Tăng sốc 96%, đổ tiền vào công ty Việt này, nhà đầu tư thu lãi ‘khủng’ sau vài tuần
Chỉ trong vòng vài tuần ngắn ngủi, mã cổ phiếu SDJ của Công ty Cổ phần Sông Đà 25 tăng vọt lên tới 96%.
Nếu đón đầu được làn sóng tăng giá mạnh của mã cổ phiếu SDJ, nhiều nhà đầu tư chắc chắn đã “vớ bẩm”. Nguyên nhân là do từ ngày 25/10 tới chốt phiên giao dịch ngày 5/11, mã cổ phiếu này đã tăng vọt tới 96%, từ mốc 4.800 đồng/cp lên tới 9.400 đồng/cp.
Trước đó, trong phiên 25/10, mã này bất ngờ giảm sàn và mất tới 40% (từ 8.000 đồng/cp xuống 4.800 đồng/cp) giá trị sau gần 1 năm không có giao dịch.
Tiền thân của Công ty cổ phần Sông Đà 25 là Công ty xây lắp công nghiệp Thanh Hóa được thành lập theo quyết định ngày 08/12/1971 của UBND tỉnh Thanh Hóa. Công ty hoạt động dưới hình thức CTCP từ ngày 01/01/2006. Ngành nghề kinh doanh: xây dựng nhà các loại; bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng…
Video đang HOT
Theo Dân Trí, cho đến nay, doanh nghiệp này vẫn chưa công bố báo cáo tài chính các kỳ kinh doanh của năm 2019.
Theo số liệu năm 2018, doanh nghiệp này đạt 90,4 tỷ đồng doanh thu thuần, lãi trước thuế vỏn vẹn hơn 34 triệu đồng và lãi sau thuế chưa tới 15 triệu đồng (năm trước đó, SDJ có lãi hơn 2,1 tỷ đồng). Đặc biệt là tại ngày 31/12/2018, SDJ lỗ luỹ kế gần 53 tỷ đồng.
Thu Hà
Theo vietq.vn
6 điểm nhất định phải biết trước khi lao theo bắt đáy cổ phiếu FTM
Chúng tôi cho rằng, trước khi rót tiền "bắt đáy" cổ phiếu FTM, nhà đầu tư cần phân tích kỹ lưỡng về hoạt động kinh doanh của công ty. Liệu rằng, việc sản xuất bình thường có đủ để giúp công ty qua giai đoạn khó khăn của ngành sợi và trả nợ được cho ngân hàng không.
Đến giờ thì chắc ai cũng đã rõ, game margin của FTM vỡ trận là nguyên nhân chủ đạo dẫn đến chuỗi 26 phiên sập sàn liên tiếp và kể cả sau nỗ lực mời một số bên liên quan đến thăm nhà máy Thái Bình của Fortex thì cổ phiếu này vẫn không thoát lệnh chất bán giá sàn phiên sáng nay, 23/9/2019.
Theo dõi diễn biến cổ phiếu FTM những phiên vừa qua, chúng tôi nhận thấy có không ít lệnh bắt đáy của các nhà đầu tư. Tuy vậy, bắt đáy không thành công khiến những nhà đầu tư mạo hiểm thua lỗ tiếp. Chúng tôi xin tổng hợp 6 điểm mà nhà đầu tư nên nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi bắt đáy cổ phiếu FTM.
-Thứ nhất: Đến giờ thì chắc ai cũng đã rõ, game margin của FTM vỡ trận là nguyên nhân chủ đạo dẫn đến chuỗi 26 phiên sập sàn. "Game" của FTM được giới đầu tư bắt bài như sau: Những cổ đông lớn cũ muốn "đổ vỏ" cho công ty chứng khoán=> lập ra ~10 tài khoản và 10 tài khoản này mua lại cổ phần của cổ đông lớn cũ, bằng 1 phần tiền mặt và 1 phần tiền margin. Thống kê của các công ty chứng khoán cho biết, dư nợ margin cổ phiếu FTM là khoảng 200 tỷ.
-Thứ hai: Hoạt động kinh doanh của Fortex có sự khó khăn khi ngành sợi gặp khó, đặc biệt là khó khăn ở thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc. 6 tháng đầu năm 2019 công ty bị thua lỗ và theo lẽ thường thì cổ phiếu FTM sẽ rơi vào diện không được giao dịch ký quỹ => Các công ty chứng khoán phải cắt margin cổ phiếu FTM và những tài khoản dùng vốn vay margin tại các công ty chứng khoán phải bán ra để đảm bảo tỷ lệ ký quỹ => Bán mà không ai mua khiến cổ phiếu FTM giảm sàn và liên tục gây áp lực margin call lên các tài khoản dùng vốn vay margin. Lực bán ra ào ạt khiến FTM giảm sàn 27 phiên liên tiếp.
-Thứ ba: FTM có tổ chức chuyến tham quan nhà máy sản xuất tại Thái Bình với mong muốn cho nhà đầu tư thấy được công ty đang sản xuất bình thường. Thực tế là công nhân vẫn đang sản xuất.
-Thứ tư: Dù nhà đầu tư có thể yên tâm hơn một chút khi nhà máy Fortex đang hoạt động bình thường nhưng trước khi đầu tư cần nhớ, FTM đã từng có văn bản giải thích tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm thua lỗ là do tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung khiến ngành sợi gặp khó. Theo phân tích báo cáo tài chính FTM của chúng tôi thì biên lãi gộp của FTM chỉ còn 2,28% trong 6 tháng đầu năm 2019 so với con số 11,6% cùng kỳ năm 2018.
-Thứ năm: Với thị giá cổ phiếu hiện tại, vốn hoá của FTM chỉ còn ~180 tỷ đồng. Nếu thật sự thống kê về giá trị tài sản cố định của FTM là có cơ sở tin cậy thì hiện vốn hoá chỉ còn khoảng 1/3 giá trị tài sản cố định.
-Thứ sáu: Trong khi biên lãi gộp xuống mức cực thấp và doanh thu cũng sụt giảm sâu thì Fortex lại đang vay nợ dư nợ phải trả cuối quý 2/2019 là 1.178 tỷ đồng trong đó dư nợ vay và thuê tài chính ngắn hạn là 476,6 tỷ và dài hạn là 243,1 tỷ đồng. Chi phí lãi vay 6 tháng đầu năm 2019 lên đến hơn 32 tỷ đồng. Vì vậy, một trong những điểm lớn nhà đầu tư cần quan tâm nếu muốn bắt đáy FTM là công ty chống chọi được bao lâu với khó khăn trong kinh doanh khi chi phí cho nhà máy, cho trả lãi vay...là gánh nặng lớn?
Bên bị thiệt hại nhiều nhất trong chuỗi giảm sàn của FTM tất nhiên là các công ty chứng khoán, các nhà đầu tư nhỏ lẻ đã mua cổ phiếu FTM trước chuỗi giảm và không bán được và các nhà đầu tư đã tham gia bắt đáy cổ phiếu FTM trong chuỗi giảm với hy vọng ăn dày. Chúng tôi cho rằng, trước khi rót tiền "bắt đáy" cổ phiếu FTM, nhà đầu tư cần phân tích kỹ lưỡng về hoạt động kinh doanh của công ty. Liệu rằng, việc sản xuất bình thường có đủ để giúp công ty qua giai đoạn khó khăn của ngành sợi và trả nợ được cho ngân hàng không. FTM có còn đáng giá hay không phụ thuộc vào việc công ty có kiếm đủ để trang trải nợ nần, lãi vay ngân hàng hay không và có tìm được thị trường khác bổ trợ cho thị trường TQ đang bị ảnh hưởng nặng nề hay không.
Hải An
Theo Trí thức trẻ
Sốc: Một doanh nghiệp "bí ẩn", thua lỗ nhưng cổ phiếu "bốc đầu" tăng 96% Chỉ trong khoảng 1 tuần giao dịch vừa qua, cổ phiếu SDJ của Sông Đà 25 đã tăng giá tới 95,8% từ mức 4.800 đồng lên mức giá hiện tại. Mã này diễn biến "giật cục" và khó hiểu trong bối cảnh số liệu tài chính, kết quả kinh doanh không được cập nhật, lỗ luỹ kế hàng chục tỷ đồng. Tiếp tục...