Tăng sức ép đào thải công ty chứng khoán yếu
Với những đề xuất mới về chỉ tiêu an toàn tài chính của công ty chứng khoán, việc khai tử các công ty chứng khoán nhỏ, hiệu quả kinh doanh yếu kém sẽ diễn ra nhanh hơn.
Nâng quy chuẩn an toàn tài chính
Tuy không có nhiều thay đổi so với quy định hiện hành, nhưng dự thảo Thông tư quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính, do Bộ Tài chính vừa công khai lấy ý kiến các thành viên thị trường cho thấy, nhà quản lý muốn tăng sức ép thanh lọc các công ty chứng khoán ốm yếu.
Phần lớn các nội dung mới trong lần sửa đổi chính sách này tập trung ở các biện pháp xử lý công ty chứng khoán không đảm bảo an toàn tài chính, tùy theo các cấp độ từ nặng nhất đến nhẹ: kiểm soát đặc biệt, kiểm soát, cảnh báo.
Theo đó, với biện pháp xử lý các công ty chứng khoán trong diện kiểm soát đặc biệt, có 2 điểm mới được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) đề xuất.
ầu tiên là thay vì sau thời hạn 2 tháng như quy định hiện hành, nhà hoạch định chính sách đề xuất rút ngắn xuống còn 1 tháng kể từ ngày công ty chứng khoán bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, Sở Giao dịch chứng khoán thực hiện đình chỉ một phần hoạt động của công ty chứng khoán thành viên không khắc phục được tình trạng kiểm soát đặc biệt.
Việc đình chỉ giao dịch của Sở Giao dịch chứng khoán kết thúc khi công ty chứng khoán được UBCK quyết định đưa ra khỏi tình trạng kiểm soát đặc biệt…
iểm mới thứ hai là sau khi hết thời hạn kiểm soát đặc biệt, nếu tổ chức kinh doanh chứng khoán vẫn không khắc phục được tình trạng kiểm soát đặc biệt thì sẽ bị đình chỉ hoạt động.
Sau 6 tháng kể từ ngày quyết định đình chỉ có hiệu lực, UBCK ra quyết định rút nghiệp vụ môi giới chứng khoán trong trường hợp công ty chứng khoán không khắc phục được tình trạng bị đình chỉ hoạt động.
Liên quan đến biện pháp xử lý công ty chứng khoán bị đặt vào tình trạng kiểm soát, nhà quản lý đề xuất sau 4 tháng kể từ ngày bị đặt vào tình trạng kiểm soát, Sở Giao dịch chứng khoán thực hiện đình chỉ một phần giao dịch của công ty chứng khoán thành viên không khắc phục được tình trạng kiểm soát. Thời hạn này rút ngắn 2 tháng so với quy định hiện hành.
Việc đình chỉ giao dịch của công ty chứng khoán thành viên của Sở Giao dịch chứng khoán sẽ kết thúc khi công ty chứng khoán được UBCK quyết định đưa ra khỏi tình trạng kiểm soát.
Video đang HOT
Với các công ty chứng khoán bị rơi vào tình trạng kiểm soát, do là tình trạng bị mất an toàn tài chính nhẹ nhất, nên biện pháp ứng xử với công ty chứng khoán rơi vào tình trạng cảnh báo về cơ bản giữ nguyên như hiện hành.
Chỉ có một điểm thay đổi nhỏ là UBCK xem xét đưa tổ chức kinh doanh chứng khoán ra khỏi tình trạng cảnh báo khi tỷ lệ vốn khả dụng đạt từ 180% trở lên trong 3 tháng liên tục, trong đó tỷ lệ vốn khả dụng tại kỳ báo cáo cuối cùng phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận và có báo cáo UBCK về khắc phục tình trạng cảnh báo.
Liên quan đến trách nhiệm của cá nhân và tổ chức kinh doanh chứng khoán bị đặt vào tình trạng kiểm soát, kiểm soát đặc biệt, một điểm mới tại dự thảo thông tư là công ty chứng khoán chỉ được quản lý tiền giao dịch chứng khoán theo phương thức khách hàng của công ty chứng khoán mở tài khoản trực tiếp tại ngân hàng thương mại do công ty chứng khoán lựa chọn để quản lý tiền giao dịch chứng khoán.
Những góc nhìn từ thị trường
Hướng sửa đổi chính sách như trên, theo ghi nhận của ầu tư Chứng khoán, nhận được sự đồng tình của nhiều công ty chứng khoán quy mô vốn lớn.
Khi chính sách nâng cao các tiêu chí về vốn, an toàn tài chính với công ty chứng khoán, cũng như mạnh tay hơn trong xử lý các công ty mất an toàn tài chính, thậm chí thanh lọc dần công ty có quy mô nhỏ, ốm yếu, sẽ rộng sân hơn cho các công ty lớn thể hiện vai trò trên thị trường.
Về phía nhà đầu tư, ông Bùi Minh Hùng tại Chứng khoán ông Á cho rằng, một khi công ty chứng khoán có năng lực tài chính tốt và chuyên môn nghiệp vụ cao, thị trường sẽ phát triển tích cực hơn, lợi ích của nhà đầu tư sẽ được bảo vệ tốt hơn.
Thực tế, các công ty chứng khoán nhỏ phải cạnh tranh bằng những con đường riêng, trong đó có những hỗ trợ nhà đầu tư ngoài quy chuẩn pháp luật cho phép, nhưng xét trên bình diện tổng thể thị trường, đại đa số nhà đầu tư vẫn muốn gửi tài sản và niềm tin đầu tư vào các công ty môi giới có an toàn tài chính tốt và được kiểm soát chặt chẽ bởi nhà quản lý.
Ghi nhận của ầu tư Chứng khoán cho thấy, một số công ty chứng khoán vừa gửi đề xuất lên UBCK về việc cần nâng tiêu chuẩn vốn tối thiểu cho 4 nghiệp vụ lõi.
Theo đó, với nghiệp vụ môi giới, tự doanh chứng khoán, cần lần lượt tăng từ 25 tỷ đồng hiện hành lên 100 tỷ đồng và từ 50 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng.
Tương tự, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành và tư vấn đầu tư chứng khoán được đề xuất tăng mạnh từ 165 tỷ đồng hiện tại lên 500 tỷ đồng và từ 10 tỷ đồng lên 50 tỷ đồng…
Bên cạnh các ý kiến ủng hộ việc tăng chuẩn công ty chứng khoán, ầu tư Chứng khoán cũng ghi nhận được những ý kiến không ủng hộ.
Phó chủ tịch hội đồng quản trị một công ty chứng khoán có vốn chủ sở hữu 300 tỷ đồng cho rằng, việc nâng quá mạnh các điều kiện về vốn tối thiểu mà công ty chứng khoán phải đáp ứng cho triển khai các nghiệp kinh doanh lõi, cũng như phải đáp ứng các chỉ tiêu an toàn tài chính cao hơn so với hiện hành là “làm khó” cho công ty chứng khoán quy mô vừa và nhỏ.
Trên thực tế, trong số công ty chứng khoán quy mô vốn vừa và nhỏ, vẫn có các đơn vị quản trị vững, hiệu quả kinh doanh khá tốt.
Trong bối cảnh kinh doanh khó khăn hiện nay, mà yêu cầu họ phải huy động nhiều vốn để đáp ứng chuẩn cao về an toàn tài chính là khó khả thi, đẩy họ vào thế khó.
Nhà quản lý sẽ phải cân nhắc những ý kiến trái chiều từ thị trường để định ra chính sách mới trong bối cảnh khối công ty chứng khoán Việt Nam có trên 70 cái tên, nhưng thực tế chỉ khoảng 25 công ty thực sống bằng các nghiệp vụ chứng khoán, còn lại là các công ty có tên, nhưng tồn tại là để phục vụ mục tiêu của chủ sở hữu, hoặc mong chờ bán lại cho đối tác khi có điều kiện chuyển giao.
"Vũ khí" cạnh tranh của các công ty chứng khoán thời đại mới
Ông Đỗ Ngọc Quỳnh, quyền Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán VNDIRECT cho rằng, các công ty chứng khoán có xu hướng đầu tư mạnh về hạ tầng công nghệ, nhưng lợi thế cạnh tranh cốt lõi vẫn nằm ở con người và tính linh hoạt của hệ thống
Trong ề án Tái cấu trúc TTCK Việt Nam, mục tiêu Thủ tướng yêu cầu tăng số lượng nhà đầu tư lên 3% dân số, tương đương gần 3 triệu tài khoản đến năm 2020 và nâng lên 5% đến năm 2025. Ông đánh giá như thế nào về khả năng hoàn thành mục tiêu này?
Ông Đỗ Ngọc Quỳnh.
Theo quan điểm của tôi, hiện mục tiêu này của Chính phủ là khả thi vì những yếu tố sau. Thứ nhất, thị trường chứng khoán ngày càng được biết đến rộng rãi hơn qua các phương tiện truyền thông, thu hút được sự chú ý của công chúng ngoài các kênh đầu tư truyền thông như tiết kiệm, vàng và USD.
Thứ hai, cùng với sự phát triển của các ứng dụng công nghệ, thị trường chứng khoán trở nên dễ tiếp cận hơn, đặc biệt là đối với lớp nhà đầu tư trẻ ngày nay, những người có kiến thức và ý thức đầu tư từ rất sớm.
Thứ ba, sản phẩm trên thị trường chứng khoán ngày càng đa dạng hơn, phục vụ cho nhiều mục đích đầu tư như sản phẩm chứng quyền có đảm bảo, hợp đồng tương lai chỉ số VN30, chứng chỉ quỹ và đến năm 2025 sẽ từng bước triển khai sản phẩm quyền chọn và hợp đồng tương lai trên cổ phiếu.
Yếu tố cuối cùng là chất lượng đội ngũ nhân lực ngành chứng khoán ngày một nâng cao, cùng với sự minh bạch thông tin ngày càng cải thiện sẽ tăng cường niềm tin cho nhà đầu tư khi tham gia thị trường.
Theo Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD), tính đến cuối tháng 6, có gần 2,5 triệu tài khoản chứng khoán trong nước đang giao dịch, tăng 7,1% so với cuối năm 2019.
ặc biệt, trong giai đoạn đầu năm, có 131.763 tài khoản được mở mới, trong đó 99% là các nhà đầu tư cá nhân trong nước. Con số này tương đương với khoảng 2,6% dân số, rất gần với mục tiêu 3% mà Chính phủ đưa ra.
Trên thực tế, số lượng tài khoản tăng không quan trọng bằng việc tài khoản active. Việc cho phép vừa mua vừa bán chứng khoán trong ngày (T 0) được xem là một giải pháp tối ưu trong việc "cởi trói" thanh khoản cho thị trường, nhưng qua nhiều năm vẫn chưa triển khai được. Là một thành viên thị trường, theo ông, việc triển khai cơ chế này đang bị vướng mắc ở đâu?
Tôi cho rằng việc thực hiện mua bán chứng khoán trong ngày là một lộ trình rất dài và nhiều khó khăn. Các thị trường chung quanh Việt Nam cũng phải mất rất nhiều thời gian để rút ngắn quy trình từ T 3 xuống T 2.
ơn cử, thị trường lớn như Nhật Bản cũng phải mất nhiều thời gian bắt đầu áp dụng T 2 từ tháng 7/2019. Hay Thái Lan cũng trải qua hàng chục năm áp dụng T 3 trước khi thực hiện T 2 từ tháng 3/2018.
Vấn đề đáng quan tâm của việc áp dụng cơ chế mua - bán T0 là khả năng quản lý rủi ro của các thành viên tham gia thị trường. Trong đó, rủi ro mất khả năng thanh toán là một trong những điểm đáng chú ý và cần tập trung.
Tôi cho rằng, các công ty chứng khoán cần phải nguồn lực xây dựng quy trình quản lý rủi ro một cách nghiêm túc, chặt chẽ để có thể vận hành trơn tru cơ chế T0.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang thúc đẩy các công ty chứng khoán đầu tư chiều sâu cho công nghệ giao dịch, thậm chí hướng tới mô hình robot thay nhân viên. Nhưng theo ông, đâu mới là "vũ khí" cạnh tranh thời đại mới của các công ty chứng khoán?
Hiện nay, các công ty chứng khoán có xu hướng đầu tư khá mạnh mẽ về hạ tầng công nghệ nhằm đảm bảo sự ổn định của hệ thống cũng như tăng cường khả năng tiếp cận với khách hàng. Tuy nhiên, tôi cho rằng, công ty chứng khoán cần duy trì những lợi thế cạnh tranh như sau:
Thứ nhất là tính linh hoạt của hệ thống công nghệ. i cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, sản phẩm đầu tư sẽ ngày càng trở nên đa dạng. Do đó, hệ thống cần phải linh hoạt và sẵn sàng để tích hợp thêm các sản phẩm mới, đón đầu xu hướng xu đầu tư.
Thứ hai là sự chuyên nghiệp và chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ. Cùng với sự phát triển của thị trường, các nhà đầu tư cả tổ chức và cá nhân đã tích lũy nhiều kinh nghiệm và kiến thức.
Do đó, đội ngũ cán bộ cần phải luôn luôn nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng và năng lực phục vụ, cũng như trao dồi đạo đức nghề nghiệp để phục vụ cho nhu cầu đầu tư ngày càng cao của khách hàng.
Tư vấn phát hành trái phiếu, lo công ty chứng khoán thêm "giấy phép con" Quy định tại dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 163/2018/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp dấy lên lo ngại công ty chứng khoán sẽ phải xin "giấy phép con" khi muốn cung cấp dịch vụ tư vấn phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Lo ngại công ty chứng khoán thêm "giấy phép con" Sự sôi động của thị trường...