộc nhóm dẫn đầu thế giới về tỉ lệ dân số đã tiêm đủ vắc xin, như San Marino hay Maldives, giờ đây còn tính chuyện thu hút du khách bằng chương trình “ du lịch vắc xin”.
Tại một số bang của Mỹ, nhờ nỗ lực tiêm chủng, cuộc sống đang dần trở lại bình thường. “Đây là giây phút phấn khích. Đã qua một năm đen tối như địa ngục” – thống đốc Andrew Cuomo của bang New York nói hôm 17-5, sau khi công bố bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang với người đã tiêm đủ vắc xin. Chỉ cách đây không lâu, New York từng là tâm dịch u ám của nước Mỹ.
Người dân nên nhận thức rằng nếu họ không tiêm vắc xin, họ có thể đối mặt với nguy cơ rất nghiêm trọng, thậm chí gây chết chóc.
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu hôm 26-5, khi ông thúc giục người dân Nga bỏ đi những hoài nghi về vắc xin COVID-19.
Muôn màu muôn vẻ
Để đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, chính quyền tại mỗi địa phương lại có những sáng kiến linh hoạt và sáng tạo riêng.
Một số nước chọn cách tặng tiền, quà để khuyến khích tiêm vắc xin như Mỹ và Trung Quốc. Đây cũng là những quốc gia vẫn còn một bộ phận không nhỏ người dân sợ… vắc xin.
Trong khi Trung Quốc đặt mục tiêu tiêm chủng được 64% dân số trước cuối năm, Mỹ kỳ vọng tiêm ít nhất một liều cho 70% người trưởng thành trước ngày Quốc khánh 4-7.
Tại Mỹ, bang New Jersey công bố chương trình “Tiêm vắc xin và bia”. Theo đó, những người từ 21 tuổi trở lên được uống bia miễn phí sau khi tiêm mũi đầu tiên trong tháng 5. Bang Maryland tặng 100 USD cho các quan chức nếu đã tiêm đủ liều.
Thành phố Lancaster thuộc bang California khuyến khích thanh thiếu niên tiêm vắc xin bằng cách tổ chức quay xổ số với giải thưởng là học bổng đại học trị giá 10.000 USD. Bang Ohio cũng tổ chức giải xổ số tương tự và trao học bổng toàn phần 4 năm đại học.
Trong khi đó, Trung Quốc đang đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng ngay trước dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 7-2021 và Thế vận hội mùa đông 2022 ở Bắc Kinh.
Nhiều ngôi làng đã dựng biểu ngữ và cử nhân viên tới từng nhà để truyền đạt cho người dân hiểu tiêm vắc xin là trách nhiệm với đất nước. Một số nơi tặng trứng gà, bột, phiếu mua hàng…
Tại quận Bình Cốc ở Bắc Kinh, người dân sẽ được nhận 50 nhân dân tệ (khoảng 180.000 đồng) tiền mặt hoặc vật phẩm có giá trị tương đương nếu tiêm đủ liều vắc xin. Nhiều quận ngoại ô khác hứa tặng 100 nhân dân tệ cho mỗi liều tiêm.
Ở thành phố Rajkot của bang Gujarat thuộc miền tây Ấn Độ, các thợ kim hoàn đã tặng khuyên mũi bằng vàng cho phụ nữ để khuyến khích họ tiêm vắc xin, theo báo Hindustan Times. Hay tại thủ đô Matxcơva của Nga, các nhà tổ chức phát kem miễn phí cho người đã tiêm.
Tại Israel có chương tình tặng nước ngọt Coca-Cola, bia, bánh pizza…, trong khi tại Dubai (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất – UAE), một số nhà hàng giảm 10% hóa đơn cho khách tiêm liều đầu tiên và 20% cho khách đã tiêm cả hai liều.
Tranh cãi tính hiệu quả
Ngoài hiệu ứng tích cực được ghi nhận từ các biện pháp khích lệ đã nêu, vẫn còn một vấn đề mà các bang và công ty của Mỹ gặp phải nếu họ tặng tiền mặt: người dân có thể nghi ngờ vắc xin COVID-19 nguy hiểm. Theo trang The Conversation , nghiên cứu chỉ ra các sáng kiến khích lệ phi tiền mặt có thể sẽ hiệu quả hơn tặng tiền.
Bài viết đăng trên tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ (JAMA) cho rằng chính sách dùng tiền khích lệ mọi người tiêm vắc xin COVID-19 nên được xem là “phương sách cuối cùng”, nếu việc tiêm vắc xin tự nguyện không đem lại hiệu quả mong muốn.
Cựu Thống đốc Nga ấn tượng về thành tích chống dịch COVID-19 của Việt Nam
Trong cuộc trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại LB Nga, ông Sergey Levchenko, Bí thư thứ nhất Đảng bộ Đảng Cộng sản LB Nga (KPRF) tỉnh Irkutsk, cựu Thống đốc tỉnh Irkutsk giai đoạn 2015-2019, đã bày tỏ ấn tượng với thành tích phòng chống đại dịch COVID-19 của Việt Nam.
Công nhân ngồi giãn cách chờ tiêm vaccine tại tỉnh Băc Giang. Ảnh: Danh Lam/TTXVN
Ông Levchenko bày tỏ: "Chúng tôi rất ấn tượng về thành tích phòng chống COVID-19 của Việt Nam. Các bạn đã phòng chống dịch bệnh một cách hiệu quả. Trong suốt 1 năm qua, các bạn đã ứng phó một cách quyết liệt, đúng đắn và thông minh với đại dịch kể từ khi nó bắt đầu tháng 4 năm ngoái. Điều này nói lên rằng nếu một quốc gia được điều hành tốt, nếu như tất cả đều có tinh thần quyết tâm chiến thắng dịch bệnh này thì chắc chắn sẽ thu được kết quả. Chúng tôi rất ngưỡng mộ về thành tích này của các bạn và chúc các bạn tiếp tục thành công trong phòng chống dịch COVID-19".
Ông Levchenko đánh giá Việt Nam đã đạt được những kết quả còn tốt hơn các nền kinh tế phát triển, nhiều xã hội văn minh trong cuộc chiến chống COVID-19. Thành tích này có được là nhờ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và tính ưu việt của CNXH. Ông Levchenko khẳng định: "các đồng chí Việt Nam đang đi đúng hướng và đã lựa chọn đường lối đúng đắn theo con đường phát triển XHCN".
Cách lấy mẫu Covid-19 tiết kiệm sức lực nhân viên y tế Hàn Quốc sử dụng cabin xét nghiệm, Trung Quốc ứng dụng robot lấy mẫu, người Nhật mua các bộ kit tại máy bán hàng tự động, giúp giảm áp lực lên nhân viên y tế nhất là khi thời tiết khắc nghiệt. Xét nghiệm Covid-19 khi số ca nhiễm cộng đồng tăng nhanh là bài toán khó đối với nhà chức trách. Nó...