Tặng tiền cho cư dân chuyển đến sinh sống, thị trấn ở Nhật Bản vẫn gặp áp lực dân số
Trong bối cảnh dân số ngày càng sụt giảm, thị trấn ở Nhật Bản đã tặng tiền cho những người chuyển đến đây sinh sống để thu hút dân cư mới.
Tuy nhiên, biện pháp này vẫn không thể giải quyết áp lực dân số ở vùng đất này.
Thị trấn Kainan. Ảnh: Chính quyền thành phố Kainan
Theo trang The Guardian (Anh), thị trấn Kainan, tỉnh Wakayama, bờ biển phía tây Nhật Bản, đang tung ra chính sách tặng hàng triệu yên cho bất kỳ người dân nào chuyển đến đây sinh sống nhằm ngăn chặn tình trạng sụt giảm dân số. Những cư dân mới sẽ phải sống ở Kainan ít nhất 5 năm để nhận được tiền mặt. Và những người này phải mang họ Suzuki.
Là cội nguồn của dòng họ Suzuki, thị trấn Kainan đã quyết định khai thác mối liên hệ giữa dòng họ phổ biến thứ hai ở Nhật Bản để phát động chiến dịch thu hút dân cư vào năm 2021. Giới chức đã nhắm mục tiêu đến khoảng 750.000 người mang họ Suzuki sinh sống ở Tokyo và các tỉnh lân cận Chiba, Saitama và Kanagawa.
Mỗi hộ gia đình có thể chứng minh thuộc họ Suzuki sẽ được tặng 1 triệu yen và nhận được số tiền tương tự nếu có con dưới 18 tuổi. Điều đó có nghĩa là gia đình 4 người có 2 con nhỏ sẽ nhận được 3 triệu yen. Những người độc thân nhận được 600.000 yen.
Video đang HOT
Tuy nhiên, 2 năm sau nỗ lực phục hồi dân số, thị trấn này không thu hút được bất kỳ người dân nào mang họ Suzuki chuyển đến Đây là tình thế khó khăn mà các quan chức địa phương phải chấp nhận. Tình trạng này cũng phản ánh những khó khăn mà các thị trấn trong khu vực khác của Nhật Bản đang phải đối mặt trong cuộc chiến chống lại dân số già và suy giảm.
Biệt thự dòng họ Suzuki được phục hồi ở Kainan. Ảnh: Chính quyền thành phố Kainan
Ông Tomonari Fujita, người đứng đầu bộ phận phát triển đô thị của thị trấn, nói với Guardian:
“Tôi có thể xác nhận rằng cho đến nay chưa có một người nào mang họ Suzuki nào chuyển đến Kainan”.
Ngoài yếu tố tiền bạc, giới chức cho rằng khi chuyển đến Kainan, những người mang họ Suzuki sẽ có cơ hội kết nối với tổ tiên của họ.
Dòng họ Suzuki được cho là có nguồn gốc từ các linh mục tại một ngôi đền ở thị trấn Kumano gần đó. Gia tộc Suzuki chuyển đến Kainan từ thời Heian (794-1185), truyền bá Thần đạo, tôn giáo bản địa của Nhật Bản.
Ảnh: Chính quyền thành phố Kainan
Gần đây, một công trình cải tạo mới đã hoàn thành tại dinh thự thời Edo (1603-1868) của gia tộc ở Kainan. Công trình này được tài trợ bởi hàng trăm khoản quyên góp với tổng trị giá 70 triệu yen từ các công ty cùng tên trên khắp đất nước, bao gồm cả nhà sản xuất ô tô và xe máy Suzuki. Thị trấn cũng thường xuyên tổ chức các cuộc tụ họp của những người mang họ Suzuki muốn tìm hiểu thêm về cội nguồn của mình.
Tại Nhật Bản, dòng họ Sato đứng đầu danh sách họ phổ biến nước này với 1,86 triệu người. Theo một cuộc khảo sát vào tháng 3/2023, dòng Suzuki phổ biến thứ hai với 1,77 triệu người.
Kainan không phải là nơi duy nhất chứng kiến tình trạng suy giảm dân số liên tục. Dân số Nhật Bản đã giảm kỷ lục từ 800.000 xuống còn 125,4 triệu người vào năm 2022, mặc dù số lượng người nước ngoài đã tăng lên mức cao kỷ lục gần 3 triệu. Viện Nghiên cứu An sinh Xã hội và Dân số Quốc gia dự báo nước này sẽ chỉ có 87 triệu dân vào năm 2070.
Theo ông Fujita, trong số 47.000 cư dân Kainan, hơn 36% ở độ tuổi từ 65 trở lên. Sự suy giảm dân số ở đây là nghiêm trọng.
“Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể làm cho chiến dịch của mình trở nên nổi bật bằng cách thu hút những người mang họ Suzuki, nhưng những trở ngại trong việc thu hút mọi người đến sống ở đây thực sự rất lớn”, ông nói.
Đồ sơn mài được bày bán ở Kainan, một thị trấn ven biển ở Nhật Bản đang cố gắng thu hút cư dân mới. Ảnh: Chính quyền thành phố Kainan
Giới chức trong thị trấn này – nổi tiếng với các sản phẩm sơn mài, quýt Kuradashi mikan và cảnh hoàng hôn ven biển tuyệt đẹp – hy vọng việc hoàn thành khách sạn vào năm tới sẽ thu hút nhiều người mang họ Suzuki đến đây và có cảm nhận thực sự về quê hương tinh thần của họ.
“Thật vô lý khi yêu cầu ai đó từ bỏ mọi thứ và rời đi. Có rất nhiều điều cần cân nhắc trước khi đưa ra quyết định như vậy. Nhưng nếu chúng tôi có thể thu hút mọi người đến đây chỉ trong thời gian ngắn và cảm nhận được bầu không khí ở đây, tôi nghĩ một số người sẽ nhanh chóng cảm mến nơi này”, ông Fujita cho hay.
Số ca cấp cứu khó tìm được bệnh viện ở Nhật Bản tăng kỷ lục
Nhật Bản báo cáo số ca cấp cứu khó tìm được bệnh viện đã tăng cao kỷ lục trong tuần tính đến ngày 14/8, cũng là tuần tăng thứ 3 liên tiếp trong bối cảnh nước này đang phải đối phó với tình trạng gia tăng số ca mắc COVID-19.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Yokohama, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo số liệu của Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 16/8, số ca cấp cứu như trên trong tuần từ 7 - 14/8 tăng 2% so với tuần trước đó, lên 6.747 ca, trong đó 2.836 bệnh nhân có triệu chứng khó thở và nghi mắc COVID-19. Tuy nhiên số ca nghi mắc COVID-19 giảm 1% so với tuần trước đó.
Tổng số ca cấp cứu thống kê tại 52 sở cứu hỏa gồm cả các ca cấp cứu tại các thủ phủ tỉnh, đã tăng tuần thứ 8 liên tiếp. Trong số này đã bao gồm những ca đội cấp cứu phải hơn 4 lần đề nghị các bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân, trong thời gian hơn 30 phút kể từ khi đội cấp cứu đến cho đến khi xe cấp cứu bắt đầu vận chuyển bệnh nhân.
Hơn 60% doanh nghiệp Nhật Bản bị ảnh hưởng do đồng yen mất giá Số liệu khảo sát của một đơn vị nghiên cứu tư nhân ở Nhật Bản cho thấy việc đồng yen của nước này giảm giá mạnh so với các đồng ngoại tệ khác đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của hơn 60% doanh nghiệp nước này. Đồng 10.000 yên Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo,...