Tăng thêm quyền lực cho UBCKNN
Ngày 3-10, UBCKNN công bố dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) nhằm thay thế luật hiện hành. Dự luật này dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp đầu năm 2019, và thông qua vào kỳ họp cuối năm 2019.
Tăng điều kiện chào bán chứng khoán
Một trong những điểm đáng chú ý trong quy định chào bán chứng khoán là tách bạch điều kiện chào bán CP lần đầu ra công chúng, và điều kiện chào bán thêm CP ra công chúng để phù hợp với tính chất của việc chào bán và thông lệ quốc tế.
Trong đó, dự thảo quy định điều kiện về mức vốn điều lệ đã góp của tổ chức phát hành tối thiểu 30 tỷ đồng; nâng quy định điều kiện hoạt động kinh doanh có lãi lên 2 năm liên tục liền trước năm đăng ký chào bán (hiện hành là 1 năm).
Trong dự thảo lần này, UBCKNN chỉ đưa ra quyền được tiếp cận thông tin chứ không phải là quyền điều tra, nhằm yêu cầu các bên liên quan cung cấp thông tin để hỗ trợ UBCKNN trong việc xác định hành vi giao dịch nghi vấn. Quyền này khác với quyền điều tra của cơ quan công an.
Ông TRẦN VĂN DŨNG,
Chủ tịch UBCKNN
Riêng đối với chào bán CP lần đầu ra công chúng quy định thêm tính đại chúng: “Tối thiểu 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành phải được bán cho ít nhất 100 NĐT không phải là cổ đông sở hữu từ 1% trở lên vốn điều lệ của tổ chức phát hành.
Video đang HOT
Trường hợp vốn điều lệ của tổ chức phát hành từ 100 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 15% vốn điều lệ của tổ chức phát hành. Nếu vốn điều lệ của tổ chức phát hành từ 1.000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 10%”.
Về chào bán riêng lẻ, đối tượng tham gia bao gồm NĐT chiến lược, NĐT chứng khoán chuyên nghiệp. Đồng thời, quy định thời gian hạn chế tối thiểu 3 năm đối với NĐT chiến lược và tối thiểu 1 năm với NĐT chứng khoán chuyên nghiệp. Sở dĩ có quy định này vì đây là những đối tượng phải gắn bó lâu dài với công ty, hoặc am hiểu TTCK và khả năng chấp nhận rủi ro cao.
Về thu hút NĐT nước ngoài trên TTCK Việt Nam, dự thảo luật bổ sung các quy định theo hướng thống nhất với tinh thần của Luật Đầu tư năm 2014. Cụ thể, dự luật cơ bản thống nhất về cách ứng xử với chủ thể là NĐT nước ngoài và tổ chức kinh tế có trên 51% vốn điều lệ do NĐT nước ngoài nắm giữ; quy định rõ tỷ lệ sở hữu nước ngoài dựa trên ngành nghề mà doanh nghiệp đăng ký hoạt động theo hướng: tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại công ty đại chúng là 100%, ngoại trừ trường hợp cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên, hoặc pháp luật chuyên ngành có quy định cụ thể thấp hơn về tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài (trường hợp công ty đại chúng hoạt động đa ngành, nghề, có quy định khác nhau về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, thì tỷ lệ này không vượt quá mức thấp nhất trong các ngành, nghề có quy định).
Thêm quyền tiếp cận thông tin cho UBCKNN
Dự thảo đã bổ sung một số quy định về thẩm quyền của UBCKNN khi tiến hành thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm như: yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ thanh, kiểm tra, giám sát, xác minh vi phạm; yêu cầu tổ chức, cá nhân có biểu hiện vi phạm giải trình, đối chất…
Lý giải về quy định này, bà Vũ Thị Chân Phương, Phó Chủ tịch UBCKNN, cho biết trong thời gian qua, Bộ Tài chính (trong đó có UBCKNN) đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng trong quản lý, giám sát, xử lý vi phạm trên TTCK, góp phần lành mạnh hoạt động thị trường. Tuy nhiên, các hành vi vi phạm pháp luật trên thị trường ngày càng tinh vi, phức tạp, việc thanh, kiểm tra, xử lý các hành vi giao dịch nghi vấn gặp nhiều khó khăn.
Trong khi đó, UBCKNN chưa có đủ thẩm quyền để tổ chức và thực thi tốt các chức năng thanh tra và cưỡng chế thực thi (chưa có thẩm quyền trong việc kiểm soát tài khoản, dòng tiền…), vì vậy kết quả thanh, kiểm tra và xử lý còn gặp nhiều khó khăn.
Theo ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch UBCKNN, năm 2010 khi xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, UBCKNN cũng đã đề xuất trao cho UBCKNN quyền điều tra. Chính phủ đã đồng ý, nhưng sau đó Quốc hội đã không thông qua nội dung này. Nếu có được quyền điều tra sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho UBCKNN trong việc phát hiện, xử lý hành vi vi phạm. Thực ra không như nhiều nước có quyền điều tra hành chính, ở Việt Nam từ “điều tra” thường được hiểu là liên quan đến điều tra hình sự, nên có sự thận trọng.
Trả lời câu hỏi của ĐTTC về việc UBCKNN đề xuất thêm quyền này có phải do tình trạng thao túng hay làm giá đang trở thành mối nguy, ảnh hưởng quyền lợi NĐT? Khi chưa có quyền điều tra nhưng UBCKNN vẫn đang xác định, xử lý được các vi phạm. Nếu có quyền tiếp cận thông tin như vậy, việc xác định hành vi vi phạm liệu có nhanh hơn?…
Theo ông Dũng, câu hỏi về quyền này có cần thiết hay không cũng giống như câu hỏi đất nước có cần thiết phải có cảnh sát hay không? Chừng nào cần duy trì trật tự xã hội vẫn cần cảnh sát và cảnh sát vẫn cần phải tiếp tục nâng cao nghiệp vụ, hiện đại hóa trang thiết bị để theo kịp diễn biến của xã hội.
Tương tự, ở góc độ cơ quan giám sát thị trường, chúng tôi cho rằng, chừng nào còn có TTCK thì cơ quan giám sát còn cần được trao thẩm quyền để giám sát, theo kịp diễn biến của thị trường. Và khi có quyền này việc xác định hành vi giao dịch đó có vi phạm hay không sẽ nhanh hơn.
Hà My
Theo saigondautu.com.vn
Vietcombank bổ nhiệm Giám đốc chi nhánh Hoàng Mai
Sáng ngày 28/09/2018, tại Trụ sở Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai (Vietcombank Hoàng Mai), đã diễn ra lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Vietcombank Hoàng Mai.
Ông Nghiêm Xuân Thành - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Vietcombank (bên phải) trao quyết định và tặng hoa chúc mừng ông Đặng Kiên Định - tân Giám đốc Vietcombank Hoàng Mai
Tham dự buổi lễ, về phía khách mời có ông Lê Quang Huy - Phó Cục trưởng Cục thanh tra giám sát ngân hàng TP Hà Nội (Cục I).
Về phía Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) có ông Nghiêm Xuân Thành - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT; đại diện lãnh đạo một số phòng/ban tại Trụ sở chính; Giám đốc chi nhánh Vietcombank và Công ty trực thuộc trên địa bàn thành phố Hà Nội cùng Ban Giám đốc và các cán bộ chủ chốt của Vietcombank Hoàng Mai.
Tại buổi lễ, ông Đặng Bình Nguyên - Trưởng ban Tổ chức cán bộ Vietcombank đã công bố Quyết định số 2069/QĐ-VCB-TCCB ngày 18/09/2018 của Hội đồng quản trị Vietcombank về việc bổ nhiệm ông Đặng Kiên Định - Phó Giám đốc Phụ trách điều hành Chi nhánh Vietcombank Hoàng Mai giữ chức vụ Giám đốc Vietcombank Hoàng Mai kể từ ngày 01/10/2018.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nghiêm Xuân Thành - Chủ tịch HĐQT Vietcombank đánh giá cao sự chuyển mình của Vietcombank Hoàng Mai trong những năm qua và ghi nhận sự đóng góp tích cực của ông Đặng Kiên Định.
Ông Thành mong muốn, ông Đặng Kiên Định trên cương vị mới, nhiệm vụ mới được giao sẽ tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, cùng tập thể Ban Giám đốc và cán bộ nhân viên chi nhánh tiếp tục xây dựng khối đoàn kết vững mạnh để không ngừng nỗ lực đưa chi nhánh hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu nhiệm vụ được Ban Lãnh đạo giao trong năm 2018 và trong thời gian tới, đóng góp tích cực vào hiệu quả kinh doanh của hệ thống Vietcombank.
Lãnh đạo Vietcombank và Lãnh đạo Ngân hàng TP. Hà Nội chụp ảnh lưu niệm cùng ông Đặng Kiên Đinh - tân Giám đốc Vietcombank Hoàng Mai
Phát biểu nhận nhiệm vụ, ông Đặng Kiên Định đã bày tỏ biết ơn đến sự tin tưởng giao nhiệm vụ của Ban Lãnh đạo và cho biết, cương vị mới là niềm vinh dự nhưng cũng là một trọng trách lớn, đồng thời cam kết sẽ nỗ lực hết mình với tinh thần trách nhiệm cao nhất, cùng Ban Giám đốc và đội ngũ cán bộ nhân viên xây dựng một tập thể vững mạnh, chuyên nghiệp, phục vụ khách hàng tốt nhất để đưa Vietcombank Hoàng Mai tiếp tục phát triển ngày càng bền vững, an toàn và hiệu quả.
Theo tapchitaichinh.vn
Báo cáo không đúng thời hạn, nhiều tổ chức và cá nhân bị UBCKNN xử phạt Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa công bố kết quả kiểm tra giám sát, cùng các quyết định xử phạt đối với một số cá nhân và tổ chức được ban hành trong tuần từ 24 - 28/9/2018. Ảnh minh họa (Nguồn: Internet) "Chậm trễ" công bố lý do không thực hiện được giao dịch Ngày 26/9/2018, Thanh tra UBCKNN đã...