Tăng sức đề kháng nhờ 7 loại thực phẩm quen thuộc
Hãy tự bảo vệ chính bạn trước những dịch bệnh ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại bằng cách tăng sức đề kháng cho cơ thể.
1. Một số loại nấm
Ăn nấm giúp cơ thể tăng sản xuất bạch cầu, một loại tế bào đống vai trò chủ chốt trong hệ miễn dịch tự nhiên của chúng ta. Nhờ vào đặc tính này, các món ăn có nấm thường được dùng để bồi bổ cho người bị nhiễm trùng.
Có nhiều loại nấm với thành phần dưỡng chất đa dạng, từ nấm rơm đến nấm maitake, chaga, và nấm Linh Chi đều thúc đẩy xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh. Các chuyên gia sức khỏe khuyên bạn nên ăn ít nhất 0,5kg nấm trong một quý (3 tháng) để đạt được mục đích tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Ảnh minh họa
2. Trà xanh
Trà xanh là một nguồn chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh, đặc biệt là catechin. Một số nghiên cứu đã tìm thấy rằng catechin có trong trà xanh có thể tiêu diệt các virus cúm và cảm lạnh thông thường nhờ khả năng tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Duy trì thói quen dùng trà xanh ấm hàng ngày giúp bạn tránh xa bệnh tật đồng thời còn là biện pháp thư giãn rất tốt cho sức khỏe tinh thần.
Ảnh minh họa
3. Trái cây họ cam, chanh
Video đang HOT
Các loại trái cây họ cam, chanh chứa nhiều vitamin C, một loại vitamin quý giá góp phần hoàn thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể và tăng sức đề kháng để chống lại bệnh tật. Chỉ cần dùng 1 ly nước cam hoặc nước chanh mỗi ngày cũng giúp bạn củng cố rào chắn tự nhiên của cơ thể trong việc chống lại các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh thông thường…
Cách tốt nhất để thưởng thức các loại trái cây họ cam quýt là ăn toàn bộ phần thịt của quả chứ không nên uống nước ép đóng chai vì các loại nước ép đóng chai thường làm thất thoát lượng vitamin C phong phú vốn có của các loại quả này.
Ảnh minh họa
4. Gừng
Trong các món ăn, gừng đóng vai trò như một loại gia vị làm tăng thêm vị cay và thơm ngon. Nhưng trong y học, gừng chứa nhiều hợp chất có khả năng chống viêm được gọi là gingerol. Các hợp chất này giúp giảm những triệu chứng của viêm khớp, viêm xương khớp và viêm khớp mãn tính, đồng thời tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Theo các nhà khoa học, gừng giúp cải thiện lưu thông máu có nghĩa là các cơ quan trong cơ thể sẽ nhận được nhiều giúp loại bỏ độc tố và virus. Nếu bạn đang cảm thấy không khỏe, hãy uống một ly nước ấm với vài lát gừng để cảm thấy tốt hơn.
Ảnh minh họa
5. Hành tây
Hành tây chứa nhiều allicin cũng như quercetin, những chất dinh dưỡng giúp phá vỡ kết cấu chất nhầy trong mũi và ngực của bạn (đờm) đồng thời thúc đẩy hệ thống miễn dịch làm việc hiệu quả hơn. Ngoài ra, vị cay của củ hành giúp tăng tuần hoàn máu tới các cơ và làm cho bạn đổ mồ hôi trong thời tiết lạnh để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, tăng khả năng đề kháng của cơ thể.
Dùng các món ăn chứa hành tây tươi trong vòng vài giờ sau khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh cảm lạnh hoặc cúm giúp tạo ra hiệu ứng miễn dịch mạnh mẽ, tăng tốc độ lành bệnh.
Ảnh minh họa
6. Bí ngô
Bí ngô rất giàu vitamin C và carotene. Hai chất dinh dưỡng này hoạt động bổ trợ cho nhau làm cho sức đề kháng của cơ thể tốt hơn, giảm nguy cơ mắc phải nhiều bệnh ung thư khác nhau. Đồng thời carotene cũng bảo vệ mắt và da khỏi tác động của tia cực tím cũng như góp phần duy trì hệ tim mạch khỏe mạnh.
Một loại carotene khác trong bí ngô có tên gọi là alpha-carotene, giúp làm chậm quá trình lão hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh do tuổi tác cao.
Ảnh minh họa
7. Tỏi
Mùi vị nồng của tỏi có thể khiến nhiều người khó chịu nhưng đó lại là dấu hiệu cho thấy loại gia vị quen thuộc này chứa hợp chất allicin. Allicin là một dường chất quý giúp kích thích khả năng hoạt động của hệ miễn dịch, thúc đẩy sự hoạt động của các tế bào bạch cầu tiêu diệt các virus gây bệnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Tỏi có khả năng tiêu diệt hiệu quả các rhinovirus con gây ra cảm lạnh, cảm cúm thông thường, và các virus gây ra các bệnh dịch đường hô hấp. Vì allicin được tiết ra nhiều nhất khi bạn cắt, nhai, hoặc nghiền tỏi nên khi nếu ăn bạn nên để tỏi tươi cắt nhỏ yên trong 10 phút rồi sau đó mới chế biến.
Theo Màn ảnh sân khấu
Lý do bạn nên ăn ít nhất một bữa cá mỗi tuần
Ăn ít nhất một bữa cá/tuần sẽ giúp tăng sức đề kháng của não bộ, một nghiên cứu vừa tiết lộ.
Cá được chế biến theo cách phi lê, nướng hoặc hấp... đều có tác dụng tăng chất xám, không phụ thuộc vào lượng axit béo omega-3 có trong các loại cá như thế nào. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y tế dự phòng của Mỹ.
Các chuyên gia sức khỏe đã công nhận tác dụng chống oxy hóa của các axit béo omega-3 trong việc cải thiện sức khỏe não bộ. Axit béo omega-3 được tìm thấy nhiều trong các loại cá, các loại hạt và một số loại dầu.
Nghiên cứu mới này cho thấy rằng những người có chế độ ăn uống bao gồm cả cá hàng tuần sẽ có phần khối lượng não bộ liên quan đến trí nhớ và nhận thức nặng hơn. Ngoài ra, nghiên cứu cũng phát hiện thêm những bằng chứng cho thấy lối sống, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi cũng góp phần ảnh hưởng đến sức khỏe của não bộ về sau này. Các nhà khoa học ước tính có hơn 80 triệu người bị mất trí nhớ vào năm 2040, và có thể trở thành một gánh nặng đáng kể cho gia đình và các tổ chức y tế.
Ăn ít nhất một bữa cá/tuần sẽ giúp tăng sức đề kháng của não bộ, một nghiên cứu vừa tiết lộ. Ảnh minh họa
Theo Tiến sĩ James Becker, giáo sư tâm thần học tại Đại học Y Pittsburgh "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng những người ăn một chế độ ăn uống bao gồm cá nướng hoặc hấp, không ăn cá chiên sẽ có vùng não liên quan đến bộ nhớ và khả năng nhận thức lớn hơn những người không hoặc ít ăn cá". Chúng tôi không tìm thấy mối quan hệ giữa mức độ omega-3 và những thay đổi ở não bộ. Đây là điều khiến chúng tôi khá ngạc nhiên. Nó dẫn chúng tôi đến kết luận rằng các yếu tố lối sống có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe não bộ ngoài đóng góp của chế độ ăn uống".
Tiến sĩ Cyrus Raji và nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 260 người. Họ cung cấp thông tin về chế độ ăn uống của mình và được cho tiến hành quét MRI não với độ phân giải cao. Trong vòng 10 năm, từ năm 1989, những người tham gia nghiên cứu được kiểm tra nhận thức 2 lần để xác định các yếu tố nguy cơ bệnh tim, nhất là với những người trên 65 tuổi. Tiến sĩ Raji cho biết: "Những người tham gia cần trả lời bảng câu hỏi về thói quen ăn uống của họ, chẳng hạn như ăn bao nhiêu cá và chế biến món cá như thế nào".
Cá nướng hoặc hấp sẽ có hàm lượng omega-3 cao hơn so với cá chiên, vì các axit béo bị phá hủy ở nhiệt độ chiên, vì vậy, chúng tôi đã xem xét và kiểm tra chụp cắt lớp não của họ.
Các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng những người đã ăn cá nướng hoặc cá hấp ít nhất một lần một tuần sẽ có khối lượng chất xám lớn hơn trong khu vực não chịu trách nhiệm cho bộ nhớ cao hơn 4% và 14% về mặt nhận thức. Những người ăn cá cũng có khả năng học tập tốt hơn so với những người không ăn cá thường xuyên.
Tuy nhiên, nghiên cứu không phát hiện có sự khác biệt nào giữa não và nồng độ omega-3 trong máu. Tiến sĩ Becker giải thích: "Điều này cho thấy các yếu tố lối sống, trong trường hợp này ăn cá, chứ không phải yếu tố sinh học góp phần vào việc thay đổi cấu trúc trong não. Một hợp lưu của các yếu tố lối sống có khả năng chịu trách nhiệm về sức khỏe của não tốt hơn. Nếu chất này được dự trữ tốt thì sẽ có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn các vấn đề nhận thức có thể xảy ra sau này trong cuộc sống".
Theo Trí Thức Trẻ
Dưa hấu tốt cho người bệnh thủy đậu Các chuyên gia cho biết, ăn dưa hấu mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh thủy đậu. Vì các thành phần dinh dưỡng chứa trong loại trái này có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch, giữ cho cơ thể mát mẻ trong trong thời gian ủ bệnh, đồng thời còn tiêu diệt virus gây bệnh. Dưa hấu tốt cho người...